Số hộ tham gia canh tác nhương rẫy theo thành phần dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của con người đến thảm thực vật, ở xã văn hán, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 82)

Thời gian Số hộ CTNR theo thành phần dân tộc Tổng Nùng Sán chỉ Tày Khác * SL % SL % SL % SL % SL % 1980 - 1990 18 36 20 40 8 16 4 8 50 100 1990- 2000 11 32 17 50 5 15 1 3 34 100 2000 - 2010 2 16,6 1 8,3 0 0 0 0 12 100 2010 - nay 0 0 0 0 0 0 0 0 0 100 Cộng 31 84,6 38 98,3 13 31 5 11 96 100

Trong các hộ điều tra chúng tôi thấy: Dân tộc Sán Chỉ có tỷ lệ canh tác nương rẫy (CTNR) cao nhất chiếm 98,3%, thấp hơn là dân tộc Nùng chiếm 84,6%, Tày chiếm 31% và một số dân tộc khác chiếm 11%. Số hộ CTNR giảm dần qua các năm là có sự quản lý của Nhà nước và chính quyền địa phương ngày càng chặt chẽ hơn, chính sách giao đất rừng đến từng hộ dân, mức sống được nâng cao, đói nghèo giảm.

Khi mật độ dân số còn thấp, thời gian bỏ hóa dài trên 10 năm, hệ canh tác truyền thống còn là một phương thức bền vững; nhưng ngày nay, dân số tăng lên nhanh, diện tích rừng tự nhiên đã thu hẹp lại. Những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có những chính sách để giảm thiểu hoạt động CTNR như: Những nỗ lực rất lớn nhằm ưu tiên cho sự phát triển nông thôn miền núi, xóa đói giảm nghèo cho các cộng đồng dân tộc đang gặp khó khăn ở vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đã xuất hiện không ít những trở ngại liên quan tới đời sống, văn hoá của người dân tộc. Có thể điểm qua một số nét chính như sau:

Luật đất đai: Không chính thức thừa nhận quyền sở hữu đất đai theo phong tục, tập quán. Các chính sách giao đất, giao rừng theo Nghị định 01 và 02 của Chính phủ đã được triển khai ở nhiều nơi và bước đầu đã thu được những kết quả quan trọng, tạo động lực thu hút người dân tham gia vào công tác quản lý,

bảo vệ và phát triển vốn rừng ở nước ta trong những năm qua. Tuy nhiên, do nhiều cản trở về phương pháp tiến hành và nhận thức của người dân tộc nên tới nay ở nhiều nơi quyền sử dụng đất (QSDĐ) chính thức vẫn chưa được xác định. + Luật Bảo vệ và Phát triển rừng là hàng rào pháp lý hạn chế việc phát nương làm rẫy một cách tự do, giới hạn sự lựa chọn của cộng đồng về địa bàn canh tác.

+ Chính sách định canh định cư (ĐCĐC) và vùng kinh tế mới với những nỗ lực rất lớn nhằm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm… để ổn định nơi ở, khai hoang đồng ruộng, xây dựng thủy lợi, quy hoạch vùng nương rẫy… nhằm ổn định địa bàn canh tác, hạn chế du canh. Từ năm 2010 đến nay do công tác tổ chức quy hoạch phân vùng đất đai, công tác quả lý, tuyên truyền, qua thực tế người dân thấy trồng rừng, trồng một số cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn làm nương rẫy nên người dân địa phương không phá rừng làm nương rẫy trái phép, đồng bào chỉ thâm canh trên đất làm nương rẫy đã được quy hoạch cho nương rẫy.

4.5.1.7. Hoạt động khai thác khoáng sản

Hiện tượng khai thác khoáng sản trái phép trong địa bàn xã vẫn thường xuyên xảy ra. Khai thác khoáng sản trái phép không chỉ gây lãng phí tài nguyên khoáng sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về phá hủy nhiều diện tích đất rừng- thảm thực vật rừng, khai thác khoáng sản làm cho tình trạng ô nhiễm nước thải và chất thải rắn, tiếng ồn ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Một số nguồn nước chính đã bị ô nhiễm hóa chất rất nặng không thể phục vụ cho tưới tiêu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và động vật hoang dã sống trong rừng.

Theo thống kê, Văn Hán có 02 mỏ sắt tại xóm Vân Hán và Thịnh Đức 1, và một số mỏ sắt khác nằm rải rác trên địa bàn xã. Năm 2016, tại Hòa Khê 2 của xã xuất hiện tình trạng khai thác khoáng sản (vàng) trái phép trên diện tích đất rừng rộng, có nhiều lán trại được dụng lên người khai thác trái phép mượn danh nghĩa

là san đồi, cải tạo đất trồng cây rừng, cây ăn quả. Hậu quả từ việc khai thác vàng để lại rất lớn, biểu hiện của các tác động này là nhiều diện tích rừng bị tác động nghiêm trọng do đào bới tìm kiếm, rất nhiều đường mòn xuất hiện trong các khu rừng đã làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng nơi sinh sống của các loài thực vật, động vật bị phá hủy bởi các hoạt động đường mòn vận chuyển trong rừng và xây dựng lều lán đào bới trên diện rộng. Ngoài ra, khai thác vàng đã làm gây ô nhiễm nguồn nước sông suối, đặc biệt là nguồn nước bị nhiễm bởi các chất hóa học dùng tách chiết lấy vàng. Việc khai thác vàng còn ảnh tới an ninh trật tự của đại phương. Trong 6 tháng đầu năm 2016 đã lập biên bản trục xuất 2 máy xúc, tiêu huỷ 1 máy nghiền đá và 2 máy bơm nước đang hoạt động khai thác vàng trong rừng và tiêu hủy bỏ các lán trại.

Thực hiện kế hoạch, phương án truy quét các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép của UBND huyện. UBND huyện đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và đội liên ngành của huyện thường xuyên nắm bắt tình hình, duy trì kiểm tra, truy quét khoáng sản tại địa bàn xã, tập trung các khu vực: Hòa Khê 1. Hòa Khê 2, Ba Quà, Phả Lý.

4.5.1.8. Khai thác lâm sản ngoài gỗ

LSNG là một tiềm năng và đóng vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân, đặc biệt là đối với những người dân sống trong và xung quanh rừng. Giá trị kinh tế, xã hội và sinh thái của LSNG thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như: cung cấp lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho ngành thủ công, dược liệu… Đối với người dân sống gần rừng, họ có thể kiếm được nhiều loại thức ăn ở trong rừng như thịt thú rừng, chim rừng, các loại rau, củ, quả, măng… Bên cạnh đó, một số LSNG có giá trị được đem bán, bổ sung vào tổng thu nhập của HGĐ, đồng thời giúp cải thiện nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ (LSNG) ở KVNC rất đa dạng và phong phú, giá trị từ nguồn LSNG mang đem lại cho con người ở đây cũng rất nhiều. Chính vì thế, rừng luôn là nguồn cung cấp dồi dào cho cuộc sống của con người. Do đó, tình trạng khai thác LSNG tại KVNC vẫn đang diễn ra như nhóm cây ăn được (rau, củ, quả), cây dược liệu…

Tại KVNC chúng tôi tiến hành điều tra 5 thôn, kết quả trình bày bảng 4.13:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của con người đến thảm thực vật, ở xã văn hán, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)