Hệ thống thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế tại chi cục thuế quận bình thạnh​ (Trang 32)

Phân loại theo mối quan hệ đối với khả năng nộp thuế

Căn cứ vào khả năng nộp thuế có thể chia hệ thống thuế thành 2 loại: - Thuế thực

Thuế thực là loại thuế không dựa vào khả năng của người nộp thuế. Thuế thực bao gồm: Thuế điền thổ, thuế nhà cửa, thuế tài sản.

- Thuế cá nhân

Thuế cá nhân là loại thuế dựa trên khả năng của người nộp thuế, là thuế đánh vào thu nhập của người nộp thuế và được thu ngay từ khâu phát sinh thu nhập hoặc do khai báo. Các loại thuế cá nhân bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân, thuế lợi tức, thuế thu nhập công ty, thuế doanh nghiệp, thuế lợi nhuận siêu ngạch…

Phân loại theo phạm vi thẩm quyền về thuế

Theo tiêu thức phân loại nay thì hệ thống thuế có thể được chia thành hai loại: - Thuế trung ương

Là các hình thức thuế do các cơ quan đại diện chính quyền nhà nước ở trung ương ban hành.

- Thuế địa phương

2.1.3.2 Ý nghĩa của việc phân loại thuế

Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định.

Thuế có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế - xã hội của quốc gia. Việc phân loại thuế có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà lập pháp, hành pháp.

Việc phân loại thuế có ý nghĩa trên những phương diện sau:

1. Trong hoạt động lập pháp

Việc phân loại thuế thành thuế trực thu và thuế gián thu sẽ giúp các nhà lập pháp tìm ra được những phương thức điều tiết riêng, từ đó xây dựng được các sắc thuế phù hợp với mục đích điều tiết, phản ánh được phạm vi tác động của sắc thuế đó. Để đảm bảo tính công bằng điều tiết thu nhập thì cần gia tăng các loại thuế trực thu nhưng để đảm bảo nguồn thu ổn định cho nhà nước thì lại cần gia tăng các loại thuế gián thuế. Vấn đề là phải cân bằng được lợi ích của Nhà nước và người nộp thuế (Luật Dương Gia, 2015).

Ví dụ: thuế trực thu có hạn chế lớn là dễ gây phản ứng từ phía người nộp

thuế hoặc dễ xảy ra tình trạng trốn lậu thuế nếu quy định mức thuế suất cao, vậy cần phải điều chỉnh mức thuế suất sao cho đảm bảo được mục đích điều tiết của loại thuế này.

2. Trong công tác tổ chức hành thu

Việc phân loại thuế có ý nghĩa trong việc tổ chức thu thuế với mỗi loại thuế sẽ xác định được phạm vi người nộp thuế, nguyên tắc đánh thuế, đối tượng tính thuế, căn cứ tính thuế, cách thức tính thuế…từ đó có biện pháp thu thuế phù hợp. Qua đó, phân địh thẩm quyền của các cơ quan hành thu thuế từ đó có biện pháp quản lý thu thuế hiệu quả. Ví dụ: đối với thuế trực thu việc theo dõi tính toán và thu thuế phức tạp, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân với diện thu thuế rộng và phân tán. Vì vậy, nếu không có biện pháp quản lý thu thuế hiệu quả thì dễ dẫn đến hạn chế tác dụng của loại thuế này trong việc tập trung số thu đầy đủ, kịp thời về cho Ngân sách Nhà nước (Luật Dương Gia, 2015).

3. Trong nhận thức của đối tượng nộp thuế và người chịu thuế

Đối với loại thuế trực thu sẽ dễ gây phản ứng từ phía người nộp thuế hoặc dễ xảy ra tình trạng trốn, lậu thuế. Còn đối với loại thuế gián thu thì người nộp thuế

không có gánh nặng về thuế việc nộp thuế sẽ như một tất yếu khi sử dụng, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ (Luật Dương Gia, 2015).

2.1.3.3 Nguyên tắc đánh thuế của nhà nước

Đảm bảo công bằng: mỗi cá nhân, tổ chức nộp thuế tùy thuộc và hoàn cảnh mức thu nhập sẽ phải nộp mức thuế khác nhau theo quy định (Luật Dương Gia, 2015).

Cân bằng lợi ích giữa nhà nước và người nộp thuế: Mỗi đối tượng nộp thuế mặc dù không nhận loại hoàn toàn lợi ích về cho chính mình, nhưng sẽ đảm bảo lợi ích về các vấn đề xã hội, chất lượng cuộc sống, an ninh quốc phòng... (Luật Dương Gia, 2015).

Đảm bảo rõ ràng, hiệu quả: việc nộp thuế phải có thông báo cụ thể về mức thuế, thời hạn nộp và giấy tờ rõ ràng (Luật Dương Gia, 2015).

Mỗi đối tượng chịu thuế không phải chịu một loại thuế nhiều lần: khi đã nộp thuế với loại thuế này rồi thì sẽ không phải nộp thuế với cùng loại thuế đó nữa (Luật Dương Gia, 2015).

2.1.4 Vai trò của thuế

Nguồn thu của ngân sách nhà nước

Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân.Tất cả các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước đều được đáp ứng qua các nguồn thu từ thuế, phí và các hình thức thu khác như: vay mượn, viện trợ nước ngoài, bán tài nguyên quốc gia, thu khác.... Song thực tế các hình thức thu ngoài thuế đó có rất nhiều hạn chế, bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện. Do đó thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất vì khoản thu này mang tính chất ổn định và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng. Ở Việt Nam, Thuế thực sự trở thành nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước từ năm 1990. Điều này được thể hiện qua tỷ trọng số thuế trong tổng thu ngân sách (Luật Dương Gia, 2015).

Công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính sách thuế được đặt ra không chỉ nhằm mang lại số thu đơn thuần cho ngân sách mà yêu cầu cao hơn là qua thu góp phần thực hiện chức năng việc kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu

thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân (Luật Dương Gia, 2015).

2.2 Tổng quan về kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế 2.2.1 Người nộp thuế 2.2.1 Người nộp thuế

Theo Luật quản lý thuế hiện hành, Người nộp thuế (NNT) là khái niệm để chỉ các thể nhân hoặc pháp nhân được pháp luật xác định có trách nhiệm phải nộp thuế cho Nhà nước, bao gồm:

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế, phí, lệ phí hoặc các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước; - Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế;

- Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế, bao gồm:

+ Tổ chức, cá nhân là bên Việt Nam ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam mà tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, nộp thuế TKPN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu;

+ Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế khi chi trả thu nhập cho người có thu nhập thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân;

+ Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, bao gồm:

+ Người điều hành đối với hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng chia sản phẩm.

+ Công ty điều hành chung đối với hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng điều hành chung.

+ Doanh nghiệp liên doanh đối với hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng liên doanh hoặc Hiệp định liên Chính phủ.

+ Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam hoặc các Tổng công ty, Công ty thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đối với trường hợp Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam hoặc các Tổng công ty, Công ty thuộc Tập đoàn dầu khí quốc

gia Việt Nam tự tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu thô, khí thiên nhiên.

2.2.2 Cơ quan thuế (CQT)

Theo Luật quản lý thuế hiện hành, Cơ quan thuế gồm: Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế;

2.2.3 Kiểm tra thuế

Theo từ điển Tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học biên soạn, kiểm tra là "xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét" [tr. 523]. Theo Đại từ điển Tiếng Việt do Trung tâm ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam biên soạn, kiểm tra là "xem xét thực chất, thực tế" [tr. 973]. Theo từ điển Luật học, kiểm tra là "xem xét tình hình thực tế thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ quyền hạn nói chung hay một công tác cụ thể được giao để đánh giá, nhận xét ..." [tr.265].

Theo Giáo trình nghiệp vụ thuế của Học viện Tài chính, ''Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình thực tế của đối tượng kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ yêu cầu đặt ra đối với đối tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá'' [1, tr.411]

Theo giáo sư Michel Bouvier, tác giả cuốn “Nhập môn về Luật thuế đại cương và lý thuyết thuế”, kiểm tra thuế là ''hoạt động nhằm xem xét tính trung thực, tính chính xác của cơ sở tính thuế mà người nộp thuế đã kê khai'' [1, tr.153]

Tổng hợp các quan niệm trên có thể hiểu kiểm tra thuế là hoạt động xem xét, đánh giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân chịu sự quản lý trong việc thực hiện pháp luật về thuế, phí và lệ phí (gọi chung là thuế).

2.2.4 Tuân thủ pháp luật thuế

Tuân thủ thuế là việc chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo đúng luật định, bao gồm đăng ký, kê khai, báo cáo, nộp thuế. Bất kỳ sự vi phạm nào ở một trong các khâu trên đều là không tuân thủ ở các mức độ khác nhau. Tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế thể hiện ở việc chấp hành đầy đủ, kịp thời và đúng đắn các quy định của pháp luật thuế, cụ thể là việc chấp hành các tiêu chí thời gian, mức độ chính xác trung thực và đầy đủ của các hoạt động đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và các nghĩa vụ khác về thuế của người nộp thuế (OECD , 2004).

Trên thế giới:

Trên thế giới, có nhiều định nghĩa về tuân thủ thuế, một số tác giả đã trình bày như sau:

Tuân thủ thuế được xác định theo cách sau NNT khai báo hồ sơ khai thuế cần thiết tại thời điểm thích hợp và thực hiện chính xác nghĩa vụ thuế theo quy định của các luật thuế, các quyết định của tòa án (Jeffrey Lloyd Hamm BS, 1995) .

Quản lý rủi ro tuân thủ - sử dụng các chương trình kiểm tra ngẫu nhiên, định nghĩa tuân thủ thuế là phạm vi mà đối tượng nộp thuế phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế của mình. Tại nhiều nước, đối tượng nộp thuế có 3 nghĩa vụ cơ bản (1) nộp tờ khai thuế đúng hạn; (2) kê khai (báo caqso) chính xác trên tờ khai những thông tin cần thiết để xác định số tiền thuế và (3) nộp nghĩa vụ thuế kịp thời. Các nghĩa vụ này thường được coi là tuân thủ về nộp tờ khai, tuân thủ về báo cáo (kê khai) và tuân thủ về thu nộp (OECD, 2004).

Mohd Riazal Palil và Ahmad Fariq Mustapha (2011), đã tập hợp nhiều định nghĩa về tuân thủ thuế. Trong đó, các tác giả Andreoni, Erard, và Feinstein (1998) cho rằng việc tuân thủ thuế nên được định nghĩa là sự sẵn sàng của NNT chấp hành luật pháp về thuế, để có được trạng thái cân bằng nền kinh tế của một quốc gia. Một định nghĩa rộng hơn, được xác định vào năm 1978 của Song và Yarbrough cho rằng: Do các khía cạnh đáng chú ý của các hoạt động của hệ thống thuế ở Hoa Kỳ và phần là dựa trên tự đánh giá và tuân thủ tự nguyện, tuân thủ thuế cần được xác định như khả năng của NNT và sẵn sang thực hiện theo quy định pháp luật về thuế được xác định bỡi đạo đức, môi trường pháp lý và các yếu tố tình huống khác về thuế được xác định như khả năng của NNT và sẵn sang thực hiện theo quy định pháp luật về thuế được xác định bỡi đạo đức, môi trường pháp lý và các yếu tố tình huống khác tại một thời điểm và địa điểm cụ thể. Tương tự như vậy, tuân thủ thuế cũng được xác định bỡi một số CNL như khả năng và sự sẵn sàng của NNT thực hiện theo quy định của pháp luật, kê khai thu nhập chính xác trong mỗi năm và thanh toán số tiền thuế phải nộp theo thời gian (CNL Úc, 2009, CNL Malaysia, 2009). ALM ( 1991), Jackson và Milliron (1986) xác định: Tuân thủ thuế là báo cáo tất cả các thu nhập và thanh toán tất cả các loại thuế bằng cách thực hiện các quy định của pháp luật, quyết định và bản án tòa án.

Allingham và Sandmo (1972) mô tả tuân thủ thuế là một vấn đề “báo cáo thu nhập thực tế” và cũng cho rằng hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế bị ảnh hưởng bởi một số tình huống mà trong đó có thể người nộp thuế đưa ra quyết định trong tình trạng không chắc chắn (Clotfelter, 1983). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Spice và Lundstedt (1976) nhận thức mức độ tuân thủ thuế là một hình thức đặc biệt của sự may rủi (trong đó có liên quan đến khả năng phát hiện và xử phạt), đòi hỏi CNL phải hiểu được các yếu tố tác động đến quyết định tuân thủ thuế của người nộp thuế.

Jackson và Milliron (1986), Alm (1991) cho rằng tuân thủ thuế là báo cáo tất cả thu nhập, thanh toán tòan bộ nghĩa vụ thuế bằng cách thực hiện các điều khoản quy định của luật, pháp lệnh hoặc phán quyết của toà án. Theo James và Alley (1999), “tuân thủ thuế theo cách hiểu đơn giản nhất là mức độ người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ thuế được quy định trong luật thuế”.

Theo Kirchler (2007) đưa ra một định nghĩa đơn giản hơn, tuân thủ thuế là một thuật ngữ trung lập nhất miêu tả việc người nộp thuế sẵn sàng nộp tiền thuế.

Tại Việt Nam:

Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) đã nêu: Khái niệm tuân thủ thuế vẫn được các nhà nghiên cứu tiếp tục tranh luận theo hướng nghiên cứu tính tự nguyện hay không tự nguyện chấp hành nghĩa vụ thuế. Quản lý thu thuế thành công là hầu hết đối tượng tuân thủ thuế một cách tự nguyện mà ít cần đến sự chất vấn, điều tra, nhắc nhở hoặc đe dọa và các hành vi xử phạt hành chính khác.

Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam: Tuân thủ là giữ và làm đúng theo những điều đã quy định.

Do đó, có thể khái quát tuân thủ thuế là làm đúng theo những điều đã quy định trong các luật thuế.

2.2.5 Kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế

Công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế được thực hiện theo Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/04/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế, trình tự các bước kiểm tra được thực hiện như sau:

2.2.5.1 Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế - Kiểm tra tính đầy đủ trong hồ sơ khai thuế - Kiểm tra tính đầy đủ trong hồ sơ khai thuế

Trường hợp phát hiện trong hồ sơ khai thuế chưa đủ tài liệu theo quy định hoặc khai chưa đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định thì cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết để hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

- Kiểm tra để làm rõ nội dung cần bổ sung trong hồ sơ thuế

+ Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu, so sánh, phân tích xét thấy có nội dung khai chưa đúng, số liệu khai không chính xác hoặc có những nội dung cần xác minh liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, cơ quan thuế thông báo bằng văn bản đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu.

Thời gian giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế nhận được thông báo của cơ quan thuế hoặc hồi báo (nếu gửi qua đường bưu điện). Người nộp thuế có thể đến cơ quan thuế giải trình trực tiếp hoặc bổ sung thông tin, tài liệu hoặc bằng văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế tại chi cục thuế quận bình thạnh​ (Trang 32)