Về công tác quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của con người đến thảm thực vật, ở xã văn hán, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 93 - 96)

Để công tác quản lý và phát triển rừng có hiệu quả phải xác định và đánh giá đúng vai trò của các bên liên quan trong việc phối hợp, tổ chức, quản lý triển khai thực hiện công tác quản lý tại xã Văn Hán và kết hợp chặt chẽ với công tác quản lý của Huyện Đồng Hỷ như:

* Đối với công tác kiểm lâm của xã: Giám sát kiểm tra các hoạt động quản lý và sử dụng tài nguyên rừng trên địa bàn xã, phối hợp với các ban quản lý dự án phát triển rừng để phát triển quỹ đất lâm nghiệp hiện có; tránh hoặc rất hạn chế việc chuyển đổi đất lâm nghiệp thành các mục đích sử dụng khác vì hiện nay độ che phủ rừng của toàn xã cũng như của Huyện Đồng hỷ khoảng hơn 40%, trên địa bàn huyện diện tích rừng tái sinh còn rất ít mà chủ yếu là rừng sản suất.

* Cán bộ làm công tác khuyến nông của xã kết hợp chặt chẽ với trung tâm khuyến nông của Huyện có vai trò tư vấn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp, thị trường giúp dân cư phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất, trình độ quản lý bảo vệ và phát triển rừng; tham gia giám sát tài nguyên rừng.

* Các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,... là những tổ chức tập hợp đông đảo lực lượng, họ có thể tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các hoạt động quản lý tài nguyên rừng; tuyên truyền và vân động các hội viên và cộng đồng tham gia QLBV và PTR.

* Vai trò của cộng đồng dân cư

Cộng đồng dân cư là những người trực tiếp gần gũi nhất với tài nguyên thiên nhiên, có kinh nghiệm, hiểu biết về tài nguyên rừng, quản lý tài nguyên rừng, nhưng họ cũng là những người trực tiếp tác động đến tài nguyên rừng đất rừng làm giảm đa dạng sinh học, làm suy thoái và giảm diện tích đất rừng; ngược lại nếu biết khai thác vận dụng tốt kiến thức thì họ chính là lực lượng QLBV và PTR rất có hiệu quả.

* Vai trò của hộ gia đình

Hộ gia đình là những người tham gia trực tiếp vào cả hai quá trình quản lý và sử dụng tài nguyên rừng; được luật pháp cho phép hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng, tham gia trực tiếp các hoạt động như: trồng rừng, chăm sóc, khoanh

nuôi, bảo vệ, tiếp nhận tổ chức các chương trình dự án, mô hình mà các tổ chức đơn vị khoa học kĩ thuật chuyển giao.

* Người khai thác, buôn bán lâm sản:

Phần lớn trong số họ là những người có hiểu biết về đặc điểm, đặc tính sinh thái của các loài động thực vật trong rừng, có kinh nghiệm kỹ năng khai thác các nguồn tài nguyên rừng. Vì vậy họ có khả năng tham gia giám sát, đánh giá sự đa dạng của tài nguyên rừng trên địa bàn.

Các mối quan hệ trên được thể hiện bằng sơ đồ 4.1

Hình 4.6. Sơ đồ VENN vai trò của các bên liên quan trong QLBV và PTR ở xã Văn Hán

Văn Hán là một xã miền núi, kinh phí nhà nước đầu tư cho công tác QLBV và PTR còn hạn chế, các nghiên cứu khoa học còn chưa thật sự phù hợp với thực tiễn địa phương. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực QLBV và PTR chưa được truyền tải sâu rộng, thường xuyên đến các tầng lớp nhân dân tại các, xóm, bản. Cán bộ làm công tác QLBV và PTR năng lực

Quản lý bảo vệ và phát triển rừng Các cơ quan KHKT Buôn bán lâm sản Hạt kiểm lâm Hộ gia đình UBND xã Văn Hán Cộng đồng dân cư Tổ chức đoàn thể

còn hạn chế đặc biệt là kĩ năng, phương pháp làm việc; một số cán bộ còn bất đồng về ngôn ngữ đây là một hạn chế lớn để cán bộ tiếp xúc với người dân. Người dân trong vùng nghèo, dân trí thấp, sống chủ yếu dựa vào rừng nên tình hình khai thác trộm vẫn còn xảy ra gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn. Một số cán bộ Kiểm lâm thiếu trách nhiệm còn tiếp tay cho người dân khai thác trái pháp luật. Xã có diện tích đất lâm nghiệp phân bố không đồng đều ở các thôn, bản người dân tiếp nhận khoa học kỹ thuật chưa kịp thời, do vậy sản xuất nông lâm nghiệp chưa tạo ra các loại sản phẩm hàng hóa làng ghề đỗ gỗ mỹ nghệ chưa phát triển. Để quản lý được rừng và phát triển được vốn rừng thì địa phương phải chú trọng đến mối quan hệ gắn bó giữa các bên liên quan tại sơ đồ 4.6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của con người đến thảm thực vật, ở xã văn hán, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 93 - 96)