Thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật KVNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của con người đến thảm thực vật, ở xã văn hán, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 60 - 71)

Qua số liệu bảng 4.4 và hình 4.2 cho thấy, thành phần dạng sống của hệ thực vật trong KVNC là:

SB = 63Ph + 5,76Ch + 9,13He + 9,61Cr + 12,5Th

Kết quả xác định thành phần dạng sống trong từng trạng thái thảm thực vật được trình bày tại 4.5 và hình 4.3:

Bảng 4.5. Thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật KVNC Dạng Dạng sống Rừng tái sinh 50-60 năm Thảm cây bụi 1 năm tuổi Thảm cỏ 2-3 năm Rừng keo 7-8 năm Rừng mỡ 14 năm Rừng thông 20 năm Số loài Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ % Ph 82 73.87 79 57.66 24 36.92 80 73.39 73 73.74 90 76.27 Ch 3 2.70 7 5.11 7 10.76 4 3.66 0 0 2 1.69 He 8 7.20 19 13.86 14 21.53 6 5.50 5 5.05 7 5.93 Cr 10 9.00 13 9.48 9 13.84 14 12.84 13 13.14 12 10.16 Th 8 7.20 19 13.86 11 16.92 5 4.58 8 8.08 7 5.93 Tổng 111 100 137 100 65 100 109 100 99 100 118 100

Hình 4.3. Biểu đồ hành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật

4.4.1. Đa dạng về thành phần dạng sống ở rừng tái sinh50 - 65 năm

Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 73,87% gồm 82 loài: Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss), Đinh (Markhamia stipulata), Trám trắng (Canarium album Raeusch.), Táu (Vatica ordorta (Griff.), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum (DC.), Chẹo (Engelhardtia chrysolepis Hance), Giổi thơm (Tsoongiodendron odorum), Kháo (Cinnamomum glaucescen (Ness) Drury.), Xoan ta (Melia azedarach L.)...

Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm tỷ lệ ít nhất 2,70% gồm 3 loài: Thanh táo (Justicia gendarussa Burm.f), Xương cá (Canthium diccoum (Gaertn.) Merr.), Lài trâu (Tabernaemontana bovina).

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 7,20% gồm 8 loài: Tai đá (Pellionia repens), Dong rừng (Phrynium placentarium), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Cỏ quản bút (Equisetum ramosissimum)...

Nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm 9.00% gồm 10 loài: Củ bình vôi(Stephania rotunda Lour.), Ráy leo (Pothos repens (Lour.) Druce), Gừng (Zingiber oƒƒicinale Rose), Sa nhân ké (A. xanthioides)…

Nhóm cây một năm (Th) chiếm 7,20 % gồm 8 loài: Cỏ ba cạnh (Scleria radula Hance.), Kiết (Carex balansae Nees), Xôn dại (Salvia plebeia)…

4.4.2. Đa dạng về thành phần dạng sống ở thảm cây bụi

Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 57,66% gồm 79 loài: Sau sau (Liquidambar formosana), Màng tang (Litsea cubeba), Thành ngạnh

nam (Cratoxylum cochinchinense), Súm nhọm (Eurya acuminata DC), Ba chạc (Euodia lepta (Spreng.) Merr), Đơn nem(Maesa perlarius (Lour.) Merr.), Chẹo tía (Engelhardtia roxburghiana Wall.)…

Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 5.11% gồm 7 loài: Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Thanh táo (Justicia gendarussa), Lài trâu (Tabernaemontanapauciflora)…

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 13,86% gồm 19 loài: Bòng bong (Lygodium flexuosum), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ lá tre (Oplismenus compositu), Tóc vệ nữ (Adiantum capillus- veneris), Thông đất (Lycopodium cernum)...

Nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm 9.48% gồm 13 loài: Guột (Dicranopteris lineari), Sắn dây (Pueraia montana), Mộc tặc (Equisetum diffusum D. Don), Khế rừng (Rourea minor ss. Microphylla)...

Nhóm cây một năm (Th) chiếm 13.86% gồm 19 loài: Cỏ rác (Microstegium vagans), Dền gai (Amaranthus spinosus), Cỏ hôi (Synedrella nodiflora), Đơn buốt (Bidens pilosa)...

4.4.3. Đa dạng về thành phần dạng sống ở thảm cỏ

Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 36.92% gồm 24 loài: Cải trời (Blumea lacera), Rau sam (Portulaca oleracea), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoide), Dền gai (Amaranthus spinosus), Sừng trâu (Strophanthus sp), Ngải cứu (Artemisia

sp), Cỏ lào (Eupatorium odoratum L.)...

Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 10.76% gồm 7 loài: Cỏ lào (Eupatorium odoratum L.), Ké hoa vàng (Sida rhombiƒolia L.), Xương cá (Canthium diccoum

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 21.53% gồm 14 loài: Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus), Mua tép (Osbeckia chinensis), Nhân trần (Adenosma caeruletum R. Br.), Răng cưa (Lindernia ciliata (Colsm.) Pernn.), Thiên niên kiện (Homalonema occulta

(Lour.) Schott.)…

Nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm 13.84% gồm 9 loài: Guột (Dicranopteris lineari), Thài lài (Commelina benghalensis L.), Trai (Tradescantia spatheacea Sw.)...

Nhóm cây một năm (Th) chiếm 16.92% gồm 11 loài: Cỏ hôi (Synedrella nodiflora), Cói (Carex indica L.), Cỏ ba cạnh (Scleria radula Hance.), Cải trời (Blumea lacera), Sơn hoàng (Blainvillea acmella)...

4.4.4. Đa dạng về thành phần dạng sống ở rừng keo tai tượng

Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 73.39% gồm 80 loài: Màng tàng (Litsea cubeba), Thông ba lá (Pinus kesyia Royle ex Gordon), Sơn tuế (Cycas alansae

Warb.), Dây gắm (Gentum latifolium (Bl.) Margf.), Sừng trâu (Strophanthus sp.), Nhọc (Polyalthia sp.), Đinh (Markhmaia stipulata (Wall.) Seem.ex. schum), Bông gòn (Ciba pentandra (L.) Gaerth.), Dây gối (Celastrus orbiculatus

Thumb)…

Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 3.66% gồm 4 loài: Cỏ lào (Eupatorium odoratum L.), Ké hoa vàng (Sida rhombiƒolia L.), Thanh táo (Justicia gendarussa Burm.f)…

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 5.50% gồm 6 loài: Bòng bong leo (Lygodium scandens), Bòng bong lá nhỏ (Lygodium microstachyum Desv.), Tóc vệ nữ (Adiantum capillus - veneris L.), Dớn đen (Adiantum flabellulatum)…

Nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm 12.84% gồm 14 loài: Sắn dây rừng (Pueraria montana (Lour.) Merr.), Củ dòm (Stephania tetradra S. Moore), Trai (Tradescantia spatheacea Sw.), Thài lài (Commelina benghalensis L.)…

Nhóm cây một năm (Th) chiếm 4.58% gồm 5 loài: Ráy (Alocasia macrorrhiza), Cói (Carex indica L), Cỏ ba cạnh (Scleria radula Hance.), Chuối rừng (Musa sp.), Dứa núi (Pandanus humilis Lour.).

4.4.5. Đa dạng về thành phần dạng sống ở rừng mỡ

Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 73.74% gồm 73 loài: Vầu (Bambusa nutans Wall. ex. Munro), Cỏ mật (Erichloa vilosa (Thumb.) Kunth), Nứa (Neohouzeana dullosa A. Camus), Hương bài (Dianella ensiƒolia (L.) DC.), Cậm cang gai (Smilax ƒerox Wall. ex. Kunth), Bách hộ (Stemona tuberosa Lour.)…

Nhóm cây chồi sát đất (Ch) trong dạng này không gặp được loài nào trong khu vực nghiên cứu.

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 5.05% gồm 5 loài: Quyết lá dừa (Blechnum orientale L.), Quán chúng (Woodwardia unigemmata L.), Bòng bong lá nhỏ (Lygodium microstachyum Desv.), Quyết đuôi xẻ (Pterisnmultfida poir.),

Tóc vệ nữ cứng (Adiantum unduratum H. Christ.).

Nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm 13.14% gồm 13 loài: Củ bình vôi (Stephania rotunda Lour.), Củ dòm (Stephania tetradra S. Moore), Củ mỡ (Dioscorea alata

L.), Của mài (Dioscorea persimilis Prain. & Burk.), Cậm cang gai (Smilax ƒerox

Wall. ex. Kunth), Gừng gió (Zingiber Zerumber (L.) Sm.)…

Nhóm cây một năm (Th) chiếm 8.08% gồm 8 loài: Hương bài (Dianella ensiƒolia (L.) DC.), Bướm trắng (Dendrobium phalaenopsis Fitzg.), Lá dong dại (Phrynium thorelli), Cỏ ba cạnh (Scleria radula Hance.)...

4.4.6. Đa dạng về thành phần dạng sống ở rừng thông

Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm tỷ lệ cao nhất 76.27% gồm 90 loài: Cau (Areca catechu L.), Dây chìa vôi (Cissus reoens Lamk), Sung đất (Procris

sp.), Ba côi (Gironniera cuspidata (Blume), Vối thuốc (Schima wallichii (DC) Korth.), Hu đen (Commersonia bartramia L. Merr), Trường mật (Paviesia annamensis Pierre), Sẻn dai (Zanthoxylum acanthopodium DC.), Ba chạc (Euodia lepta (Spreng.) Merr)…

Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 1.69% gồm 2 loài: Ké hoa vàng (Sida rhombiƒolia L.), Vông vang (Abelmoschus moschatus Medicus).

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 5.93% gồm 7 loài: Thông đất (Lycopodium cernua (L.) Franco & vasc.), Tóc vệ nữ (Adiantum capillus - veneris L.), Bòng bong (Lygodium japonicum (thunb.) Sw.), Quyết lá dừa (Blechnum orientale L.)…

Nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm 10.16% gồm 12 loài: Củ bình vôi (Stephania rotunda Lour.), Thài lài (Commelina benghalensis L.), Trai (Tradescantia spatheacea Sw.), Sâm cau (Cuculigo capitulata (Lour.) Kuntze), Chuối rừng (Musa sp.), Móng bò dây (Bauhinia pyrrhoclada), Dây hạt bí (Dischidia acuminate)...

Nhóm cây một năm (Th) chiếm 5.93% gồm 7 loài: Hương bài (Dianella ensiƒolia (L.) DC.), Cỏ ba cạnh (Scleria radula Hance.), Cói (Carex indica L.), Cỏ chè vè (Miscanthus floridulus)...

4.5. Những tác động của con người đến thảm thực vật.

4.5.1. Những tác động tiêu cực của con người đến thảm thực vật

4.5.1.1. Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đến đất rừng và thảm thực vật rừng

Dân số tăng chủ yếu là do trình độ nhận thức của người dân còn kém, sinh đẻ chưa kế hoạch, phân biệt nam nữ. Khi dân số tăng tạo sức ép lớn đến tài nguyên đất. Trong gia đình nhân khẩu tăng, kéo theo diện tích đất làm nhà, mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp để đáp ứng nhu cấu sản xuất lương thực trong gia đình. Do vậy, dẫn đến diện tích đất, rừng dần bị thu hẹp qua các năm.

Dự báo trong những năm tiếp theo diện tích đất canh tác/ người vẫn tiếp tục tăng. Kèm theo đó là hiện tượng xói mòn, rủa trôi, khô hạn, sạt lở đất... đang xảy ra, làm cho nhiều ha diện tích đất tự nhiên bị suy thoái. Khi chúng tôi điều tra phỏng vấn người dân địa phương ở đây cho thấy, diện tích rừng của xã trước những năm 2000 diện tích rừng của toàn xã chiếm tới hơn 70% diện tích đất. Năm 2010,

diện tích rừng là 3723,2 ha chiếm tới 55,97% tổng diện tích tự nhiên, trong đó diện tích rừng tái sinh và rừng phòng hộ chiếm tới hơn 50% còn lại là rừng sản xuất. Ở những khu rừng tái sinh tự nhiên có nhiều loài cây gỗ quý như Lát, Re (Chukrasia tabularis), Kháo (Phoebe lanceolata), Đinh (Polyscias fruticosa) có đường đường kính 60cm -70cm. Từ những năm 2000 đến nay do năng xuất rừng tái sinh thấp không mang lại hiệu quả kinh tế cao, cùng với chính sách giao đất giao rừng và hỗ trợ vốn để trồng rừng sản suất nên người dân địa phương đã khai thác các khu rừng tái sinh để chuyển sang trồng rừng sản xuấtmang lại lợi nhuận về kinh tế cao hơn. Hiện nay trong khu vực nghiên cứu (KVNC) một số hộ gia đình vẫn còn giữ lại được một số khoảnh rừng tái sinh từ những năm 50, 60 của thế kỷ trước nằm rải rác trong xã.

Bảng 4.6. Tác động của gia tăng dân số đến diện tích đất ở giai đoạn 2010 - 2015 và dự báo đến năm 2020

TT Dân số Năm

2010

Năm 2015 Dự báo 2020 Diện tích

đất ở (ha) Tổng số Số người tăng Tổng số Số người tăng 2015 2020 1 Dân số (người) 9.822 10.738 916 11.740 1.918 4,58 9,59 2 Số hộ 2.546 2.753 207 3.010 464 3 Tỷ lệ phát triển dân số (%) trong đó 1,8 1,8 1,8 Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) 1,3 1,3 1,3 Tỷ lệ tăng cơ học (%) 0,5 0,5 0,5 4 Số người bình quân /hộ 4 4 4

(Nguồn: UBND xã Văn Hán)

Kết quả tại bảng 4.6 cho thấy, tỷ lệ phát triển dân số giai 2010 đến 2015 và dự báo đến năm 2020 là 1,8%. Năm 2010 dân số toàn xã 9.822 người, số hộ 2.753 đến năm 2015 dân số toàn xã 10.738 với 2.753 hộ. Sau 5 năm số người tăng 916 người, tăng 207 hộ. Nếu với mức phát triển dân số mỗi năm là 1,8% thì dự báo đến năm 2020 dân số toàn xã là 11.740 người với 3.010 hộ, tăng thêm 1.918 người và tăng 464 hộ. Như vậy sau 10 năm (2010-2020) dân số của toàn xã tăng thêm 2.834 người và tăng 771 hộ, nếu mỗi hộ dân cần khoảng 300m2 đất để làm nhà ở thì đất cần cho 771 hộ dân tăng thêm sẽ cần để làm nhà khoảng 23ha. Nếu giai đoạn 2020 đến 2030 với sự tăng dân số 1,8% thì số dân tăng thêm khoảng gần 5000 người và tăng thêm hơn 1000 hộ thì số đất cần cho các hộ tăng thêm hơn 30ha. Sự gia tăng dân số tạo nên sức ép rất lớn đến tài nguyên đất và tài nguyên rừng. Gia tăng dân số không những ảnh hưởng rất lớn đến quy hoạch sử dụng tài nguyên đất, tài nguyên rừng giải quyết chỗ ở, mà còn phải quy hoạch sử dụng tài nguyên đất nông lâm nghiệp xây dựng các cơ sở hạ tầng, vùng sản suất... để phục vụ cho đời sống dân sinh. Năm 2011 thu nhập bình quân đầu người là 11,5 triệu đồng/đầu người/năm, phấn đấu đến năm 2020 thu nhập bình

quân đầu người lên 23 triệu đồng/năm. Để đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao thì xã có chủ trương phấn đấu đến năm 2020 toàn xã đạt chuẩn nông thôn mới. Để đạt được tiêu chuẩn về nông thôn mới, trên địa bàn xã có quy hoạch tổng thể vấn đề sử dụng tài nguyên đất, tài nguyên rừng.

4.5.1.2. Tác động của sự gia tăng dân số đến các công trình công cộng

Với tỷ lệ tăng dân số của xã 1,8%, ngoài áp lực đến đất ở ra thì để đảm bảo và nâng cao đời sống sinh hoạt của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay xã đã có dự kiến quy hoạch các công trình công cộng như: chợ Văn Hán, khu thể thao xã, nhà văn hóa xã, bãi đỗ xe, tín dụng nhân dân, ki-ốt xăng dầu, trạm y tế, trường học... kết quả nghiên cứu trình bày tại bảng 4.7 và biểu đồ 4.4.

Bảng 4.7. Tác động của dân số đến tình hình sử dụng đất xã văn Hán năm 2020 TT Các hạng mục Năm 2010 Diện tích đất (ha) Năm 2020 Diện tích đất (ha) Diện tích tăng (ha) Diện tích giảm (ha)

1 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 700.93 1200.93 500.00

2 Đất rừng sản xuất 3723.02 3058.49 -664.53

3 Đất nông nghiệp khác 133.00 133.00

4 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 0.01 41.31 41.30

5 Đất cơ sở văn hóa 4.73 7.01 2.28

6 Đất giao thông 103.1 111.28 8.18

7 Đất thủy lợi 35.24 53.71 18.47

8 Đất cơ sở giáo dục- đào tạo 3.24 5.89 2.65 9 Đất khu dân cư nông thôn 91.65 114.59 22.94

10 Đất xử lý, chôn lấp chất thải 3.85 3.85

11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0.33 9.33 9.00

Hình 4.4. Biểu đồ dự báo tình hình sử dụng đất xã văn Hán

Bảng 4.7 và biểu đồ 4.4, cho thấy đến năm 2020 đất trên địa bàn xã đã có sự chuyển đổi mục đích sử dụng như: đất trồng cây công nghiệp lâu năm (cây chè) tăng 500ha, đất sản xuất nông nghiệp tăng 133ha, đất cơ sở kinh doanh sản xuất chế biến chè, chế biến lâm sản, gia công nông cụ sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt tăng 41.30, đất cơ sở văn hóa xây dựng, sân vận động, nhà văn hóa tăng 2.28ha, đất giao thông đường liên xóm tăng 8.18ha, đất thủy lợi tăng 18.47ha, đất trường học tăng 2.65ha, đất khu dân cư tăng 22.94ha, đất xử lý, chôn lấp chất thải 3.85ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa 9.00ha. Như vậy, dự báo trong 10 năm giai đoạn 2010-2020 diện tích đất phục vụ cho 10 hạng mục trên đã tăng lên 756ha.

Để có nước phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã và nuôi trồng thủy sản xã có dự kiến quy hoạch cải tạo và mở rộng diện tích mặt nước với 8 hồ trữ với diện tích khoảng 18ha tại các xã: Văn Hán 3,2ha, Thịnh Đức 2: 2,4 ha, La Đùm: 2,5 ha, Thịnh Đức 1: 1,58 ha, Hòa Khê 2: 1,95ha, Làng Cả: 2,12ha, Làng Hỏa: 0,56ha, La Củm:3ha.

Như vậy, trong giai đoạn 10 năm 2010-2020, để giải quyết vấn đề đời sống và môi trường sống cho 11.740 người, 3010 hộ dân trên địa bàn xã sẽ phải chuyển đổi 774ha đất từ đất lâm nghiệp sang để xây dựng mới và mở rộng 11 hạng mục tại bảng 4.5, việc chuyển đổi từ đất rừng sang các hạng mục đất sử dụng khác đồng nghĩa với việc sẽ có 774ha rừng đã bị phá hủy để phục vụ cho đời sống dân sinh. Nếu giai đoạn 2020-2030 với tốc độ gia tăng dân số là 1,8% thì sẽ tiếp tục phải chuyển đổi từ đất lâm nghiệp sang các hạng mục sử dụng khác ít nhất cũng khoảng 1000ha rừng sẽ bị mất đi. Do vậy để ổn định, nâng cao đời sống người dân địa phương đòi hỏi phải nâng cao năng xuất cây trồng vật nuôi để hạn chế việc chuyển đổi đất lâm nghiệp sang các giá trị sử dụng khác.

4.5.1.3. Hoạt động khai thác gỗ

Hoạt động khai thác gỗ là vấn đề hết sức phức tạp và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên rừng của Huyện cũng như xã Văn Hán nói riêng và nó vấn đề cấp bách cần được giải quyết ngay. Khi chúng tối tiến hành điều tra phỏng vấn người dân địa phương ở đây cho thấy, những cây gỗ lớn và quý có đường kính từ 1m - 2m hầu như là không còn và có thì còn rất ít như: Nghiến, Lim, Đinh, Táu… chúng xuất hiện rải rác trong các khu rừng tự nhiên. Sở dĩ có hiện tượng số lượng cây gỗ quý ngày càng giảm đi là do người dân địa phương ở đây đã khai thác gỗ để làm nhà, chuồng trại cho gia cầm (ngan, vịt, gà..), gia súc (trâu, bò, dê…), đặc biệt hơn là nạn chặt phá rừng trái phép với quy mô lớn, nhỏ xảy ra thường xuyên của lâm tặc.

Tại KVNC, người dân địa phương đa số là người Tày, người Sán Dìu, người Sán chỉ… Tập của người dân địa phương ở đây là làm nhà bằng gỗ dù nhà

to hay nhỏ nhà phải có 3 gian chính. Để có đủ số lượng gỗ làm nhà cần khoảng 40m3 gỗ tròn để làm nhà hoàn chỉnh, do đó họ đã phải vào rừng để khai thác cây gỗ tốt, to và thẳng để làm nhà.

Từ những năm 1990 trở về trước, khai thác gỗ chủ yếu để làm nhà của người dân thì số gỗ khai thác đã là nhiều nhưng cũng chưa ảnh hưởng nhiều đến tài nguyên rừng, mà nguyên nhân chính là sự lợi dụng để khai thác gỗ làm nhà để hợp lý hóa việc khai thác và buôn bán gỗ trái phép chụp lợi cho bản thân. Xã cũng đã tích cực phối hợp với lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương và đã bắt được vài vụ buôn bán vận chuyển gỗ lậu trái phép, số gỗ trái phép chúng tôi vẫn chưa tính được.

Tôi đã tiến hành điều tra, phỏng vấn 50 hộ gia đình đã từng khai thác gỗ, kết quả tổng hợp ở bảng bảng 4.8:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của con người đến thảm thực vật, ở xã văn hán, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)