Tài nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế tại chi cục thuế quận bình thạnh​ (Trang 51 - 53)

2.2 .5Kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế

2.4.2tài nghiên cứu trong nước

2.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.4.2tài nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam hiện đã có rất nhiều các đề tài nghiên cứu về hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu này thường kết hợp cả hai công tác thanh tra và kiểm tra thuế; hoặc công tác thanh tra thuế; hoặc chỉ nghiên cứu thanh tra một Luật thuế (sắc thuế) cụ thể.

Nguyễn Tuấn Anh (2014) sau khi nghiên cứu kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại tỉnh Hưng Yên mới chỉ đưa ra được các yếu tố định tính, dựa vào các số liệu thu thập được để đưa ra nhận xét.

Luận án Tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Xuân Thành (2013) về đề tài "Nâng cao hiệu quả thanh tra người nộp thuế ở Việt Nam giai đoạn hiện nay", Học viện Tài

chính, Hà Nội.

Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý rủi ro trong việc nâng cao hiệu quả thanh tra thuế, phần lý luận tác giả phân tích tương đối cụ thể về phương pháp phân tích rủi ro: phân tích dọc, ngang, phân tích tỷ suất các báo cáo tài chính, tờ khai thuế, lịch sử tuân thủ của DN. Tác giả chỉ rõ những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp phân tích rủi ro.

Trong phần thực trạng về hiệu quả thanh tra thuế, tác giả đã đánh giá phân tích rủi ro chủ yếu ở khâu lập kế hoạch thanh tra (là một khâu trong quy trình thanh tra). Tác giả nhận định khá chính xác khi cho rằng "Việc phân tích rủi ro trong thanh tra thuế mới chỉ dừng lại ở một số bước đánh giá cơ bản, chất lượng chưa cao” và

nguyên nhân là do “ngành Thuế chậm ban hành và chưa chọn lọc áp dụng hệ thống tiêu chí đánh giá, chấm điểm rủi ro”.

Hoàng Vân Anh (2008) nghiên cứu về một số biện pháp đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong điều kiện thực hiện Luật Quản lý thuế ở Việt Nam đã kết luận hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đang từng bước chuyển đổi từ cơ chế kiểm tra tràn lan, chưa đúng đối tượng, chưa khoa học sang cơ chế kiểm tra, thanh tra thuế dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của NNT, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh việc tuyên truyền, hỗ trợ NNT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế. Nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nhằm đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong điều kiện thực hiện Luật Quản lý thuế ở Việt Nam là vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Nghiên cứu của Ngô Thị Thu Hương (2011) về nâng cao hiệu quả thanh tra kiểm tra thuế đối với người nộp thuế trong tiến trình hiện đại hóa công tác quản lý thuế ở Việt Nam đã kết luận hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đã không ngừng được tăng cường cả về phương pháp và lực lượng thanh tra. Đặc biệt, ngành thuế đã bước đầu chuyển đổi cách tiếp cận từ thanh tra, kiểm tra truyền thống sang kỹ thuật thanh tra, kiểm tra dựa trên quản lý rủi ro đã nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra, tối ưu hoá nguồn lực cũng như kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, từ đó nâng cao tính tuân thủ của NNT. Nghiên cứu tính tuân thủ của NNT và tìm hiểu về hoạt động thanh tra, kiểm tra theo mức độ tuân thủ của NNT là cơ sở quan trọng, cần thiết để ngành thuế có thể đưa ra các giải pháp kịp thời, có hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra với mục tiêu nâng cao tính tuân thủ tự giác của NNT.

Ngoài luận án tiến sĩ của Nguyễn Xuân Thành nghiên cứu chuyên sâu về thanh tra thuế, trong thời gian vừa qua ở Việt Nam có nhiều luận án tiến sĩ nghiên cứu về quản lý thuế như: Luận án tiến sĩ của Lê Duy Thành (2007) về đề tài “Đổi mới quản lý thuế trong điều kiện hội nhập kinh tế ở Việt Nam”; Luận án tiến sĩ của Hoàng Thị Thúy Ngọc (2010) với đề tài “Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”; Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thùy Dương (2011) với đề tài “Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”... Khi nghiên cứu về quản lý thuế,

các công trình trên có đề cập đến thanh tra thuế và có đề cập ở những mức độ nhất định đến hiện đại hóa quản lý thuế nói chung và ứng dụng quản lý rủi ro vào quản lý thuế nhưng do đó không phải là nội dung trọng tâm của những công trình nghiên cứu này nên mức độ nghiên cứu về quản lý thuế rủi ro trong quản lý thuế nói chung và thanh tra thuế nói riêng còn chưa sâu sắc, chưa toàn diện, chưa giải quyết thấu đáo những vấn đề thực tiễn đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế tại chi cục thuế quận bình thạnh​ (Trang 51 - 53)