Nhóm giải pháp giảm áp lực tác động đến rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của con người đến thảm thực vật, ở xã văn hán, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 98)

(1) Trước những nguy cơ giảm sút tài nguyên rừng ở KVNC, chính quyền địa phương có những biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển vốn rừng, trong những năm qua, địa phương mới chỉ tập trung vào trồng rừng sản xuất với chu kỳ khai thác rừng trồng keo 5-6 năm, rừng mỡ 8 - 15,16 năm, rừng thông hơn 10 năm, rừng trồng cây bản địa như Lát, Trám... rất ít. Trồng rừng nhằm phát triển kinh tế, phủ xanh đất trống đồi trọc nhưng chất lượng rừng không tăng, hiệu quả phòng hộ của rừng không cao. Hệ sinh thái rừng tái sinh bị khai thác quá mức nay đã được bảo vệ và đang ở các giai đoạn phục hồi, nếu tiếp tục được khoanh nuôi, quản lý, chăm sóc và bảo vệ tốt thì diễn thế rừng sẽ theo chiều diễn thế thứ sinh đi lên.

Chú trọng việc trồng rừng và trồng cây phân tán, chú ý trồng cây bản địa là nguồn gieo giống để giúp cho phục hồi rừng tái sinh. Giao đất giao rừng cho chính người dân đang sinh sống ở khu vực có đất rừng. Hỗ trợ cho họ về nguồn giống, vốn ban đầu, hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc rừng, hướng dẫn họ tiêu thụ sản phẩm đầu ra tránh bị các thương lái ép giá.

(2) Các giải pháp để cân bằng giữa cung và cầu cho người dân địa phương: nhu cầu gỗ làm nhà, đóng đồ dùng và gỗ củi đun nấu phục vụ cho cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương vẫn không giảm đi, mà còn có xu hướng gia tăng thêm chút ít, do đó, trong tương lai phải tìm những giải pháp cân bằng giữa cung và cầu là rất quan trọng và thật sự cần thiết. Để thực hiện giải pháp cân bằng giữa cung và cầu thì phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Giải pháp tìm kiếm vật liệu thay thế: khuyến khích người dân ở khu vực xa trung tâm sử dụng các vật liệu ngoài gỗ như gạch, đá, ngói, tôn, xi măng... để làm nhà. Các vật liệu ngoài gỗ để làm chất đốt như rơm, rạ, cành nhánh, lá cây,

để sao chè, than làm chất đốt nấu nướng,... hỗ trợ người dân xây dựng bếp ga sinh học.

- Giải pháp tiết kiệm nhiên liệu: hướng dẫn phổ cập cho người dân sử dụng bếp lò cải tiến để tiết kiệm nhiên liệu.

(3) Hạn chế tiến tới không thả rông gia súc tự nhiên nữa để rừng không bị tàn phá, nhất là những khu rừng tái sinh còn lại.

(4) Hạn chế chuyển đổi đất lâm nghiệp sang các mục đích sử dụng đất khác, do thu nhập từ rừng thấp hơn các loài cây trồng khác, giá cả một số mặt hàng nông, lâm sản tăng cao, nhu cầu về đất canh tác các mặt hàng này cũng tăng theo, nên vì lợi ích trước mắt người dân sẵn sàng phá rừng để lấy đất trồng loài cây khác hoặc sang nhượng đất đai trái pháp luật, mặt khác xã hội phát triển dẫn đến nhu cầu thiết yếu về gỗ tăng nhanh cho phát triển kinh tế, xã hội.

(5) Rừng sản xuất được khai thác theo chu kỳ và tính đa dạng loài không cao nên vai trò phòng hộ chống xói mòn hạn chế, do đó phải bảo vệ tốt diện tích rừng tái sinh còn lại, mở rộng diện tích trồng rừng hỗn loài trong đó có các cây bản địa như Lát hoa, Trám, Lim, Đinh... với những rừng này chu kỳ khai thác lâu hơn nhưng có giá trị tốt hơn trong công tác phòng hộ vì đây là địa phương miền núi nên chống xói mòn, sạt lở có ý nghĩa rất quan trọng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1. Tại KVNC có 4 lớp quần hệ đó là: lớp quần rừng kín, lớp quần Rừng thưa, lớp quần hệ thảm cây bụi và lớp quần hệ thảm cỏ. Hệ thực vật ở KVNC bước đầu đã thống kê được 208 loài, 188 chi, 73 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch (Thông đất, Cỏ tháp bút, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín).

2. Trong khu vực nghiên cứu có trạng thái Thảm thực vật tự nhiên và Rừng trồng. Thảm thực vật tự nhiên có: Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp gồm có rừng cây gỗ lá rộng, rừng nứa xen cây gỗ; Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp gồm có rừng cây gỗ lá rộng, rừng nứa xen cây gỗ, rừng nứa, rừng vầu; Thảm cây bụi thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp; Thảm cỏ. Rừng trồng có: Rừng trồng thuần loài, Rừng trồng hỗn loài

3. Các trạng thái thảm thực vật đa dạng về cấu trúc và hình thái: Rừng tái sinh tự nhiên có 5 tầng; Thảm cây bụi và Thảm cỏ có cấu trúc 2 tầng; Rừng keo tai tượng 7-8 năm, có 3 tầng không rõ ràng; Rừng mỡ 14 năm, có 3 tầng ; Rừng thông 20 năm, có 4 tầng.

4. Dân số gia tăng tạo nên sức ép đến tài nguyên rừng, các nguyên nhân chính của con người tác động đến thảm thực vật ở xã Văn Hán làm suy giảm diện tích rừng, suy giảm tính đa dạng sinh học... là do: (1) hoạt động chuyển đổi đất rừng thành mục đích sử dụng khác(2) hoạt động khai thác gỗ, củi để làm nhà, đồ dùng, chuồng trại chăn nuôi và làm chất đốt; trung bình mỗi người dân ở xã mỗi năm phải sử dụng 5,3 ste gỗ củi làm chất đốt trong đó gôc củi cho sao chè chiếm hơn 50%; (3) thả rông gia súc; (4) hoạt động canh tác nương rẫy trước những năm 2000; (5) hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; (6) hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ; (7) cháy rừng.

5. Trên cơ sở thực tiễn tại địa phương chúng tôi đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững vốn rừng gồm: (1) Về công tác quản lý phải thực hiện tốt vai

trò của các bên liên quan: kiểm lâm xã, Cán bộ làm công tác khuyến nông, Các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, Người khai thác, buôn bán lâm sản; (2) Thường xuyên kiểm tra công tác PCCCR và phòng chống sâu bệnh; (3) Tuyên truyền, tập huấn và vận động; (4) Nhóm giải pháp giảm áp lực tác động đến rừng. Các nhóm giải pháp này phải được thực hiện đồng bộ.

2. Kiến nghị

1. Cần tiếp tục điều tra, nghiên cứu đầy đủ hơn về hệ thực vật trên địa bàn xã Văn Hán tỉnh Thái Nguyên, để có kế hoạch phát triển tài nguyên rừng một cách bền vững.

2. Các cấp chính quyền tiếp tục nâng cao trình độ dân trí, ý thức và sinh kế của người dân địa phương để giảm thiểu tối đa việc khai thác tài nguyên rừng, làm suy giảm đa dạng sinh học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Giáp Thị Hồng Anh (2007), Nghiên cứu một số đặc điểm của thảm thực vật thứ sinh và tính chất hóa học đất tại xã Canh Nậu - Huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ sinh học, Đại học sư phạm Thái Nguyên.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007),

Sách Đỏ Việt Nam, phần II: Thực vật, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

3. Hoàng Chung (1980), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, Công trình nghiên cứu khoa học trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.

4. Hoàng Chung (2008), Cácphươngphápnghiên cứuquầnxã thựcvật, tr.25-26, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1994), Nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống của sa van bụi vùng đồi trung du Bắc Thái, Thông báo khoa học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, số 2.

6. Lê Ngọc Công (1998), Nghiên cứutácdụngbảovệ môitrườngcủamộtsốmô hình rừngtrồng trên vùng đồi trung dumột số tỉnh miềnnúi, Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

7. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôitrên một sốthảmthực vậtở TháiNguyên, Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

8. Lê Ngọc Công (2010), Nghiên cứutínhđadạngthựcvậtbậccaocómạchtỉnh TháiNguyên, Đề tài KH và CN cấp bộ, mã số B 2008-TN 04-11.

9. Lê Trần Chấn (1990), Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Lâm Sơn, tỉnh Hòa Bình, Luận án PTS, Hà Nội.

10. Lê Trọng Cúc (2002), Đa dạng sinh học và Bảo tồn thiên nhiên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 13/3/2006 về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Hà Nội.

12. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1998), Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 về thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước các cấp về rừng và đất lâm nghiệp, Hà Nội.

13. Phạm Hoàng Hộ (1991-1992), Cây cỏ Việt Nam, quyển I - III. Montreal, Canada.

14. Nguyễn Thế Hưng (2003), Nghiên cứu đặc điểm và xu hướng phục hồi rừng của thảm thực vật cây bụi ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh), Luận án Tiến Sĩ, Viện sinh thái Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

15. Nguyễn Anh Hùng (2014), Nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng an toàn khu Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ Sinh học, Đại học Thái Nguyên.

16. Nguyễn Đình Hòe (2009), Môi trường và Phát triển bền vững, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Phan Nguyên Hồng (1991), Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam,

Luận án Tiến sĩ sinh học, Hà Nội.

18. Dương Thị Hằng (2013), Nghiên cứu cơ sở khoa học quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2020, Luận văn Thạc Sĩ, Thái Nguyên.

19. Phan Kế Lộc (1985), “Thử vận dụng bảng phân loại UNESCO để xây dựng khung phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam”, Tạp chí Sinh học, (12).

20. Trần Đình Lý (1998), Sinhtháithảmthực vật, Giáo trình cao học, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

21. Vũ Thị Liên (2005), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thựcvật đến sựbiếnđổimôi trườngđấtởmột sốkhu vựctỉnhSơnLa, Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, HN.

22. Ma Thị Ngọc Mai (2007), Nghiên cứu quá trình diễn thế đi lên của thảm thực vật ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) và vùng phụ cận, Luận án tiến sĩ Sinh học, Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam.

23. Nguyễn Thị Ngọc (2000), Nghiên cứu một số mô hình phục hồi rừng tự nhiên sau nương rẫy ở Bắc Kạn, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Đại học sư phạm Thái Nguyên.

24. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng Miền bắc Việt Nam, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

25. Trần Ngũ Phương (2000), Một số vấn đề về rừng nhiệt đới Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

26. Nguyễn Thị Phương (2003), Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương trong vùng đệm đến tài nguyên rừng tại VQG Ba Vì, Hà Tây, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

27. Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Văn Hán huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

28. Richardr.P.W. (1976), Rừng mưa nhiệt đới, Tập 1,2, Vương Tân Nhị dịch, Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội.

29. Richard B. Primack (1999) (Võ Quý, Phạm Bình Quyền, Hoàng Văn Thắng dịch), Cơ sở sinh học Bảo tồn, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

30. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực rừng vật Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

31. Thái Văn Trừng (1998), Nhữnghệsinhtháirừngnhiệtđớiở ViệtNam, Nxb khoa học và kỹ thuật, Tp. Hồ Chí Minh.

32. Lê Đồng Tấn (2000), Nghiêncứuquátrìnhphụchồitựnhiênmộtsốquầnxã thựcvật sau nươngrẫytại SơnLa phụcvụcho khoanhnuôi, Luận án Tiến sĩ sinh học, Hà Nội

33. Lê Đồng Tấn, Đỗ Hữu Thư, Hà Văn Tuế (1995), Mộtsốkết quảnghiêncứu về cấutrúcthảmthựcvậttáisinhtrênđấtsaunươngrẫytạiChiềngSinh,Sơn La, Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật (1990 - 1992), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Tr. 117 - 121.

34. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh học, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

35. Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

36. Nguyễn Nghĩa Thìn (2004), Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

37. Ngô Ngọc Tuyên (2007), Nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây. 38. Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (2003, 2005), Danh

lục các loài thực vật Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

39. Hoàng Thị Thanh Thủy (2009), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật trong một số trạng thái thảm thực vật ở xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.

40. Phạm Ngọc Thường (2003), “Một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của thảm thực vật cây gỗ sau canh tác nương rẫy ở Bắc Kan”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (1), tr.98-104.

41. Phạm Ngọc Thường (2001), “Một số mô hình phục hồi rừng và sử dụng đất bỏ hoang sau nương rẫy ở Thái Nguyên và bắc Kan”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (1), tr.480 - 481.

42. Đặng Kim Vui (2002), “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy, cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 12. 43. Lê Đức Vượng (2007), Tìm hiểu sự phụ thuộc của người dân địa phương vào tài nguyên rừng để làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý tài nguyên rừng bền vững tại VQG Ba Bể, Bắc Kạn, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

44. Nguyễn Thị Yến (2003), Nghiên cứu đặc ddiemr cấu trúc và tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở một số kiểu thảm thực vật tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Đại học sư phạm Thái Nguyên.

Tiếng nước ngoài

45. Lecomte. H. (1907 - 1937), Flore Generale de L’indochine, I - VII, Paris. 46. Maurand L. (1943), Indochineforestiere.Bel, Unecarter forestiere.

47. P.W.Richards (1952), The Tropical Rain Forest, Cambridge Uniirsity Press, London.

48. Raunkiaer C. (1934), Plant life forms, Claredon, Oxford, 104 pp.

49. UNESCO (1973),International classification and mapping of vegetation,Paris.

Một số trang web tham khảo

50. https://www.google.com.vn

51. http://www.tailieu.vn/ Vai trò của rừng

52. http://www.dalabirawatchingclub.com/Tài nguyên rừng và nguyên nhân suy thoái rừng

Phụ lục 1

DANH LỤC THỰC VẬT TRONG CÁC QUẦN XÃ NGHIÊN CỨU Ở KVNC

STT Tên khoa học Tên Việt

Nam Dạng sống Công dụng Sách đỏ Việt Nam Thảm thực vật RTS TCB TC RK RM RT I. LYCOPODIOPHA NGÀNH THÔNG ĐẤT 1. Lycopodiaceae Họ Thông Đất 1. Huperzia sp. Thạch thùng He Ca, T + + + 2. Lycopodium cernua (L.) Franco &

vasc. Thông đất He + + + +

3. 2. Selaginellaceae Họ Quyển

+ +

4. Selaginella involvens (Sw.) Spring Quyển bá He T + + + 5. Selaginella mairei H. Lec. Quyển bá He T + + +

STT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng sống Công dụng Sách đỏ Việt Nam Thảm thực vật RTS TCB TC RK RM RT

6. Selaginella moellendorfii Hieron Quyển bá He T + + +

II. EQUISETOPHYTA

NGÀNH CỎ THÁP

BÚT 3. Equisetaceae Họ Mộc tặc

7. Equisetum diffusum D. Don. Mộc tặc Cr T + +

III. POLYPODIOPHYTA NGÀNH

DƯƠNG XỈ 4. Adiantaceae Họ Tóc vệ

nữ

8. Adiantum unduratum H. Christ. Tóc vệ nữ

cứng He Ca + + +

STT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng sống Công dụng Sách đỏ Việt Nam Thảm thực vật RTS TCB TC RK RM RT

10. Pteris exlsa Gaud Ráng chân

xỉ He T + +

11. Pterisnmultfida poir. Quyết đuôi

xẻ He + +

5. Cyatheaceae Họ Dương xỉ mộc

12. Cyathea contaminans

(Wall. Ex Hook.) Copel Dương xỉ gỗ Cr + + + +

13. Cyathea Podophylla (Hook.) Copel. Dương xỉ

mộc Cr + + +

6. Schizeaceae Họ Bòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của con người đến thảm thực vật, ở xã văn hán, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 98)