Tổng quan tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế tại chi cục thuế quận bình thạnh​ (Trang 48)

2.4.1 Đề tài nghiên cứu nước ngoài

Margaret Cotton (2006), Lựa chọn đối tượng thanh tra thuế (Nguyên bản tiếng Anh: Sellecting cases for auditing). Nghiên cứu này giới thiệu phương pháp lựa chọn đối tượng thanh tra thuế dựa trên mô hình tuân thủ (ATO) và kỹ thuật quản lý

rủi ro. Nghiên cứu này lấy ví dụ thực tiễn tại Newzealand để minh chứng cho các đánh giá, nhận định. Theo đó, nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro để lựa chọn đối tượng thanh tra thuế. Nghiên cứu cũng nêu những công việc cụ thể gắn với quy trình thu thập, xử lý thông tin và ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro để lựa chọn đối tượng thanh tra thuế.

Ủy ban châu Âu (EC) (2010), Hướng dẫn về quản lý rủi ro tuân thủ trong quản lý thuế (nguyên bản tiếng Anh: Compliance risk management guide for tax adimistration). Tài liệu này giới thiệu khuôn khổ lý thuyết về mô hình quản lý rủi ro tuân thủ trong quản lý thuế với những vấn đề cơ bản như: môi trường quản lý rủi ro tuân thủ của người nộp thuế; các vấn đề cơ bản trong quy trình quản lý rủi ro như: nhận diện rủi ro, phân tích rủi ro, đánh giá rủi ro và xử lý rủi ro... Đặc biệt, tài liệu này đã giới thiệu kinh nghiệm áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động quản lý thuế và thanh tra thuế ở trên 20 nước trên thế giới với những mô tả kỹ lưỡng về cách thức áp dụng, những kết quả đạt được và những vấn đề cốt yếu rút ra từ những trường hợp thực tiễn đó.

Muwer Sultan Khwaja, Rajul Awasthi and Jan Loeprick (2011), Thanh tra trên cơ sở quản lý rủi ro: Phương pháp tiếp cận và kinh nghiệm một số nước (Nguyên bản tiếng Anh: risk-based audit: Approaches and countries experiences). Đây là cuốn sách chuyên khảo công phu chuyên sâu về ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế. Cuốn sách này có thể coi là

Mukhtar M. Ali, H. Wayne Cecil anh James A. Knoblett (2001), “The Effects of Tax Rates and Enforcement Policies on Taxpayer Compliance: A study of Self-

Employed Taxpayers” . Bài viết này đại diện cho các phân tích thống kê việc tuân

thủ của người đóng thuế, khảo sát mối quan hệ với các hình thức kiểm toán, các hình thức xử phạt nếu bị phát hiện vi phạm, liệt kê các loại thuế, mức thu nhập và các nguồn thu nhập cá nhân. Dữ liệu được trích từ báo cáo thường niên của cơ quan thuế liên bang. Sở Thuế Vụ (IRS) và sổ sách dữ liệu kế toán từ năm 1980 đến năm 1995, các loại hình thức kiểm toán và hình thức xử phạt đã cho thấy hiệu quả trong việc ngăn chặn việc không tuân thủ đóng thuế. Bài viết này cung cấp bằng chứng liên quan đến các tác động có thể có của các chiến lược thực thi thuế và lịch trình thuế suất cho kế hoạch C và F về việc tuân thủ thuế bằng cách phân tích dữ liệu

chuỗi thời gian hàng năm 1980-1995 được công bố trong Báo cáo thường niên của cơ quan thuế liên bang sở Thuế Vụ (IRS) và sổ sách dữ liệu kế toán .Tỷ lệ kiểm toán và tỷ lệ hình phạt nhằm răn đe hiệu quả để ngăn chặn việc không tuân thủ đóng thuế. Nó cũng được tìm thấy rằng các cá nhân có xu hướng thực hiện đóng thuế cũng ít như việc tăng mức thuế suất. Sự đóng góp cơ bản của bài viết này là để tránh một số thiếu sót về phương pháp luận nghiên cứu trước đây trong việc cung cấp bằng chứng về các yếu tố quyết định hành vi tuân thủ Kế hoạch C và F Lịch khai thuế, các nhóm có thu phần lợi nhuận không tuân thủ bằng cách phân tích chuỗi thời gian truy cập công khai hàng năm dữ liệu từ IRS. Những thiếu sót về phương pháp luận chính của nghiên cứu trước đây đã tránh được bằng cách bao gồm cả các biến độc lập quan trọng: Tốc độ kiểm toán, thuế suất, mức phạt, và mức thu nhập của người nộp thuế. Dựa trên phân tích này, bài báo cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng việc tuân thủ của người nộp thuế là nhạy cảm với tốc độ kiểm toán, mức thuế suất, và tỷ lệ phạt và rằng việc tuân thủ.

GeraSL Chau và Patrick Leung (2009) đã mở rộng mô hình tuân thủ thuế của Fisher bằng cách bổ sung thêm các yếu tố môi trường quan trọng khác văn hóa và sự tương tác giữa cơ hội không tuân thủ với hệ thống thuế tác động đến hành vi tuân thủ thuế (mô hình Fischer mở rộng) và đề nghị các nghiên cứu tiếp theo cần tập trung xác định tác động của từng yếu tố và tương tác giữa những yếu tố này tác động như thế nào đến tuân thủ thuế. Nghiên cứu này cũng cho rằng hầu hết những nghiên cứu hiện có về tuân thủ thuế đều được thực hiện ở các quốc gia đã phát triển, trong khi các quốc gia đang phát triển lại dễ bị tổn thương hơn khi hành vi không tuân thủ thuế diễn ra. Vì vậy họ đề nghị cần tiến hành nhiều nghiên cứu thực nghiệm hơn về hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế ở các quốc gia đang phát triển.

Một nghiên cứu tổng hợp khác về các yếu tố tác động đến tuân thủ thuế được thực hiện bởi Nicoleta BARBUTA-MISU (2011) cũng phân chia các yếu tố quan trọng nhất tác động đến tuân thủ thuế thành 2 nhóm: các yếu tố về kinh tế (thuế suất, kiểm tra thuế, hình phạt, …) và các yếu tố phi kinh tế (nhận thức về công bằng, thái độ của người nộp thuế, chuẩn mực xã hội, ..). Nghiên cứu này một lần

nữa cung cấp nền tảng lý thuyết quý báu cho những nhà nghiên cứu sau thực hiện nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế.

Eva B. Hofmann và cộng sự (2013), “Enhancing tax compliance through

coercive and legitimate power of authorities”. Mục đích của báo cáo này là để

kiểm tra tác động của quyền cưỡng chế và quyền hợp pháp về việc tuân thủ thuế dự định. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quyền cưỡng chế và quyền hợp pháp có ảnh hưởng đến tuân thủ thuế dự kiến, nhưng nếu thực hiện kết hợp, sức mạnh hợp pháp có thể làm thay đổi nhận thức về sức mạnh cưỡng chế. Cơ quan chức năng nên tập trung vào các chiến lược quản trị tốt, đồng thời tìm cách bảo vệ người nộp thuế trung thực từ trốn thuế.

2.4.2 Đề tài nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam hiện đã có rất nhiều các đề tài nghiên cứu về hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu này thường kết hợp cả hai công tác thanh tra và kiểm tra thuế; hoặc công tác thanh tra thuế; hoặc chỉ nghiên cứu thanh tra một Luật thuế (sắc thuế) cụ thể.

Nguyễn Tuấn Anh (2014) sau khi nghiên cứu kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại tỉnh Hưng Yên mới chỉ đưa ra được các yếu tố định tính, dựa vào các số liệu thu thập được để đưa ra nhận xét.

Luận án Tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Xuân Thành (2013) về đề tài "Nâng cao hiệu quả thanh tra người nộp thuế ở Việt Nam giai đoạn hiện nay", Học viện Tài

chính, Hà Nội.

Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý rủi ro trong việc nâng cao hiệu quả thanh tra thuế, phần lý luận tác giả phân tích tương đối cụ thể về phương pháp phân tích rủi ro: phân tích dọc, ngang, phân tích tỷ suất các báo cáo tài chính, tờ khai thuế, lịch sử tuân thủ của DN. Tác giả chỉ rõ những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp phân tích rủi ro.

Trong phần thực trạng về hiệu quả thanh tra thuế, tác giả đã đánh giá phân tích rủi ro chủ yếu ở khâu lập kế hoạch thanh tra (là một khâu trong quy trình thanh tra). Tác giả nhận định khá chính xác khi cho rằng "Việc phân tích rủi ro trong thanh tra thuế mới chỉ dừng lại ở một số bước đánh giá cơ bản, chất lượng chưa cao” và

nguyên nhân là do “ngành Thuế chậm ban hành và chưa chọn lọc áp dụng hệ thống tiêu chí đánh giá, chấm điểm rủi ro”.

Hoàng Vân Anh (2008) nghiên cứu về một số biện pháp đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong điều kiện thực hiện Luật Quản lý thuế ở Việt Nam đã kết luận hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đang từng bước chuyển đổi từ cơ chế kiểm tra tràn lan, chưa đúng đối tượng, chưa khoa học sang cơ chế kiểm tra, thanh tra thuế dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của NNT, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh việc tuyên truyền, hỗ trợ NNT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế. Nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nhằm đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong điều kiện thực hiện Luật Quản lý thuế ở Việt Nam là vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Nghiên cứu của Ngô Thị Thu Hương (2011) về nâng cao hiệu quả thanh tra kiểm tra thuế đối với người nộp thuế trong tiến trình hiện đại hóa công tác quản lý thuế ở Việt Nam đã kết luận hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đã không ngừng được tăng cường cả về phương pháp và lực lượng thanh tra. Đặc biệt, ngành thuế đã bước đầu chuyển đổi cách tiếp cận từ thanh tra, kiểm tra truyền thống sang kỹ thuật thanh tra, kiểm tra dựa trên quản lý rủi ro đã nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra, tối ưu hoá nguồn lực cũng như kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, từ đó nâng cao tính tuân thủ của NNT. Nghiên cứu tính tuân thủ của NNT và tìm hiểu về hoạt động thanh tra, kiểm tra theo mức độ tuân thủ của NNT là cơ sở quan trọng, cần thiết để ngành thuế có thể đưa ra các giải pháp kịp thời, có hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra với mục tiêu nâng cao tính tuân thủ tự giác của NNT.

Ngoài luận án tiến sĩ của Nguyễn Xuân Thành nghiên cứu chuyên sâu về thanh tra thuế, trong thời gian vừa qua ở Việt Nam có nhiều luận án tiến sĩ nghiên cứu về quản lý thuế như: Luận án tiến sĩ của Lê Duy Thành (2007) về đề tài “Đổi mới quản lý thuế trong điều kiện hội nhập kinh tế ở Việt Nam”; Luận án tiến sĩ của Hoàng Thị Thúy Ngọc (2010) với đề tài “Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”; Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thùy Dương (2011) với đề tài “Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”... Khi nghiên cứu về quản lý thuế,

các công trình trên có đề cập đến thanh tra thuế và có đề cập ở những mức độ nhất định đến hiện đại hóa quản lý thuế nói chung và ứng dụng quản lý rủi ro vào quản lý thuế nhưng do đó không phải là nội dung trọng tâm của những công trình nghiên cứu này nên mức độ nghiên cứu về quản lý thuế rủi ro trong quản lý thuế nói chung và thanh tra thuế nói riêng còn chưa sâu sắc, chưa toàn diện, chưa giải quyết thấu đáo những vấn đề thực tiễn đặt ra.

2.4.3 Nhận xét về các công trình nghiên cứu

Qua nội dung tóm tắt các công trình đã nghiên cứu về vấn đề này cho thấy, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và cụ thể các vấn đề lý luận về quản lý rủi ro trong kiểm tra thuế.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra, kiểm tra nhưng chưa có một nghiên cứu nào kiểm nghiệm bằng mô hình kinh tế lượng để đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả công tác kiểm tra thuế. Do vậy, hướng phát triển mới của đề tài này là tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế và định lượng các yếu tố này ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra thuế như thế nào?

Trên quan điểm kế thừa và tiếp tục phát triển những công trình nghiên cứu trước đây, tác giả đã nghiên cứu theo hướng định lượng đề tài “Tăng cường công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh” làm mục tiêu nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tuân thủ thuế tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh nói riêng và cả nước nói chung.

2.4.4 Mô hình nghiên cứu

Tham khảo các nghiên cứu trước đó về các yếu tố tác động đến công tác kiểm tra thanh tra tuân thủ pháp luật thuế tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Võ Tiến Dũng công bố năm 2014 trong Luận văn thạc sỹ “Nâng cao hiệu quả

công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế Tp.Hồ Chí Minh” đã khám phá được

các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế Tp.Hồ Chí Minh. Ưu điểm của đề tài này là nghiên cứu công tác thanh tra, kiểm tra tại địa bàn thành phồ Hồ Chí Minh, có rất nhiều các yếu tố chung, phản ánh phù hợp với các yếu tố tác động đến công tác kiểm tra thuế tại địa bàn Quận Bình Thạnh. Tuy nhiên, nghiên cứu này tổng hợp cả hai hoạt động thanh tra và kiểm tra nên sẽ dẫn đến phản

ánh thiếu sát thực. Do đó, tác giả thừa kế kết quả mô hình này, từ đó phân tích, bổ sung thêm các yếu tố khác cho phù hợp với nghiên cứu công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh. Mô hình nghiện cứu trước được thừa kế như sau:

Hình 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh, kiểm tra thuế tại Cục Thuế Tp.Hồ Chí Minh

Chất lượng cuộc kiểm tra, thanh tra:

Kiểm tra, thanh tra đúng đối tượng, đúng trọng tâm, công chức làm công tác kiểm tra, thanh tra có năng lực chuyên môn tốt thì hiệu quả của công tác kiểm tra, thanh tra thuế cao và ngược lại

Chính sách pháp luật thuế:

Chính sách pháp luật thuế rõ ràng, ổn định, chế tài đủ mạnh thì hiệu quả của công tác kiểm tra, thanh tra thuế cao và ngược lại

Quản lý và phối hợp:

Các chức năng được thực hiện đồng bộ, hiệu quả, phối hợp tốt sẽ làm tăng hiệu quả của công tác kiểm tra, thanh tra thuế và ngược lại. Thực hiện công tác phối hợp với các cơ quan chức năng như công an, quản lý thị trường trong công tác kiểm tra, thanh tra thuế các doanh nghiệp trốn thuế, mua, bán sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, gian lận thương mại.

Tuyên truyền và hỗ trợ:

Công tác tuyên truyền hỗ trợ cũng đã góp phần nâng cao dần ý thức tự giác trong việc chấp hành các chính sách thuế của người nộp thuế; đáp ứng những nhu cầu tiếp cận thông tin và phản ánh những vướng mắc trong quá trình kê khai nộp thuế của người nộp thuế.

Nghiên cứu của tác giả Võ Tiến Dũng đã phân tích 4 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế một cách tổng hợp, gộp nhiều yếu tố làm

Chất lượng cuộc kiểm tra, thanh tra Chính sách pháp luật thuế và người nộp thuế Quản lý và phối hợp Tuyên truyền và hỗ trợ Hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế

thành một biến độc lập dẫn đến phản ánh ảnh hưởng chưa cụ thể, bỏ qua yếu tố số lượng hồ sơ kiểm tra, nhân lực công chức thuế tham gia kiểm tra. Từ đó, Người nghiên cứu lựa chọn mô hình ứng dụng kết hợp các mô hình lý thuyết trên là cơ sở của nghiên cứu. Trong đó, mô hình nghiên cứu gồm các yếu tố bao gồm: Số lượng người nộp thuế được kiểm tra, quy trình tổ chức kiểm tra, nhân lực kiểm tra thuế, hệ thống pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật và kết quả kiểm tra là các yếu tố tác động đến công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh. Từ những nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến:

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế tại chi cục thuế quận bình thạnh​ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)