0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Đặc điểm và chức năng của thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA TUÂN THỦ PHÁP LUẬT THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BÌNH THẠNH​ (Trang 28 -28 )

2.1.2.1 Đặc điểm của thuế

Thứ nhất, thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách nhà nước. Vai trò

của thuế là tạo nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước, khoản thuế mà cơ quan thuế thu được từ người nộp thuế sẽ được đưa vào quỹ ngân sách nhà nước để chi trả thực hiện chức năng của nhà nước. Tính bắt buộc của thuế thể hiện ở chỗ, đối với người nộp thuế thì buộc phải chuyển giao một phần tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước, nếu không thực hiện thì sẽ bị áp dụng những biện pháp cưỡng chế cần thiết. Còn đối với cơ quan thu thuế thì tính bắt buộc thể hiện ở

chỗ, cơ quan thu thuế buộc phải thực hiện việc thu thuế đối với mọi tổ chức cá nhân có nghĩa vụ là như nhau mà không được có sự ưu tiên với bất kì người nộp thuế nào (Luật Dương Gia, 2015).

Thứ hai, thuế gắn với quyền lực nhà nước. Để thuế phát huy vai trò của mình

đối với xã hội thì nhà nước đã pháp luật hóa thuế thành hệ thống pháp luật, từ đó buộc mọi cá nhân phải tuân thủ. Chỉ gắn với yếu tố quyền lực thì thuế mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tạo nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước (Luật Dương Gia, 2015).

Thứ ba, thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp. Không như

phí và lệ phí chỉ được nộp khi đối tượng nộp đã nhận được một lợi ích ngay từ phía nhà nước thì thuế là khoản bắt buộc mà người nộp thuế phải nộp cho nhà nước khi có những điều kiện nhất định. Khi nộp thuế người nộp sẽ không được nhận lại một số tiền tương đương với khoản thuế đã nộp mà chỉ nhận được những lợi ích không thể xác định dưới dạng vật chất như: yên bình xã hội, sự phát triển kinh tế… đó là tính không hoàn trả trực tiếp của thuế. Số tiền thuế phải nộp không phụ thuộc vào mức độ hưởng lợi ích của người nộp thuế (Luật Dương Gia, 2015).

2.1.2.2 Chức năng của thuế

Theo Luật thuế Việt Nam, 2016: chức năng của thuế là sự thể hiện công dụng vốn có của thuế, và nó có tính ổn định tương đối. Trong suốt thời gian tồn tại và phát triển thuế luôn luôn thực hiện hai chức năng cơ bản sau.

2.1.2.3 Chức năng huy động nguồn lực tài chính cho nhà nước

Ngay từ lúc phát sinh, thuế luôn luôn có công dụng là phương tiện đông viên nguồn tài chính cho nhà nước, là chức năng cơ bản của thuế. Nhờ chức năng huy động nguồn lực tài chính mà quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước được hình thành, qua đó đảm bảo cơ sở vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của nhà nước. Chức năng này đã tạo ra những tiền đề để nhà nước tiến hành phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm của xã hội và thu nhập quốc dân trong xã hội. Thuế là một nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất cho ngân sách nhà nước.

2.1.2.4 Chức năng điều tiết kinh tế

Chức năng điều tiết kinh tế của thuế được thực hiện thông qua việc quy định các hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế và đối

tượng nộp thuế, xây dựng chính xác các mức thuế phải nộp có tính đến khả năng của người nộp thuế, sử dụng linh họat các ưu đãi và miễn giảm thuế.

Trên cơ sở đó, nhà nước kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung, phù hợp lợi ích của xã hội. Như vậy, bằng cách điều tiết và kích thích, chức năng điều tiết kinh tế của thuế đã được thực hiện.

Giữa chức năng huy động nguồn lực tài chính và chức năng điều tiết kinh tế có mỗi quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Chức năng huy động nguồn lực tài chính quy định sự tác động và sự phát triển của chức năng điều tiết. Ngược lại, nhờ sự vận dụng đúng đắn chức năng điều tiết kinh tế đã làm cho chức năng huy động nguồn lực tài chính của thuế có điều kiện phát triển. Chức năng huy động nguồn lực tài chính càng tăng lên nhằm đảm bảo nguồn thu nhập cho nhà nước đã tạo ra những điều kiện để nhà nước tác động một cách sâu rộng đến các quá trình kinh tế và xã hội. Điều này tạo ra tiền đề tăng thêm thu nhập cho các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư, do đó mở rộng cơ sở thực hiện chức năng huy động nguồn lực tài chính.

Cùng với sự thống nhất đó, thì giữa hai chức năng này của thuế cũng không loại trừ những mặt mâu thuẫn. Sự tăng cường chức năng huy động tập trung tài chính làm cho mức thu nhập của nhà nước tăng lên. Điều đó đồng nghĩa với việc mở rộng khả năng của nhà nước trong việc thực hiện các chương trình kinh tế- xã hội. Mặt khác, việc tăng cường chức năng huy động một cách quá mức sẽ làm tăng gánh nặng thuế và hậu quả của nó là giảm động lực phát triển kinh tế và làm xói mòn vai trò điều tiết kinh tế.

Do vậy, trong quá trình quản lý thuế, hoạch định các chính sách thuế ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau cần phải chú ý đến mỗi quan hệ giữa chức năng điều tiết kinh tế và chức năng huy động nguồn tài chính của thuế.

2.1.3 Phân loại, ý nghĩa của việc phân loại thuế và nguyên tắc đánh thuế của nhà nước nhà nước

2.1.3.1 Phân loại

Phân loại thuế là việc sắp xếp các sắc thuế trong hệ thống thuế thành những nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định. Có nhiều tiêu thức phân loại khác nhau, mỗi tiêu thức phân loại có nhiều loại thuế khác nhau:

- Phân loại theo đối tượng chịu thuế.

Căn cứ vào đối tượng chịu thuế có thể chia hệ thống thuế thành ba loại sau: - Thuế thu nhập

Thuế thu nhập bao gồm các sắc thuế có đối tượng chịu thuế là thu nhập nhận được, thu nhập này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: thu nhập từ lao động dưới dạng tiền lương, tiền công, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh dưới dạng lợi nhuận, lợi tức cổ phần…

Do vậy thuế thu nhập cũng có nhiều hình thức khác nhau : Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doạnh nghiệp.

- Thuế tiêu dùng

Thuế tiêu dùng là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là phần thu nhập được mang tiêu dùng trong hiện tại. Bao gồm: Thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng…

- Thuế tài sản

Thuế tài sản là các loại thuế có đối tuợng chịu thuế là giá trị tài sản. Bao gồm: Thuế bất động sản là thuế tài sản đánh trên giá trị của tài sản cố định; Thuế động sản là thuế đánh trên tài sản chính .

Phân loại theo phương thức đánh thuế

Theo phương thức đánh thuế thì hệ thống thuế gồm 2 loại sau: - Thuế trực thu

Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. Thuế trực thu bao gồm: Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế thu nhập doanh nghiệp ,thuế nhà đất….

- Thuế gián thu

Thuế gián thu là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ. Bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và nhập khẩu.

Hình 2.1: Hệ thống thuế

Phân loại theo mối quan hệ đối với khả năng nộp thuế

Căn cứ vào khả năng nộp thuế có thể chia hệ thống thuế thành 2 loại: - Thuế thực

Thuế thực là loại thuế không dựa vào khả năng của người nộp thuế. Thuế thực bao gồm: Thuế điền thổ, thuế nhà cửa, thuế tài sản.

- Thuế cá nhân

Thuế cá nhân là loại thuế dựa trên khả năng của người nộp thuế, là thuế đánh vào thu nhập của người nộp thuế và được thu ngay từ khâu phát sinh thu nhập hoặc do khai báo. Các loại thuế cá nhân bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân, thuế lợi tức, thuế thu nhập công ty, thuế doanh nghiệp, thuế lợi nhuận siêu ngạch…

Phân loại theo phạm vi thẩm quyền về thuế

Theo tiêu thức phân loại nay thì hệ thống thuế có thể được chia thành hai loại: - Thuế trung ương

Là các hình thức thuế do các cơ quan đại diện chính quyền nhà nước ở trung ương ban hành.

- Thuế địa phương

2.1.3.2 Ý nghĩa của việc phân loại thuế

Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định.

Thuế có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế - xã hội của quốc gia. Việc phân loại thuế có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà lập pháp, hành pháp.

Việc phân loại thuế có ý nghĩa trên những phương diện sau:

1. Trong hoạt động lập pháp

Việc phân loại thuế thành thuế trực thu và thuế gián thu sẽ giúp các nhà lập pháp tìm ra được những phương thức điều tiết riêng, từ đó xây dựng được các sắc thuế phù hợp với mục đích điều tiết, phản ánh được phạm vi tác động của sắc thuế đó. Để đảm bảo tính công bằng điều tiết thu nhập thì cần gia tăng các loại thuế trực thu nhưng để đảm bảo nguồn thu ổn định cho nhà nước thì lại cần gia tăng các loại thuế gián thuế. Vấn đề là phải cân bằng được lợi ích của Nhà nước và người nộp thuế (Luật Dương Gia, 2015).

Ví dụ: thuế trực thu có hạn chế lớn là dễ gây phản ứng từ phía người nộp

thuế hoặc dễ xảy ra tình trạng trốn lậu thuế nếu quy định mức thuế suất cao, vậy cần phải điều chỉnh mức thuế suất sao cho đảm bảo được mục đích điều tiết của loại thuế này.

2. Trong công tác tổ chức hành thu

Việc phân loại thuế có ý nghĩa trong việc tổ chức thu thuế với mỗi loại thuế sẽ xác định được phạm vi người nộp thuế, nguyên tắc đánh thuế, đối tượng tính thuế, căn cứ tính thuế, cách thức tính thuế…từ đó có biện pháp thu thuế phù hợp. Qua đó, phân địh thẩm quyền của các cơ quan hành thu thuế từ đó có biện pháp quản lý thu thuế hiệu quả. Ví dụ: đối với thuế trực thu việc theo dõi tính toán và thu thuế phức tạp, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân với diện thu thuế rộng và phân tán. Vì vậy, nếu không có biện pháp quản lý thu thuế hiệu quả thì dễ dẫn đến hạn chế tác dụng của loại thuế này trong việc tập trung số thu đầy đủ, kịp thời về cho Ngân sách Nhà nước (Luật Dương Gia, 2015).

3. Trong nhận thức của đối tượng nộp thuế và người chịu thuế

Đối với loại thuế trực thu sẽ dễ gây phản ứng từ phía người nộp thuế hoặc dễ xảy ra tình trạng trốn, lậu thuế. Còn đối với loại thuế gián thu thì người nộp thuế

không có gánh nặng về thuế việc nộp thuế sẽ như một tất yếu khi sử dụng, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ (Luật Dương Gia, 2015).

2.1.3.3 Nguyên tắc đánh thuế của nhà nước

Đảm bảo công bằng: mỗi cá nhân, tổ chức nộp thuế tùy thuộc và hoàn cảnh mức thu nhập sẽ phải nộp mức thuế khác nhau theo quy định (Luật Dương Gia, 2015).

Cân bằng lợi ích giữa nhà nước và người nộp thuế: Mỗi đối tượng nộp thuế mặc dù không nhận loại hoàn toàn lợi ích về cho chính mình, nhưng sẽ đảm bảo lợi ích về các vấn đề xã hội, chất lượng cuộc sống, an ninh quốc phòng... (Luật Dương Gia, 2015).

Đảm bảo rõ ràng, hiệu quả: việc nộp thuế phải có thông báo cụ thể về mức thuế, thời hạn nộp và giấy tờ rõ ràng (Luật Dương Gia, 2015).

Mỗi đối tượng chịu thuế không phải chịu một loại thuế nhiều lần: khi đã nộp thuế với loại thuế này rồi thì sẽ không phải nộp thuế với cùng loại thuế đó nữa (Luật Dương Gia, 2015).

2.1.4 Vai trò của thuế

Nguồn thu của ngân sách nhà nước

Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân.Tất cả các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước đều được đáp ứng qua các nguồn thu từ thuế, phí và các hình thức thu khác như: vay mượn, viện trợ nước ngoài, bán tài nguyên quốc gia, thu khác.... Song thực tế các hình thức thu ngoài thuế đó có rất nhiều hạn chế, bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện. Do đó thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất vì khoản thu này mang tính chất ổn định và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng. Ở Việt Nam, Thuế thực sự trở thành nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước từ năm 1990. Điều này được thể hiện qua tỷ trọng số thuế trong tổng thu ngân sách (Luật Dương Gia, 2015).

Công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô

Chính sách thuế được đặt ra không chỉ nhằm mang lại số thu đơn thuần cho ngân sách mà yêu cầu cao hơn là qua thu góp phần thực hiện chức năng việc kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu

thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân (Luật Dương Gia, 2015).

2.2 Tổng quan về kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế 2.2.1 Người nộp thuế 2.2.1 Người nộp thuế

Theo Luật quản lý thuế hiện hành, Người nộp thuế (NNT) là khái niệm để chỉ các thể nhân hoặc pháp nhân được pháp luật xác định có trách nhiệm phải nộp thuế cho Nhà nước, bao gồm:

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế, phí, lệ phí hoặc các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước; - Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế;

- Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế, bao gồm:

+ Tổ chức, cá nhân là bên Việt Nam ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam mà tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, nộp thuế TKPN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu;

+ Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế khi chi trả thu nhập cho người có thu nhập thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân;

+ Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, bao gồm:

+ Người điều hành đối với hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng chia sản phẩm.

+ Công ty điều hành chung đối với hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng điều hành chung.

+ Doanh nghiệp liên doanh đối với hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng liên doanh hoặc Hiệp định liên Chính phủ.

+ Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam hoặc các Tổng công ty, Công ty thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đối với trường hợp Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam hoặc các Tổng công ty, Công ty thuộc Tập đoàn dầu khí quốc

gia Việt Nam tự tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu thô, khí thiên nhiên.

2.2.2 Cơ quan thuế (CQT)

Theo Luật quản lý thuế hiện hành, Cơ quan thuế gồm: Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế;

2.2.3 Kiểm tra thuế

Theo từ điển Tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học biên soạn, kiểm tra là "xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét" [tr. 523]. Theo Đại từ điển Tiếng Việt do Trung tâm ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam biên soạn, kiểm tra là "xem xét thực chất, thực tế" [tr. 973]. Theo từ điển Luật học, kiểm tra là "xem xét tình hình thực tế thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ quyền hạn nói chung hay một công tác cụ thể được giao để đánh giá, nhận xét ..." [tr.265].

Theo Giáo trình nghiệp vụ thuế của Học viện Tài chính, ''Kiểm tra thuế là

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA TUÂN THỦ PHÁP LUẬT THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BÌNH THẠNH​ (Trang 28 -28 )

×