Thông kê loại gia súc theo các phương thức chăn thả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của con người đến thảm thực vật, ở xã văn hán, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 79)

Loại gia súc Phương thức chăn thả Tổng Chăn dắt hoàn toàn Thả rông hoàn toàn Chăn dắt kết hợp thả rông Số hộ Số lượng gia súc (con) Số hộ Số lượng gia súc (con) Số hộ Số lượng gia súc (con) Số hộ Số lượng gia súc (con) Dê 2 8 9 45 9 4 20 57 Trâu 10 16 15 160 7 11 32 187 Bò 9 18 10 67 12 9 31 94 Lợn 3 12 0 0 0 0 3 12

Tổng 24 42 34 431 28 24 86 350

Trong 3 hình thức thả rông trên, thì thả rông hoàn toàn có tới 34 hộ với 431 con gia súc chiếm số lượng lớn. Gia súc được thả quanh năm trong rừng, có những hộ dân thì làm ngay lán trại trên rừng cho gia súc ở ngay tại rừng vài ngày họ lên kiểm tra. Hình thức thả rông hoàn toàn này đã lợi dụng thảm thực vật tự nhiên làm thức ăn cho gia súc và không mất công chăn thả. Tuy nhiên, hình thức chăn thả này lại ít có sự chăm sóc của con người nên việc vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sẽ không tốt, một khi có dịch bệnh thì chữa trị sẽ rất khó khăn vì thế hiệu quả chăn nuôi kinh tế sẽ không cao.

Hình thức chăn dắt hoàn toàn, có 24 hộ với số lượng 42 con, đòi hỏi nhu cầu về nhân lực và tốn kém về công sức nên số hộ thực hiện theo cách thức này ít. Họ phải đi theo gia súc từ lúc chăn thả đến khi lùa về chuồng trại khi trời tối. Hình thức chăn thả này người dân cũng dựa một phần vào thảm tự nhiên kết hợp có quản lý, chăm sóc của con người, nên hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn.

Chăn dắt kết hợp thả rông, có 28 hộ với số lượng 24 con, hình thức này chủ yếu người dân thả gia súc tại các thảm thực vật rừng, đến khi làm mùa vụ thì lùa gia súc về để cầy, bừa, sau đó lại thả gia súc tại khu rừng được giao khoán, đến mùa hoạch và mùa đông lại lùa về trong thời gian này gia súc được chăn dắt tại đồng ruộng khi thu hoạch xong hoa mầu. Hình thức chăn thả này cũng tạo hiệu quả chăn nuôi cao hơn.

Theo nhà sinh thái học Hoàng Chung, để tạo ra sinh khối khoảng 20/tấn/ha/năm cỏ tươi (đồng cỏ vùng núi) thì chỉ số diện tích bề mặt lá 2,5 - 3m2. Do đó, giới hạn chăn thả là đồng cỏ có diện tích quang hợp phải trên 2,5m2 trên 1m2 đất, với điều kiện này có thể chăn thả mật độ bò 01 bò/ha và để sử dụng đồng cỏ bền vững, chỉ nên chăn thả tận dụng khoảng 7 tháng/năm.[3]. Như vây, mật độ chăn thả cao, thời gian chăn thả rông thường xuyên trong năm, có thể thấy thảm thực vật tại địa phương bị gia súc sử dụng tương đối cao, gây nên ảnh

không nhỏ đến thảm thực vật rừng.

Qua điều tra phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy, Văn Hán là xã miền núi, vùng xa, địa hình dốc, thảm thực vật từ năm 2010 đến nay người dân đã chuyển đổi nhiều diện tích rừng tái sinh sang rừng trồng, nhiều diện tích rừng tái sinh và rừng trồng sang trồng cây chè, đấy cũng làm cho nguồn thức ăn của gia súc bị hạn chế, nhất là vào mùa khô. Tại các khu vực gia súc đi lại, dẫm đạp làm gãy và chết các cây tái sinh là những nguyên nhân gây cản trở quá trình tái sinh của rừng.

4.5.1.6. Hoạt động phát nương làm rẫy

Hoạt động canh tác nương rẫy (CTNR) là tập quán lâu đời góp phần tự cung tự cấp cho cuộc sống của đồng bào dân nơi đây, là xã miền có nhiều đồi núi diện tích đất bằng ít, diện tích đồi núi tương đối lớn, người dân chủ yếu là đồng bào các dân tộc sinh sống lâu đời. Trước những năm 2000, canh tác nương rẫy là nguồn sản xuất nông nghiệp góp phần mang lại sản lượng lúa, ngô, sắn phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân và nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm. Các cây nông nghiệp của xã là: cây lúa, ngô, cây đậu đỗ, cây lạc, trong đó cây lúa đạt năng suất 49,5 tạ/ha, sản lượng đạt 5.424,4 tấn một năm và là cây lương thực chính tại địa phương. Ở thời điểm chúng tôi điều tra hoạt động canh tác nương rẫy vẫn còn nhưng không còn nhiều.Theo người dân địa phương thì từ năm 2000 về trước người nông dân ở địa phương thường xuyên đốt nương làm rẫy nhất là đồng bào dân tộc Nùng, Sán Chí, Tày… hoạt động đốt nương làm rẫy và không ngừng mở rộng diện tích đất canh tác bằng cách đốt phá rừng. Hoạt động canh tác lên tục và lâu dài làm cho đất ngày càng bị thoái hóa và sức ép dân số, làm cho diện tích rừng tự nhiên giảm làm cho hoạt động canh tác đạt hiệu quả thấp, thiếu bền vững, gây ra ảnh hưởng lớn đến các thảm thực vật rừng.

Chúng tôi tiến hành điều tra một số hộ gia đình đã tham gia canh tác nương rẫy từ năm 1980 đến nay và phỏng vấn các thôn La Đàn, Ấp Chè, Làng Hỏa,

Làng Cả, kết quả ở bảng 4.12:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của con người đến thảm thực vật, ở xã văn hán, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 79)