0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Quy trình tổ chức kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA TUÂN THỦ PHÁP LUẬT THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BÌNH THẠNH​ (Trang 42 -44 )

2.2 .5Kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế

2.3 Các yếu tố tác động đến công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế

2.3.2 Quy trình tổ chức kiểm tra

Theo nghiên cứu của Trần Huy Trường, 2013: Hiệu quả hoạt động chủ yếu do cách thức (phương pháp) hoạt động quyết định, trong đó cách thức quản lý hoạt động có vị trí, vai trò chính. Như vậy, để hoạt động ngày càng đạt được hiệu quả cao cần có cách thức hoạt động nói chung, phương pháp quản lý hoạt động nói riêng phải khoa học. Quản lý hoạt động một cách khoa học là tìm cách, biết cách áp dụng các thành tựu khoa học vào việc giải quyết các vấn đề quản lý, vào việc thực hiện các loại công việc quản lý.

Quy trình, thủ tục kiểm tra thuếcó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kiểm tra: Quy trình, thủ tục kiểm tra khoa học, hợp lý sẽ làm cho các bước tiến hành đơn giản, đảm bảo kiểm tra đúng pháp luật, tiết kiệm thời gian, chi phí, thuận tiện cho CQT và NNT. Quy trình, thủ tục kiểm tra khoa học giúp hoạt động kiểm tra thuếđược minh bạch, rõ ràng. Ngược lại, quy trình kiểm tra rườm rà, quá nhiều mẫu

biểu, nhiều thủ tục khiến cho thời gian kiểm tra sẽ bị kéo dài, gây phiền hà cho đơn vị. Do đó, cải tiến quy trình kiểm tra thuếsẽ nâng cao được đáng kể hiệu quả kiểm tra.

Phương pháp kiểm tra cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kiểm tra thuế. Nếu lựa chọn phương pháp kiểm tra không phù hợp, CQT sẽ không đạt được hiệu quả kiểm tra như mong muốn. Nếu CQT chỉ sử dụng đơn thuần một phương pháp kiểm tra thuếsẽ cho ra kết quả không đầy đủ, mà phải vận dụng nhiều phương pháp kết hợp. Nếu không căn cứ vào tình hình, đặc thù sản xuất kinh doanh, đặc điểm ngành nghề của từng NNT mà áp dụng máy móc phương pháp kiểm tra theo trình tự sẽ dẫn đến bỏ sót, kiểm tra không trúng, không đúng và sẽ không đủ thời gian kiểm tra, dẫn đến hiệu quả kiểm tra thấp. Do đó, để kiểm tra thuếđạt được hiệu quả, CBTT cần xem xét, bàn bạc rất kỹ phương pháp kiểm tra cho phù hợp, khoa học, tránh gây phản ứng của NNT để vẫn đạt được hiệu quả cao nhất.

Tính cưỡng chế hợp lý của cơ quan thuế thể hiện ở các biến số như: tần suất kiểm tra thuế, khả năng phát hiện trốn thuế và rủi ro về thuế, các biện pháp cưỡng chế thuế, mức độ nghiêm khắc của hình phạt do trốn thuế. Mức độ ngăn chặn được dựa trên khái niệm cho rằng nguy cơ phát hiện việc gian lận và các biện pháp trừng phạt sẽ làm tăng mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Theo cách tiếp cận này, các DN đóng thuế nhằm thoát khỏi sự sợ hãi bị chính phủ bắt và phạt họ (Lavoie 2008). Mục đích của việc ngăn ngừa chủ yếu là để ngăn chặn việc trốn thuế, nhưng khái niệm này cũng bao hàm ý tưởng rằng các hình phạt cũng sẽ làm giảm nạn trốn thuế trong tương lai.

Allingham và Sandmo (1972) cho rằng NNT sẽ luôn khai báo thu nhập của họ chính xác nếu khả năng bị phát hiện cao.

James Alm và các cộng sự (1992) nghiên cứu kết luận: tuân thủ thuế tăng lên khi tần suất kiểm toán tăng lên.

Các quan hệ cộng tác, phối hợp của cơ quan thuế với các đơn vị có liên quan trong việc quản lý thuế. Để có thể nắm bắt chính xác về tình trạng tuân thủ của NTT, cơ quan thuế phải có đầy đủ thông tin. Ngoài những thông tin do NNT cung cấp thông tin do bản thân ngành thuế thu thập trong quá trình quản lý còn phải truy cập, tham chiếu với các thông tin khác liên quan đến NNT do các cơ quan, tổ chức

chuyên ngành nắm giữ. Vì vậy, việc thiết lập hệ thống mạng trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế và các cơ quan khác như cơ quan kho bạc, cơ quan tài chính, cơ quan hải quan, cơ quan quản lý doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại, cơ quan thống kê… là vô cùng quan trọng. Nguyễn Thị Thanh Hoài và các thành viên (2011).

Hiện nay, CQT đã chuyển sang áp dụng phương pháp kiểm tra trên cơ sở phân tích rủi ro. Theo phương pháp này, việc lập kế hoạch kiểm tra được tiến hành dựa trên hệ thống các tiêu chí rủi ro để lựa chọn NNT có rủi ro cao về thuế đưa vào diện kiểm tra. Thông thường nếu chọn được NNT có rủi ro cao thì hiệu quả kiểm tra thu được là cao và ngược lại. Nếu tiến hành theo phương pháp kiểm tra trước đây: lựa chọn kế hoạch kiểm tra thủ công, theo kinh nghiệm, CQT sẽ không chọn được nhiều NNT có rủi ro, dễ bỏ sót những NNT có dấu hiệu vi phạm, do đó hiệu quả kiểm tra sẽ thấp. Qua phân tích thông tin NNT, bộ phận kiểm tra sẽ đề xuất cụ thể về nội dung, đối tượng và phạm vi kiểm tra; khái quát những đề xuất này trong quyết định kiểm tra và cụ thể hóa trong đề cương, kế hoạch tiến hành cuộc kiểm tra, trình người có thẩm quyền quyết định, phê duyệt. Thực hiện tốt nhiệm vụ trong khâu này là yêu cầu rất quan trọng trong việc đảm bảo triển khai thực hiện cuộc kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải về nội dung và không bị kéo dài về thời gian mà vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ yêu cầu đặt ra đối với cuộc kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA TUÂN THỦ PHÁP LUẬT THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BÌNH THẠNH​ (Trang 42 -44 )

×