0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Các yếu tố tác động đến công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA TUÂN THỦ PHÁP LUẬT THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BÌNH THẠNH​ (Trang 41 -41 )

2.3.1 Số lượng NNT được kiểm tra

Theo HasseSLine (1993) và Trần Huy Trường (2013): Việc đánh giá số lượng NNT là rất quan trọng, một số CQT còn tiến hành đánh giá phạm vi bao quát của hoạt động kiểm tra thuế đối với những nhóm người nộp thuế nhất định thể hiện bằng giá trị tuyệt đối hay tỷ lệ phần trăm tính trên tổng thể toàn bộ số NNT.

Thuộc nhóm này, có các tiêu chí đánh giá sau:

- Tỷ lệ NNT được kiểm tra trong tổng số NNT đang hoạt động

Cách tính: tỷ lệ NNT được thanh trong tổng số NNT hoạt động được tính bằng cách lấy số NNT được kiểm tra năm đánh giá chia cho tổng số NNT đang thực tế hoạt động do CQT quản lý trực tiếp.

Số NNT được kiểm tra năm đánh giá là số NNT đã hoàn thành kiểm tra trong năm (bao gồm: số NNT kiểm tra năm trước nhưng đến năm đánh giá mới hoàn thành và số NNT bắt đầu kiểm tra và hoàn thành trong năm đánh giá).

Số NNT đang hoạt động: là số NNT đã được cấp mã số thuế, đang hoạt động sản xuất kinh doanh (tính đến thời điểm 31/12 của năm đánh giá)

Ý nghĩa: tiêu chí này phản ánh trong một năm CQT đã kiểm tra được tỷ lệ bao nhiêu phần trăm NNT.

Theo quy định, hàng năm CQT phải kiểm tra được ít nhất 20% tổng số lượng NNT đang quản lý. Nếu không đạt được tiêu chí này, CQT được coi như không

hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ NNT được kiểm tra năm và do đó chưa đạt yêu cầu quản lý thuế.

- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số lượng NNT được kiểm tra

Cách tính: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số lượng NNT được kiểm tra được tính bằng cách lấy tổng số NNT đã kiểm tra trong năm chia cho tổng số NNT theo kế hoạch kiểm tra được duyệt đầu năm.

Ý nghĩa: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số lượng NNT được kiểm tra cho biết trong năm CQT đã hoàn thành kiểm tra được số lượng bao nhiêu NNT so với kế hoạch kiểm tra năm. Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 100%: CQT chưa hoàn thành kế hoạch được giao. Nếu tỷ lệ này bằng 100%: CQT hoàn thành kế hoạch được giao.

Tiêu chí tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số lượng NNT được kiểm tra phụ thuộc vào chất lượng lập kế hoạch kiểm tra. Nếu kế hoạch số lượng NNT được xây dựng theo phân tích rủi ro, dựa trên cân đối cơ sở vật chất, nguồn lực kiểm tra hiện có của CQT thì tỷ lệ hoàn thành kế hoạch kiểm tra năm được đảm bảo. Còn nếu lập kế hoạch không dựa trên việc phân tích rủi ro và cân đối nguồn lực thì sẽ không cho ra một số lượng NNT chính xác (đưa quá nhiều hoặc quá ít NNT vào kế hoạch kiểm tra), và kết quả hoàn thành kế hoạch kiểm tra, theo đó cũng sẽ quá cao hoặc quá thấp, và đều không phản ánh đúng khả năng hoàn thành kế hoạch kiểm tra năm.

2.3.2 Quy trình tổ chức kiểm tra

Theo nghiên cứu của Trần Huy Trường, 2013: Hiệu quả hoạt động chủ yếu do cách thức (phương pháp) hoạt động quyết định, trong đó cách thức quản lý hoạt động có vị trí, vai trò chính. Như vậy, để hoạt động ngày càng đạt được hiệu quả cao cần có cách thức hoạt động nói chung, phương pháp quản lý hoạt động nói riêng phải khoa học. Quản lý hoạt động một cách khoa học là tìm cách, biết cách áp dụng các thành tựu khoa học vào việc giải quyết các vấn đề quản lý, vào việc thực hiện các loại công việc quản lý.

Quy trình, thủ tục kiểm tra thuếcó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kiểm tra: Quy trình, thủ tục kiểm tra khoa học, hợp lý sẽ làm cho các bước tiến hành đơn giản, đảm bảo kiểm tra đúng pháp luật, tiết kiệm thời gian, chi phí, thuận tiện cho CQT và NNT. Quy trình, thủ tục kiểm tra khoa học giúp hoạt động kiểm tra thuếđược minh bạch, rõ ràng. Ngược lại, quy trình kiểm tra rườm rà, quá nhiều mẫu

biểu, nhiều thủ tục khiến cho thời gian kiểm tra sẽ bị kéo dài, gây phiền hà cho đơn vị. Do đó, cải tiến quy trình kiểm tra thuếsẽ nâng cao được đáng kể hiệu quả kiểm tra.

Phương pháp kiểm tra cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kiểm tra thuế. Nếu lựa chọn phương pháp kiểm tra không phù hợp, CQT sẽ không đạt được hiệu quả kiểm tra như mong muốn. Nếu CQT chỉ sử dụng đơn thuần một phương pháp kiểm tra thuếsẽ cho ra kết quả không đầy đủ, mà phải vận dụng nhiều phương pháp kết hợp. Nếu không căn cứ vào tình hình, đặc thù sản xuất kinh doanh, đặc điểm ngành nghề của từng NNT mà áp dụng máy móc phương pháp kiểm tra theo trình tự sẽ dẫn đến bỏ sót, kiểm tra không trúng, không đúng và sẽ không đủ thời gian kiểm tra, dẫn đến hiệu quả kiểm tra thấp. Do đó, để kiểm tra thuếđạt được hiệu quả, CBTT cần xem xét, bàn bạc rất kỹ phương pháp kiểm tra cho phù hợp, khoa học, tránh gây phản ứng của NNT để vẫn đạt được hiệu quả cao nhất.

Tính cưỡng chế hợp lý của cơ quan thuế thể hiện ở các biến số như: tần suất kiểm tra thuế, khả năng phát hiện trốn thuế và rủi ro về thuế, các biện pháp cưỡng chế thuế, mức độ nghiêm khắc của hình phạt do trốn thuế. Mức độ ngăn chặn được dựa trên khái niệm cho rằng nguy cơ phát hiện việc gian lận và các biện pháp trừng phạt sẽ làm tăng mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Theo cách tiếp cận này, các DN đóng thuế nhằm thoát khỏi sự sợ hãi bị chính phủ bắt và phạt họ (Lavoie 2008). Mục đích của việc ngăn ngừa chủ yếu là để ngăn chặn việc trốn thuế, nhưng khái niệm này cũng bao hàm ý tưởng rằng các hình phạt cũng sẽ làm giảm nạn trốn thuế trong tương lai.

Allingham và Sandmo (1972) cho rằng NNT sẽ luôn khai báo thu nhập của họ chính xác nếu khả năng bị phát hiện cao.

James Alm và các cộng sự (1992) nghiên cứu kết luận: tuân thủ thuế tăng lên khi tần suất kiểm toán tăng lên.

Các quan hệ cộng tác, phối hợp của cơ quan thuế với các đơn vị có liên quan trong việc quản lý thuế. Để có thể nắm bắt chính xác về tình trạng tuân thủ của NTT, cơ quan thuế phải có đầy đủ thông tin. Ngoài những thông tin do NNT cung cấp thông tin do bản thân ngành thuế thu thập trong quá trình quản lý còn phải truy cập, tham chiếu với các thông tin khác liên quan đến NNT do các cơ quan, tổ chức

chuyên ngành nắm giữ. Vì vậy, việc thiết lập hệ thống mạng trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế và các cơ quan khác như cơ quan kho bạc, cơ quan tài chính, cơ quan hải quan, cơ quan quản lý doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại, cơ quan thống kê… là vô cùng quan trọng. Nguyễn Thị Thanh Hoài và các thành viên (2011).

Hiện nay, CQT đã chuyển sang áp dụng phương pháp kiểm tra trên cơ sở phân tích rủi ro. Theo phương pháp này, việc lập kế hoạch kiểm tra được tiến hành dựa trên hệ thống các tiêu chí rủi ro để lựa chọn NNT có rủi ro cao về thuế đưa vào diện kiểm tra. Thông thường nếu chọn được NNT có rủi ro cao thì hiệu quả kiểm tra thu được là cao và ngược lại. Nếu tiến hành theo phương pháp kiểm tra trước đây: lựa chọn kế hoạch kiểm tra thủ công, theo kinh nghiệm, CQT sẽ không chọn được nhiều NNT có rủi ro, dễ bỏ sót những NNT có dấu hiệu vi phạm, do đó hiệu quả kiểm tra sẽ thấp. Qua phân tích thông tin NNT, bộ phận kiểm tra sẽ đề xuất cụ thể về nội dung, đối tượng và phạm vi kiểm tra; khái quát những đề xuất này trong quyết định kiểm tra và cụ thể hóa trong đề cương, kế hoạch tiến hành cuộc kiểm tra, trình người có thẩm quyền quyết định, phê duyệt. Thực hiện tốt nhiệm vụ trong khâu này là yêu cầu rất quan trọng trong việc đảm bảo triển khai thực hiện cuộc kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải về nội dung và không bị kéo dài về thời gian mà vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ yêu cầu đặt ra đối với cuộc kiểm tra

2.3.3 Năng lực kiểm tra thuế

Tổ chức bộ máy kiểm tra có vai trò quyết định đến hiệu quả kiểm tra của ngành thuế. Việc xác định cơ cấu tổ chức kiểm tra và phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý, nhằm xây dựng hệ thống kiểm tra các cấp khoa học, phù hợp, đảm bảo tính thống nhất, thực hiện đầy đủ, có tác dụng nâng cao hiệu quả kiểm tra thuế Mukhtar M. Ali, H. Wayne Cecil anh James A. Knoblett (2001).

Bộ máy kiểm tra thuế được tổ chức hợp lý, bao quát được các đối tượng kiểm tra và các gian lận, sai sót sẽ phát huy được tối đa hiệu lực của toàn bộ hệ thống thuế và hiệu quả quản lý sẽ cao.

Ngược lại, cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm tra không phù hợp: cồng kềnh, không chuyên nghiệp, phân định không rõ trách nhiệm giữa các bộ phận sẽ làm tăng chi phí kiểm tra và kìm hãm, làm suy yếu tổ chức và hạn chế tác dụng của bộ máy quản lý thuế, từ đó làm giảm tính hiệu quả của quản lý thuế.

Việc biên chế quá mỏng nhân sự cho kiểm tra thuế khiến kiểm tra thuế không đủ nguồn nhân lực để chống thất thu, trốn tránh thuế. Nếu chỉ quy định có kiểm tra thuế ở cấp Tổng cục Thuế, Cục Thuế mà không có ở cấp Chi cục cũng làm giảm tính răn đe, phòng ngừa đối với NNT vi phạm, vì các Chi cục Thuế quản lý một số lượng lớn NNT với quy mô hoạt động và hành vi vi phạm của NNT càng ngày càng phức tạp.

Yếu tố con người rất quan trọng, mang tính chất quyết định tới hiệu quả kiểm tra thuế. Không có nguồn nhân lực kiểm tra chuyên nghiệp và chuyên sâu với hiểu biết sâu rộng về thuế, kế toán, kỹ năng kiểm tra và có phẩm chất đạo đức tốt thì dù CQT có cơ sở vật chất hiện đại, chi phí đầu tư lớn, kiểm tra NNT có dấu hiệu sai phạm nhiều thì cũng khó có kết quả kiểm tra khả quan. Do đó, nguồn CBTT được tuyển chọn và đào tạo chuyên sâu, chuyên nghiệp là yếu tố hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kiểm tra thuế.

Kiểm tra thuế là hoạt động thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với NNT nên đối mặt với những rủi ro nghề nghiệp, đồng thời phải đối đầu với sức ép, áp lực khác nhau. Đây là một đặc điểm ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, tình cảm, hành vi công vụ của CBTT; đến hiệu lực hiệu quả của công tác kiểm tra kiểm tra NNT, đến uy tín và NLnh dự của ngành thuế.

Do tính chất công việc phức tạp, đòi hỏi chuyên môn, trình độ, phẩm chất đạo đức của công chức kiểm tra phải cao hơn những công chức khác, vì vậy chế độ đãi ngộ với công chức kiểm tra cũng phải tương xứng, nếu không rất dễ dẫn đến hiện tượng “chảy máu chất xám” công chức kiểm tra giỏi ra bên ngoài. Sở dĩ như vậy là vì có không ít công chức kiểm tra không hài lòng với chế độ tiền lương, thu nhập của công chức hiện hành, vì vậy không phát huy được tinh thần trách nhiệm, hời hợt với công việc, dễ phát sinh tiêu cực trong quá trình kiểm tra tại cơ sở NNT vì CBTT thường xuyên tiếp xúc với môi trường dễ bị cám dỗ mua chuộc. Chế độ đãi ngộ động viên khen thưởng góp phần khuyến khích CBTT dốc hết công sức, trách nhiệm với công tác kiểm tra, vì thế, hạn chế được tiêu cực, nâng cao hiệu quả kiểm tra.

2.3.4 Hệ thống pháp luật

Thanh tra thuế trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro phải dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật, các quy định của Nhà nước. Hệ thống pháp luật hoàn thiện là cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động thanh tra.Hoạt động thanh tra thuế trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro có chất lượng, hiệu quả hay không phụ thuộc phần nhiều vào hệ thống văn bản pháp quy liên quan điều chỉnh hoạt động thanh tra thuế. Thanh tra thuế thực hiện quyền kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động khai nộp thuế của DN. Các luật thuế, Luật Quản lý thuế, Luật Thanh tra là căn cứ điều chỉnh thanh tra thuế, vì vậy, các văn bản pháp luật đầy đủ, phù hợp với thực tế và yêu cầu quản lý sẽ thúc đẩy thanh tra thuế hoạt động hiệu quả. Ngược lại, nếu các văn bản pháp luật về thanh tra thuế không đầy đủ, không phù hợp với thực tế và yêu cầu quản lý thuế sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng, kết quả thanh tra thuế (Trần Huy Trường, 2013).

Việc có được một hệ thống pháp luật thuế đồng bộ, hoàn thiện, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để việc tuân thủ pháp luật thuế của DN đi vào khuôn khổ, đồng thời giúp DN hiểu và nghiêm túc thực hiện theo quy định của pháp luật… Hệ thống chính sách thuế cần phải được thống nhất, nội dung các sắc thuế cần phải rõ ràng minh bạch. Nếu các văn bản pháp luật chồng chéo, có những nội dung mâu thuẫn nhau, quy định không rõ ràng dẫn đến có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau và thủ tục quy định rườm rà sẽ gây khó khăn cho thanh tra thuế, các kết luận thanh tra, vì thế, sẽ thiếu sức thuyết phục DN, dễ dẫn đến phản bác, khiếu nại kết luận thanh tra, gây ảnh hưởng đến chất lượng, kết quả thanh tra thuếNicoleta BARBUTA-MISU (2011).

Chính sách thuế nhất quán, không thiên vị đối với bất kỳ DN nào sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng cho tất cả DN. Chính sách pháp luật nghiêm minh tạo ra sức ép buộc DN chú trọng đến việc hạch toán kinh doanh một cách minh bạch hơn và làm giảm ý đồ không tuân thủ của DN. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhằm tạo ra kỷ cương trong quản lý thuế, nâng cao tính tuân thủ của DN và tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra thuế. Các văn bản pháp luật là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm quyền và hiệu lực của thanh tra thuế. Quy định về thẩm quyền của thanh tra thuế mạnh sẽ giúp thanh tra thuế tăng

tính hiệu lực thi hành. Trong quản lý thuế, thẩm quyền của thanh tra thuế được quy định trong các văn bản pháp lý như Luật Thanh tra, Luật Quản lý thuế và các luật thuế, thẩm quyền của thanh tra thuế bao gồm quy định về quyền thu thập thông tin và chế tài để phát hiện và xử phạt các trường hợp không tuân thủ. Hiệu quả và hiệu lực của công tác thanh tra đòi hỏi đội ngũ CBTT phải có thẩm quyền đầy đủ, được phép tiếp cận thông tin do DN và các đối tượng khác nắm giữ để có thể xác minh được đúng nghĩa vụ thuế của DN. Các văn bản pháp luật cũng quy định chế tài hợp lý để xử phạt và phát hiện những trường hợp không tuân thủ pháp luật thuế Eva B. Hofmann và cộng sự (2013).

2.3.5 Ý thức tuân thủ pháp luật

Gerasl Chau và Patrick Leung (2009) đã mở rộng mô hình tuân thủ thuế của Fisher bằng cách bổ sung thêm các yếu tố môi trường quan trọng khác _ văn hóa và sự tương tác giữa cơ hội không tuân thủ với hệ thống thuế tác động đến hành vi tuân thủ thuế (mô hình Fischer mở rộng) và đề nghị các nghiên cứu tiếp theo cần tập trung xác định tác động của từng yếu tố và tương tác giữa những yếu tố này tác động như thế nào đến tuân thủ thuế. Nghiên cứu này cũng cho rằng hầu hết những nghiên cứu hiện có về tuân thủ thuế đều được thực hiện ở các quốc gia đã phát triển, trong khi các quốc gia đang phát triển lại dễ bị tổn thương hơn khi hành vi không tuân thủ thuế diễn ra. Vì vậy họ đề nghị cần tiến hành nhiều nghiên cứu thực nghiệm hơn về hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế ở các quốc gia đang phát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA TUÂN THỦ PHÁP LUẬT THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BÌNH THẠNH​ (Trang 41 -41 )

×