Các hộ áp dụng các phương pháp khoanh nuôi phục hồi rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của con người đến thảm thực vật, ở xã văn hán, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 90)

Tên xã Hộ điều tra

Có tác động các biện pháp lâm sinh

Không có tác động các biện pháp lâm sinh Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Phả Lý 20 2 10,0 4 20,0 Vân Hòa 20 4 20,0 4 20,0 La Củm 20 2 10,0 3 15,0 Ấp Chè 20 2 10,0 4 20,0 La Đàn 20 0 0,0 3 15,0 Tổng số hộ 100 10 10 18 18

hiện khoanh nuôi rừng, tại 5 thôn cho thấy có 18% các hộ được phỏng vấn đã không có tác động gì, chỉ có 10% số hộ có tác động trong khoanh nuôi như: trồng rừng bổ sung, phát luống vệ sinh rừng…

4.5.2.3. Công tá c quản lý, bảo vệ rừng

Công tác quản lý và bảo vệ bảo rừng tại KVNC đã được UBND xã phối hợp cùng với kiểm lâm địa bàn theo dõi, cập nhật thường xuyên. Kiểm lâm phụ trách địa bàn thường xuyên tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản đối với chủ rừng, các đơn vị nhận khoán hộ dân bảo vệ rừng.

Hiện nay, việc quản lý rừng tại KVNC vẫn chủ yếu dựa vào Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng. Căn cứ vào quyết định này, hàng năm Ban quản lý rừng của xã cùng với Ủy ban huyện đã ban hành nhiều công văn hướng dẫn, chỉ đạo ban ngành và nhân dân thực hiện tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng.

Bảng 4.17. Thống kê số vụ vi phạm công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã Văn Hán

Đơn vị tính: Số vụ

Năm

Phát hiện và lập biên bản Kết quả xử lý

Tổng Phá rừng làm nương rẫy trái phép Khai thác rừng trái phép Vận chuyển mua, bán trái phép lâm sản Săn bắt trái phép động vật rừng Vi phạm khác Xử lý hình sự Xử lý hành chính 2006 58 32 18 2 5 1 - 50 2007 31 21 7 1 2 0 - 28 2008 28 9 9 5 4 1 - - 2009 49 24 13 4 6 2 - 36 2010 18 11 6 0 0 1 - -

Hình 4.5. Biểu đồ tình hình vi phạm công tác QLBVR xã Văn Hán

Nhìn chung, trong giai đoạn 5 năm (2006-2010) số vụ vi phạm công tác BVR có xu hướng giảm, song nếu xét trong 2 năm gần đây (2009-2010) thì số vụ vi phạm có dấu giảm nhưng không đáng kể trở lại mức tương đương năm 2007. Hai hình thức vi phạm nhiều nhất là phá rừng làm nương rẫy và khai thác rừng trái phép và mua bán vận chuyển lâm sản trái phép, săn bắt động vật rừng cũng vẫn tồn tại.

Hạt kiểm lâm của huyện cùng với kiểm lâm địa bàn xã đã phối hợp với nhau tổ chức nhiều đợt tuần tra, kiểm tra bất chợt các cơ sở chế biến lâm sản và truy quét nạn phá rừng và khai thác rừng trái phép của lâm tặc, số vụ khai thác gỗ trái phép đã giảm đi đáng kể, theo đó số lượng gỗ, số lâm sản khai thác trái phép cũng giảm, nạn phá rừng cũng ít đi.

Bên cạnh các hình thức vi phạm, thì vấn đề xử lý vi phạm của kiểm lâm còn nhiều khó khăn đặc biệt đối với người dân địa phương. Không ít trường hợp người dân vi phạm không ký vào biên bản vi phạm, không nộp phạt hành chính. Đây là khó khăn chung của lực lượng kiểm lâm địa bàn - những người đang hàng ngày, hàng giờ đối mặt với người dân vì sự nghiệp bảo vệ rừng.

Do đó, chính quyền địa phương cần phải, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và động vật hoang dã đến cộng đồng dân cư tại địa phương, nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, của các cơ quan, ban ngành về ý nghĩa, tầm quan trọng trong công tác bảo vệ rừng, bảo. Phối hợp chặt chẽ với chủ rừng, các đơn vị, hộ nhận khoán bảo vệ rừng chủ động trong công tác tuần tra, kiểm tra rừng thuộc địa bàn được phân công quản lý, nắm chắc tình hình diễn biến rừng, kịp thời phát hiện những yếu tố gây thiệt hại đến tài nguyên rừng để có giải pháp ngăn chặn, hạn chế thiệt hại tài nguyên rừng có thể xảy ra.

4.6. Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững

Qua điều tra cho thấy, phát kinh tế nông thôn của cộng đồng dân cư ở xã Văn Hán vẫn còn phục thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên rừng, đất rừng làm nương rẫy đến các sản phẩm sử dụng cho mục địch canh tác các công cụ, nhà ở, đồ dùng, lấy củi, gỗ và cả nguồn lương thực, thực phẩm cũng khai thác từ rừng như: rau rừng, các loại quả, thuốc cả các loài động vật nhỏ làm thức ăn. Do vậy, khai thác tài nguyên rừng và đất rừng là nhu cầu thiết yếu của người dân địa phương nơi đây, nó giúp cải thiện đáng kể nguồn thu nhập cho người dân. Do đó, công tác quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng ở đây còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế, qua thảo luận với chính quyên các cấp và người dân địa phương nơi đây, chúng tôi đề xuất một số các giải pháp nhằm góp phần tuyên truyền, quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn thảm thực vật rừng và đất rừng.

4.6.1. Về công tác quản lý

Để công tác quản lý và phát triển rừng có hiệu quả phải xác định và đánh giá đúng vai trò của các bên liên quan trong việc phối hợp, tổ chức, quản lý triển khai thực hiện công tác quản lý tại xã Văn Hán và kết hợp chặt chẽ với công tác quản lý của Huyện Đồng Hỷ như:

* Đối với công tác kiểm lâm của xã: Giám sát kiểm tra các hoạt động quản lý và sử dụng tài nguyên rừng trên địa bàn xã, phối hợp với các ban quản lý dự án phát triển rừng để phát triển quỹ đất lâm nghiệp hiện có; tránh hoặc rất hạn chế việc chuyển đổi đất lâm nghiệp thành các mục đích sử dụng khác vì hiện nay độ che phủ rừng của toàn xã cũng như của Huyện Đồng hỷ khoảng hơn 40%, trên địa bàn huyện diện tích rừng tái sinh còn rất ít mà chủ yếu là rừng sản suất.

* Cán bộ làm công tác khuyến nông của xã kết hợp chặt chẽ với trung tâm khuyến nông của Huyện có vai trò tư vấn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp, thị trường giúp dân cư phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất, trình độ quản lý bảo vệ và phát triển rừng; tham gia giám sát tài nguyên rừng.

* Các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,... là những tổ chức tập hợp đông đảo lực lượng, họ có thể tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các hoạt động quản lý tài nguyên rừng; tuyên truyền và vân động các hội viên và cộng đồng tham gia QLBV và PTR.

* Vai trò của cộng đồng dân cư

Cộng đồng dân cư là những người trực tiếp gần gũi nhất với tài nguyên thiên nhiên, có kinh nghiệm, hiểu biết về tài nguyên rừng, quản lý tài nguyên rừng, nhưng họ cũng là những người trực tiếp tác động đến tài nguyên rừng đất rừng làm giảm đa dạng sinh học, làm suy thoái và giảm diện tích đất rừng; ngược lại nếu biết khai thác vận dụng tốt kiến thức thì họ chính là lực lượng QLBV và PTR rất có hiệu quả.

* Vai trò của hộ gia đình

Hộ gia đình là những người tham gia trực tiếp vào cả hai quá trình quản lý và sử dụng tài nguyên rừng; được luật pháp cho phép hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng, tham gia trực tiếp các hoạt động như: trồng rừng, chăm sóc, khoanh

nuôi, bảo vệ, tiếp nhận tổ chức các chương trình dự án, mô hình mà các tổ chức đơn vị khoa học kĩ thuật chuyển giao.

* Người khai thác, buôn bán lâm sản:

Phần lớn trong số họ là những người có hiểu biết về đặc điểm, đặc tính sinh thái của các loài động thực vật trong rừng, có kinh nghiệm kỹ năng khai thác các nguồn tài nguyên rừng. Vì vậy họ có khả năng tham gia giám sát, đánh giá sự đa dạng của tài nguyên rừng trên địa bàn.

Các mối quan hệ trên được thể hiện bằng sơ đồ 4.1

Hình 4.6. Sơ đồ VENN vai trò của các bên liên quan trong QLBV và PTR ở xã Văn Hán

Văn Hán là một xã miền núi, kinh phí nhà nước đầu tư cho công tác QLBV và PTR còn hạn chế, các nghiên cứu khoa học còn chưa thật sự phù hợp với thực tiễn địa phương. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực QLBV và PTR chưa được truyền tải sâu rộng, thường xuyên đến các tầng lớp nhân dân tại các, xóm, bản. Cán bộ làm công tác QLBV và PTR năng lực

Quản lý bảo vệ và phát triển rừng Các cơ quan KHKT Buôn bán lâm sản Hạt kiểm lâm Hộ gia đình UBND xã Văn Hán Cộng đồng dân cư Tổ chức đoàn thể

còn hạn chế đặc biệt là kĩ năng, phương pháp làm việc; một số cán bộ còn bất đồng về ngôn ngữ đây là một hạn chế lớn để cán bộ tiếp xúc với người dân. Người dân trong vùng nghèo, dân trí thấp, sống chủ yếu dựa vào rừng nên tình hình khai thác trộm vẫn còn xảy ra gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn. Một số cán bộ Kiểm lâm thiếu trách nhiệm còn tiếp tay cho người dân khai thác trái pháp luật. Xã có diện tích đất lâm nghiệp phân bố không đồng đều ở các thôn, bản người dân tiếp nhận khoa học kỹ thuật chưa kịp thời, do vậy sản xuất nông lâm nghiệp chưa tạo ra các loại sản phẩm hàng hóa làng ghề đỗ gỗ mỹ nghệ chưa phát triển. Để quản lý được rừng và phát triển được vốn rừng thì địa phương phải chú trọng đến mối quan hệ gắn bó giữa các bên liên quan tại sơ đồ 4.6.

4.6.2. Thường xuyên kiểm tra công tác PCCCR và phòng chống sâu bệnh

Về PCCCR là xã miền núi địa hình phức tạp, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác PCCCR còn nhiều thiếu thốn, chưa phù hợp, do đó các xóm thành lập tổ quản lý bảo vệ và phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng bao gồm công an, dân quân, đoàn thanh niên, phụ nữ. Tổ thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở nhân dân thực hiện công tác PCCCR trên địa bàn xóm, phối hợp với các tổ quản lý bảo vệ rừng và PCCCR của xã cùng thực hiện.

Hằng năm vào đầu mùa khô hanh (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau) các hộ phải tổ chức dọn đường băng cản lửa xung quanh khu rừng, đường băng rộng từ 10m trở lên hoặc đào rãnh trồng cây xanh cản lửa xung quanh khu rừng do mình quản lý. Nếu hộ nào vi phạm vào quy ước của xóm, đốt lửa làm cháy lan rừng thì ngoài việc xử lý hành chính theo quy định của pháp luật còn phải bồi thường thiệt hại theo mức tiền phạt mà xóm đã đề ra.

Thường xuyên kiểm tra công tác sâu bệnh hại cây rừng nhất là những khu rừng trồng keo thuần loài, chú ý phòng sâu bệnh ở những nơi trồng nhiều. Nhìn chung trong toàn xã cho đến thời điểm hiện tại khi chúng tôi thực hiện điều tra

có sâu bệnh, nhưng chưa có đợt sâu bệnh hại nào có ảnh hưởng lớn đến năng suất của toàn bộ diện tích rừng.

4.6.3. Tuyên truyền, tập huấn và vận động

- Tuyên truyền pháp luật về quản lý bảo vệ rừng

Cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến lâm xây dựng kế hoạch tháng để triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn từ đó đơn vị thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật của Nhà nước đến nhân dân. Hình thức tuyên truyền có thể là loa, tờ rơi, tổ chức phổ biến trong các buổi sinh hoạt xóm.

- Triển khai học tập các văn bản quy phạm pháp luật đến các trưởng thôn, trưởng xóm, cán bộ làm công tác lâm nghiệp xã, tổ trưởng tổ PCCCR. Tuyên truyền Nghị định của Thủ tướng Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực QLBVR và QLLS; các văn bản quy định khai thác gỗ và lâm sản khác; quy định về kiểm tra, kiểm soát lâm sản... đến các xóm.

- Tổ chức tập huấn cho các hộ nông dân về công tác chọn giống cây trồng, làm đất, bón phân, chăm sóc cây rừng, dọn rừng...

- Thông qua công tác tuyên truyền, tập huấn về bảo vệ và phát triển rừng sẽ tác động đến mọi thành viên trong xã nhằm giúp cho người dân thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong việc bảo vệ rừng, trồng rừng và đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng.

- Xã hội hoá nghề rừng gắn với cộng đồng thôn, xóm; tiếp tục hướng dẫn cộng đồng xây dựng qui ước hoặc lồng ghép với hương ước thôn bản về bảo vệ rừng. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ có hiệu quả để mọi người dân hiểu biết quan tâm bảo vệ rừng, tham gia phát triển nghề rừng, huy động nhân lực, tiền vốn tiến tới ổn định, đảm bảo an ninh đến từng khu rừng.

+ Khuyến khích thành lập các hội làm rừng, các câu lạc bộ làm rừng. + Tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các hộ gia đình để vay vốn cho các hoạt động nghề rừng và sản xuất Nông lâm kết hợp.

+ Tăng cường lồng ghép các mối quan hệ hợp tác, các kế hoạch, dự án, chương trình đặc biệt là vùng sâu, xã.

4.6.4. Nhóm giải pháp giảm áp lực tác động đến rừng

(1) Trước những nguy cơ giảm sút tài nguyên rừng ở KVNC, chính quyền địa phương có những biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển vốn rừng, trong những năm qua, địa phương mới chỉ tập trung vào trồng rừng sản xuất với chu kỳ khai thác rừng trồng keo 5-6 năm, rừng mỡ 8 - 15,16 năm, rừng thông hơn 10 năm, rừng trồng cây bản địa như Lát, Trám... rất ít. Trồng rừng nhằm phát triển kinh tế, phủ xanh đất trống đồi trọc nhưng chất lượng rừng không tăng, hiệu quả phòng hộ của rừng không cao. Hệ sinh thái rừng tái sinh bị khai thác quá mức nay đã được bảo vệ và đang ở các giai đoạn phục hồi, nếu tiếp tục được khoanh nuôi, quản lý, chăm sóc và bảo vệ tốt thì diễn thế rừng sẽ theo chiều diễn thế thứ sinh đi lên.

Chú trọng việc trồng rừng và trồng cây phân tán, chú ý trồng cây bản địa là nguồn gieo giống để giúp cho phục hồi rừng tái sinh. Giao đất giao rừng cho chính người dân đang sinh sống ở khu vực có đất rừng. Hỗ trợ cho họ về nguồn giống, vốn ban đầu, hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc rừng, hướng dẫn họ tiêu thụ sản phẩm đầu ra tránh bị các thương lái ép giá.

(2) Các giải pháp để cân bằng giữa cung và cầu cho người dân địa phương: nhu cầu gỗ làm nhà, đóng đồ dùng và gỗ củi đun nấu phục vụ cho cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương vẫn không giảm đi, mà còn có xu hướng gia tăng thêm chút ít, do đó, trong tương lai phải tìm những giải pháp cân bằng giữa cung và cầu là rất quan trọng và thật sự cần thiết. Để thực hiện giải pháp cân bằng giữa cung và cầu thì phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Giải pháp tìm kiếm vật liệu thay thế: khuyến khích người dân ở khu vực xa trung tâm sử dụng các vật liệu ngoài gỗ như gạch, đá, ngói, tôn, xi măng... để làm nhà. Các vật liệu ngoài gỗ để làm chất đốt như rơm, rạ, cành nhánh, lá cây,

để sao chè, than làm chất đốt nấu nướng,... hỗ trợ người dân xây dựng bếp ga sinh học.

- Giải pháp tiết kiệm nhiên liệu: hướng dẫn phổ cập cho người dân sử dụng bếp lò cải tiến để tiết kiệm nhiên liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của con người đến thảm thực vật, ở xã văn hán, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 90)