Thống kê về giá trị sử dụng của thực vật tại KVNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của con người đến thảm thực vật, ở xã văn hán, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 59)

TT Công dụng Ký hiệu Số loài Tỷ lệ (%)

1 Cây lấy gỗ G 60 19,36

2 Cây dược liệu T 172 55,48

3 Cây vật liêu xây dựng Xay 3 0,96

4 Cây ăn được A 32 10,32

5 Cây làm thức ăn gia súc Ags 17 5,48

6 Cây làm cảnh Ca 6 1,93

7 Nhóm cây cho quả và hạt Q 20 6,45

-Nhóm loài cây lấy gỗ: nhóm này có 60 loài (chiếm tỷ lệ 19,36% tổng số

loài của toàn hệ), đây là những loài cây chủ yếu ở tâng cao góp phần tạo tán rừng, tạo nên kiểu khí hậu rừng, chống được xói mòn, sạt lở đất; gồm một số loài:

Thông nhựa (Pinus merkusiana), Trám trắng (Canarium album), Sấu (Dracontomelumduperrenum), Dâu da xoan (Allospondias lakonensis)...

-Nhóm cây dược liệu: Nhóm cây này có số loài cao nhất trong KVNC,

gồm 172 loài (chiếm 55,48% tổng số loài), chúng có tỷ lệ phân bố không đều trong các ngành và công dụng phòng bệnh, chữa trị cho nhiều loại bệnh khác nhau. Ngoài ra, các cây dược liệu còn có sự đa dạng về các bộ phận được sử dụng làm thuốc (lá, thân, rễ, hoa, quả, nhựa, vỏ), gồm một số loài như: Cốt toái bổ (Drynaria fortunei), Thông đất (Lycopodium cernum), Đơn châu chấu (Aralia armata), Bòng bong (Lygodium japonicum), Mộc tặc (Equisetumdiffusum)...

-Nhóm loài cây vật liệu xây dựng: Chỉ có 3 loài (chiếm 0,96%) là các

sản phẩm thực vật dùng cho xây dựng, gồm một số loài: Tre (Bambusa vulgaris), Hóp nhỏ (Bambusa tuldoides)...

-Nhóm cây ăn được: Nhóm này gồm 32 loài (chiếm 10,32%), gồm cây

ăn quả, củ, hạt, các loại măng rừng và các loại rau rừng, đại diện một số loài: Dền gai (Amaranthus spinosus), Me rừng (Phyllanthus emblica), Sấu (Dracontomelum duperreanum), Ngót rừng (Sauropus androgynus)...

-Nhóm cây làm thức ăn gia súc: Thống kê được 17 loài (chiếm 5,48%), trong đó mỗi loài lại có giá trị chăn thả khác nhau (Tốt, Trung bình, Kém) gồm một số loài: Cỏ mật (Erichloa vilosa), Ngái (Ficus hispida), Cỏ chè vè (Miscanthus floridulus)...

-Nhóm cây làm cảnh: Chỉ có 6 loài (chiếm 1,93%), loại cây này được phân bố đều trong hầu hết các ngành thực vật, gồm một số loài như: Thông đất (Lycopodium cernum), Tuế xẻ thùy (Cycasmicholitzii); Tre (Bambusaceae), Tùng bách (Araucaria heterophylla)...

-Nhóm cây cho quả và hạt: Nhóm này gồm 20 loài (chiếm 6,45%), gồm

một số loài: Me rừng (Phyllanthus emblica), Trám trắng (Canarium), Đu đủ rừng (Trevesia palmata)...

Tóm lại: Tài nguyên thực vật tại KVNC rất đa dạng và phong phú về thành phần loài và giá trị sử dụng. Tuy nguồn tài nguyên này mang lợi ích cho người dân địa phương nhưng mức độ khai thác như hiện nay thì nguồn tài nguyên dần suy giảm, ảnh hưởng đến cấu trúc thảm thực vật bị phá vỡ, mất cân bằng sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của con người đến thảm thực vật, ở xã văn hán, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)