Năng lực kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế tại chi cục thuế quận bình thạnh​ (Trang 44 - 46)

2.2 .5Kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế

2.3.3Năng lực kiểm tra thuế

2.3 Các yếu tố tác động đến công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế

2.3.3Năng lực kiểm tra thuế

Tổ chức bộ máy kiểm tra có vai trò quyết định đến hiệu quả kiểm tra của ngành thuế. Việc xác định cơ cấu tổ chức kiểm tra và phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý, nhằm xây dựng hệ thống kiểm tra các cấp khoa học, phù hợp, đảm bảo tính thống nhất, thực hiện đầy đủ, có tác dụng nâng cao hiệu quả kiểm tra thuế Mukhtar M. Ali, H. Wayne Cecil anh James A. Knoblett (2001).

Bộ máy kiểm tra thuế được tổ chức hợp lý, bao quát được các đối tượng kiểm tra và các gian lận, sai sót sẽ phát huy được tối đa hiệu lực của toàn bộ hệ thống thuế và hiệu quả quản lý sẽ cao.

Ngược lại, cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm tra không phù hợp: cồng kềnh, không chuyên nghiệp, phân định không rõ trách nhiệm giữa các bộ phận sẽ làm tăng chi phí kiểm tra và kìm hãm, làm suy yếu tổ chức và hạn chế tác dụng của bộ máy quản lý thuế, từ đó làm giảm tính hiệu quả của quản lý thuế.

Việc biên chế quá mỏng nhân sự cho kiểm tra thuế khiến kiểm tra thuế không đủ nguồn nhân lực để chống thất thu, trốn tránh thuế. Nếu chỉ quy định có kiểm tra thuế ở cấp Tổng cục Thuế, Cục Thuế mà không có ở cấp Chi cục cũng làm giảm tính răn đe, phòng ngừa đối với NNT vi phạm, vì các Chi cục Thuế quản lý một số lượng lớn NNT với quy mô hoạt động và hành vi vi phạm của NNT càng ngày càng phức tạp.

Yếu tố con người rất quan trọng, mang tính chất quyết định tới hiệu quả kiểm tra thuế. Không có nguồn nhân lực kiểm tra chuyên nghiệp và chuyên sâu với hiểu biết sâu rộng về thuế, kế toán, kỹ năng kiểm tra và có phẩm chất đạo đức tốt thì dù CQT có cơ sở vật chất hiện đại, chi phí đầu tư lớn, kiểm tra NNT có dấu hiệu sai phạm nhiều thì cũng khó có kết quả kiểm tra khả quan. Do đó, nguồn CBTT được tuyển chọn và đào tạo chuyên sâu, chuyên nghiệp là yếu tố hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kiểm tra thuế.

Kiểm tra thuế là hoạt động thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với NNT nên đối mặt với những rủi ro nghề nghiệp, đồng thời phải đối đầu với sức ép, áp lực khác nhau. Đây là một đặc điểm ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, tình cảm, hành vi công vụ của CBTT; đến hiệu lực hiệu quả của công tác kiểm tra kiểm tra NNT, đến uy tín và NLnh dự của ngành thuế.

Do tính chất công việc phức tạp, đòi hỏi chuyên môn, trình độ, phẩm chất đạo đức của công chức kiểm tra phải cao hơn những công chức khác, vì vậy chế độ đãi ngộ với công chức kiểm tra cũng phải tương xứng, nếu không rất dễ dẫn đến hiện tượng “chảy máu chất xám” công chức kiểm tra giỏi ra bên ngoài. Sở dĩ như vậy là vì có không ít công chức kiểm tra không hài lòng với chế độ tiền lương, thu nhập của công chức hiện hành, vì vậy không phát huy được tinh thần trách nhiệm, hời hợt với công việc, dễ phát sinh tiêu cực trong quá trình kiểm tra tại cơ sở NNT vì CBTT thường xuyên tiếp xúc với môi trường dễ bị cám dỗ mua chuộc. Chế độ đãi ngộ động viên khen thưởng góp phần khuyến khích CBTT dốc hết công sức, trách nhiệm với công tác kiểm tra, vì thế, hạn chế được tiêu cực, nâng cao hiệu quả kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế tại chi cục thuế quận bình thạnh​ (Trang 44 - 46)