Tổng lượng mưa các tháng trong năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của con người đến thảm thực vật, ở xã văn hán, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 42)

TỔNG LƯỢNG MƯA THÁNG

N/Th Th 1 Th 2 Th 3 Th 4 Th 5 Th 6 Th 7 Th 8 Th 9 Th 10 Th 11 Th 12 TỔNG TB 2010 100,4 1,4 45,5 116,7 186,9 241,8 245,9 442,8 222,8 15,7 0,0 60,2 1680,1 140,0

2012 39,4 11,0 20,4 74,2 208,0 86,8 466,4 299,3 75,8 55,4 35,9 31,3 1403,9 117,0

2013 18,1 15,9 16,4 47,2 195,8 153,7 494,6 384,3 336,6 49,7 32,9 56,1 1801,3 150,1

2014 4,5 33,2 74,1 97,4 98,8 108,4 313,5 274,3 191,7 182,6 101,6 14,6 1494,7 124,6

2015 41,6 36,8 79,0 42,9 354,6 284,7 369,0 359,1 341,1 30,6 233,7 44,9 2218,0 184,8

Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên cung cấp (2010-2015)

-Gió: Có 2 loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam

+ Gió mùa Đông Bắc kèm theo khí hậu lạnh làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng vụ đông xuân, thường xuất hiện vào tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

+ Gió Đông Nam xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 11 trong năm mang lại khí hậu mát mẻ kèm theo mưa nhiều.

+ Ngoài ra còn có gió Tây Nam thường xuất hiện xen kẽ trong mùa thịnh hành của gió Đông Nam, mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày. Gió Đông Nam khô, nóng ẩm, độ ẩm không khí thấp, nhiều khi xuất hiện sương muối.

Nhìn chung, khí hậu có ảnh hưởng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên về mùa đông thường hay có các đợt rét đậm, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất của cơ sở đặc biệt là cây chè, một cây có thế mạnh của xã

* Thủy văn

Toàn xã có 33,18 ha sông suối và mặt nước chuyên dùng 34,65 ha đất nuôi trồng thủy sản, là nguồn nước mặt tự nhiên quý giá phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Đến nay trên toàn địa bàn xã chưa có nghiên cứu cụ thể về nguồn nước ngầm. Do lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 làm cho chế độ dòng chảy nhiều khi thay đổi gây ra hiện tượng sói mòn, sạt lở, lũ lụt vào mùa mưa, khô hạn về mùa đông.

3.2. Điều kiện kinh tế và xã hội

3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động

Xã Văn Hán gồm có 17 xóm: Vân Hán,Thịnh Đức 1,Thịnh Đức 2, Đoàn Lâm, Cầu Mai, La Đùm, Phả Lý, Vân Hòa, Thái Hưng, Hòa Khê 1, Hoà Khê 2, Làng Hỏa, Ấp Chè, Làng Cả, La Củm, Ba Qùa, La Đàn.

Năm 2010, dân số toàn xã: 9.822 người (trong đó phần lớn sống bằng nghề nông nghiệp) chiếm tới 97,20% với 2.564 hộ, bình quân 4 người/hộ, tỉ lệ gia tăng dân số là 1,8%; mật độ dân số 150 người/km2. Toàn xã có 8 dân tộc anh em cùng chung sống, đó là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu. Dao, Sán Chí, Cao lan và Khơ me. Mỗi dân tộc đều có bản sắc dân tộc riêng, tạo nên sự đa dạng về dân cư và tập quán, trong đó chiếm đông nhất là dân tộc Kinh có 5.148 người chiếm 52%, và một số dân tộc khác 4.674 (Chiếm 48%).

Các khu dân cư được hình thành lâu đời theo tập quán, không sống thành khu dân cư tập trung mà sống thành từng cụm và được mở rộng qua các năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của con người đến thảm thực vật, ở xã văn hán, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 42)