Thành phần thực vật trong các điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của con người đến thảm thực vật, ở xã văn hán, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 52)

STT Ngành thực vật Họ Chi Loài Số họ Tỷ lệ % Số chi Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ % 1 Thông đất (Lycopdiophyta) 2 2.74 3 1.60 5 2.40 2 Cỏ bút tháp (Equisetophyta) 1 1.37 1 0.54 2 0.96 3 Dương xỉ (Polypodiophyta) 4 5.48 7 3.72 12 5.77 4 Hạt trần (Gymnospermae) 3 4.10 2 1.06 2 0.96 5 Hạt kín (Angiospermatophyta) 63 86.31 175 93.08 187 89.90 Lớp hai lá mầm (Dicotyledoneae) 48 65.76 155 82.45 162 77.88 Lớp một lá mầm (Monocotyledoneae) 15 20.55 20 10.63 25 12.02 Tổng số 73 100% 188 100% 208 100%

Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ các Taxon trong các ngành của hệ thực vật ở KVNC

Kết quả trong bảng bảng 4.1 và biểu đồ 4.1, cho thấy ưu thế hoàn toàn thuộc về ngành Hạt kín (Angiospermatophyta), ngành này có số loài 187 chiếm 89,90%, 175 chi chiếm tới 93.08, 63 họ chiếm 86.31%. Tiếp đến là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 12 loài (5.77%) thuộc 7 chi (3.72%), 4 họ (5.48%). Ba ngành còn lại thấp nhất là ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), chỉ có 2 loài (0.96%), 1 chi (0.54%), 1 họ (1.37%); Ngành Thông đất (Lycopdiophyta) với 5 loài (2.40%), 3 chi (1.60), 2 họ (2.47%); Ngành Hạt Trần (Gymnospermae) có 2 loài (0.96%) thuộc 2 chi (1,06%), 3 họ (4,10%).

Như vậy, ngành Hạt kín (Angiospermatophyta) chiếm ưu thế và phân bố rộng trong phạm vi diện tích khu vực nghiên cứu.

4.1.2. Các trạng thái thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu

Qua điều tra tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng thảm thực vật nguyên sinh hiện nay đã không còn, thay vào đó là các thảm thực vật thứ sinh bao gồm cả rừng trồng và rừng tái sinh tự nhiên phân bố xen kẽ. Trong đó rừng trồng chiếm hơn 90% diện tích đất lâm nghiệp.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Họ Chi Loài tỷ l ệ % Lycopdiophyta Equisetophyta Polypodiophyta Gymnospermae Magnoliophyta

4.1.2.1. Rừng trồng

Là những khoảnh rừng được trồng thông qua các dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng của Nhà nước, của Tỉnh, gồm có:

- Rừng trồng thuần loài, chỉ có một loài, như: rừng Keo tai tượng (Acacia mangium), rừng Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), rừng Mỡ (Manglietia conifera Dandy), Bạch đàn (Eucalyptus), Nứa (Schizostachyum aciculare), Vầu (Indosasa crassiflora).

- Rừng trồng hỗn loài: Bạch đàn (Eucalyptus) + Keo tai tượng (Acacia mangium).

4.1.2.2. Thảm thực vật tự nhiên

Theo khung phân loại thảm thực vật theo đặc điểm ngoại mạo của UNESCO (1973), tại khu vực nghiên cứu có các trạng thái thảm thực vật như sau:

I.A.1.1. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp I.A.1.1.1 Rừng cây gỗ lá rộng

Là một dạng thoái hoá do khai thác kiệt. Hiện nay còn một khoảnh diện tích mỗi khoảnh khoảng 3-5 ha và được bảo vệ nghiêm ngặt ít bị tác động, có cấu trúc đặc trưng của rừng nhiệt đới mưa mùa. Thành phần loài thực vật rất đa dạng, bao gồm cả các loài cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh, cây định vị. Có một số loài cây gỗ lớn, chiều cao từ 15m - 25m, đường kính dao động từ 35cm - 50cm, như: Trám trắng (Canarium album), Trám chim (Canarium tonkinense), Máu chó (Knema globularia), Chò nâu (Dipterocarpus tonkinensis), Vàng anh (Saraca dives)… cá biệt có một vài cá thể Gội (Agalia sp.), Lát thuộc họ Xoan (Meliaceae) cao tới 25m và đường kính 80cm - 100cm, Nang trứng (Hydrocarpus sp.) cao 20m, đường kính 50cm, Lim (Erythrophleum fordii Oliver), Nghiến (Burretiodendron hsienmu) đường kính 65- 85cm. Các cây gỗ tạo ra độ tàn che lớn khoảng 90%. Tầng cây bụi chủ yếu là cây tái sinh tự nhiên còn non, phân bố

rải rác. Thảm tươi có thành phần loài nghèo nàn gồm các loài thuộc họ Cỏ (Poaceae), Dương xỉ (Polypodiaceae), dây leo ít.

I.A.1.1.2 Rừng nứa xen cây gỗ

Là trạng thái do kết quả của việc khai thác gỗ củi quá mức hình thành nên, phân bố chủ yếu trên độ cao 150-200m. Trong trạng thái này, cây gỗ có mật độ thưa với thành phần chính là: Bồ đề (Styrax tonkinensis), Ràng ràng (Ormosia balansae), Hu đay (Trema orientalis), Ngát (Gironniera subaequalis), Bứa (Garcinia boni), Tai chua (Garcinia cowa), Sau sau (Liquidambar formosana)...

II.A.1.1. Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp II.A.1.1.1 Rừng cây gỗ là rộng

Là rừng phục trên đất nương rẫy bỏ hoang, phân bố ở sườn núi trên độ cao từ 100-200m. Thành phần chủ yếu là: Bồ đề (Styrax tonkinensis), Ràng ràng (Ormosia balansae), Hu đay (Trema orientalis), Re (Cinnamomumsp.), Sau sau (Liquidambar formosana), Lá nến (Macaranga denticulata), Sơn rừng (Toxicodendron succcedanea), Trâm (Syzygiumsp), Bời lời (Litseasp.).

II.A.1.1.2 Rừng nứa xen cây gỗ

Rừng nứa (Neohouzeana dullosa) được hình thành sau nương rẫy bỏ hoang, thành phần cây gỗ cũng chủ yếu là các loài cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh như: Bồ đề (Styrax tonkinensis), Lá nến (Macaranga denticulata), Hu chanh (Alangium kurzii), Sau sau (Liquidambar formosana); các loài có đời sống dài như: Dẻ gai (Castanopsissp), Trâm (Syzygium.sp.), Trám (Canarium allbum), …

II.A.1.1.3 Rừng nứa, vầu

III. A.1.1. Thảm cây bụi thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp

Phân bố ở độ cao dưới 100 m, các thảm cây bụi này gồm các quần xã có hay không có cây gỗ có hai số trạng thái: Thảm cây bụi thấp sau nương rẫy, thảm cây bụi cao sau nương rẫy; mỗi một trạng thái có thời gian phục hồi khác nhau, tổ thành thực vật chủ yếu thuộc 3 họ: họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cỏ (Poaceae) và họ Cà phê (Rubiaceae). Cây gỗ chủ yếu là các loài tiên phong, ưa sáng như Ba soi (Macaranga denticulata), Bời lời vòng (Litsea verticillata), Hu đen (Commersonia bartramia),Thầu tấu (Aporoza dioica), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Hoắc quang (Wendlandia paniculata). Ngoài ra còn gặp một số họ khác như Họ Na (Annonaceae), họ Trôm (Sterculiaceae), họ Cam (Rutaceae). Cây bụi chủ yếu là các loài thuộc họ Mua (Melastomataceae), họ Sim (Myrtaceae).

IV.A.1.1. Thảm cỏ

Thảm cỏ dạng lúa trung bình với các ưu hợp Lách (Saccharum spontaneum), Cỏ tranh (Imperata cylindrrica), Chít (Thysanolaena maxima).

Nhận xét: Theo khung phân loại thảm thực vật theo đặc điểm ngoại mạo củaUNESCO (1973), tại khu vực nghiên cứu có các kiểu thảm thực vật như sau: Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp; Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp; Thảm cây bụi thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp; Thảm cỏ.

4.2. Đa dạng về cấu trúc và hình thái của các trạng thái thảm thực vật

Nghiên cứu về cấu trúc quần xã có ý nghĩa cho việc tìm hiểu về sự phân bố của thực vật trong quần xã và sự biến động của nó. Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu cấu trúc không gian thẳng đứng của các trạng thái thảm thực vật ở KVNC. Các kiểu thảm thực vật tại KVNC có cấu trúc được trình bày trong bảng 4.2:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của con người đến thảm thực vật, ở xã văn hán, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 52)