Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế tại chi cục thuế quận bình thạnh​ (Trang 55)

2.5 Thực trạng công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh Quận Bình Thạnh

2.5.1 Giới thiệu về Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh

Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh quản lý thuế địa bàn hành chính Quận Bình Thạnh và được thành lập dựa theo Nghị định số 281/HĐBT ngày 01/10/1990 của Hội đồng Bộ trưởng; Thông tư số 38/TC/TCCB ngày 25/8/1990 của Bộ Tài chính. Từ ngày 25/08/1990, từ Phòng Thuế Quận Bình Thạnh đổi thành Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh, trực thuộc Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh

Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh hiện có 16 đội, bao gồm: Đội tổng hợp – nghiệp vụ - dự toán, Đội tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế, Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; Đội kiểm tra nội bộ, Đội kê khai - kế toán thuế và tin học, Đội

Quy trình tổ chức kiểm tra Nhân lực kiểm tra thuế Hệ thống pháp luật Ý thức tuân thủ pháp luật HIỆU QUẢ KIỂM TRA TUÂN THỦ THUẾ Số lượng NNT được kiểm tra

Tổ chức - Hành chánh – Tài vụ, Đội Quản lý ấn chỉ, Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác, 4 đội kiểm tra thuế và 2 Đội thuế liên phường.

Tổng số cán bộ công chức tính đến 31/12/2014 là 226 người, trong đó biên chế : 218 người, hợp đồng 08 người.

2.5.2 Chức năng, Nhiệm vụ của Chi cục Thuế 2.5.2.1 Chức năng 2.5.2.1 Chức năng

Tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của NSNN (gọi chung là thuế) thuộc phạm vi, nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn Quận Bình Thạnh

2.5.2.2 Nhiệm vụ

Tổ chức, triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn Quận Bình Thạnh

Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm, phân tích đánh giá công tác quản lý thuế, tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về lập và thực hiện dự toán thu NSNN, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ được giao

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với Người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý thuế của Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh: Đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ kê khai thuế, tính thuế và tiền chậm nộp…

2.5.2.3 Tổ chức bộ máy

Căn cứ Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Đội thuế trực thuộc Chi cục Thuế. Bộ máy tổ chức của Chi cục Thuế Bình Thạnh hiện này gồm Ban lãnh đạo và 16 Đội chức năng: Ban lãnh đạo gồm 01 Chi cục trưởng và 04 Phó Chi cục trưởng.

2.5.4 Thực trạng công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế

Trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2014, nền kinh tế đất nước đứng trước nhiều khó khăn, sức tiêu thụ hàng hóa kém, thị trường bất động sản giảm sâu, lãi suất tín dụng vẫn cao hơn mức sinh lời của doanh nghiệp… Trong bối cảnh đó, Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ thu Ngân sách nhà nước. Để đạt được thành tích đó, Chi cục Thuế

Quận Bình Thạnh đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ, trong đó, công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế được chú trọng, tăng cường quản lý, giám sát hồ sơ khai thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật của Người nộp thuế.

Công tác kiểm tra thuế tại Cơ quan thuế thực hiện qua các năm từ 2012 đến năm 2014 như sau:

STT Kiểm tra tại Trụ sở CQT ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

A Số hồ sơ được kiểm tra Hồ sơ 25.012 30.067 29.067 Trong đó:

1 -Số hồ sơ khai đúng Hồ sơ 8.251 7.281 2.715 2 -Số hồ sơ điều chỉnh Hồ sơ 2.632 1.600 954 3 -Số hồ sơ đề nghị kiểm tra Hồ sơ 14.129 21.186 25.398 4 -Tổng số thuế điều chỉnh tăng Triệu

đồng 3.342 2.734 630 5 -Tổng số thuế điều chỉnh giảm Triệu

đồng 7 3 2

Công tác kiểm tra thuế tại Trụ sở Người nộp thuế thực hiện qua các năm từ 2012 đến năm 2014 như sau:

STT Kiểm tra tại Trụ sở NNT ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Kế hoạch kiểm tra được giao Hồ sơ 512 590 770 2 Số lượng NNT được kiểm tra Hồ sơ 575 607 844 3 Số thuế truy thu, truy hoàn,

phạt

Triệu

đồng 45.230 50.703 59.993 Trong đó:

a -Số thuế truy thu Triệu

đồng 34.312 36.286 39.300 b -Số thuế truy hoàn Triệu

đồng 1.321 1.528 282 c -Số thuế không được hoàn Triệu

đồng 1.129 1.872 5.135 d -Số tiền phat, chậm nộp Triệu

đồng 8.468 11.017 15.276 Công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch do Cục Thuế giao nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, còn nhiều khó khăn cần phải khắc phục như: Chất lượng kiểm tra chưa cao, Số lượng NNT được kiểm tra chưa đạt 20% số lượng NNT đang hoạt động, Nhân lực kiểm tra thuế còn có trình độ chuyên môn chưa đồng đều dẫn đến hạn chế chất lượng, hiệu quả hồ sơ kiểm tra,

Văn bản pháp luật về thuế thay đổi thường xuyên ảnh hưởng đến cập nhật phục vụ công tác kiểm tra thuế…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thông qua. bức tranh tổng thể về các nghiên cứu khác nhau trong nước cũng như ngoài nước có liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp đến những nội dung của luận văn mà tác giả thực hiện. Từ đó giúp tác giả nhận thấy khoảng trống cần nghiên cứu và làm nền tảng thực hiện các bước tiếp theo của luận văn.

Việc tổng hợp và đánh giá các công trình nghiên cứu được tác giả trình bày theo hai phần lần lượt là phần đã đạt được và những phần chưa đạt được trên cơ sở chọn lọc các công trình tiêu biểu đã công bố có liên quan đến nội dung của luận văn. Qua những nội dung đã trình bày trong chương này cho thấy việc cần phân tích các yếu tố chi tiết. cụ thể ảnh hưởng đến công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh là cần thiết cho hướng nghiên cứu của luận văn.

Trong chương 2. tác giả đã trình bày một số vấn đề cơ bản về thuế. kiểm tra thuế và dựa theo mô hình đã nghiên cứu trước. đưa ra mô hình đề xuất các yếu tố tác động đến kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế.

Từ những lý thuyết và các công trình nghiên cứu nói trên luận văn đã xây dựng mô hình lý thuyết nghiên cứu. đây là tiền đề để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trong những chương tiếp theo.

CHUƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong chương này. tác giả sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Bên cạnh đó. thông qua nghiên cứu định tính. tác giả cũng tiến hành hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. đồng thời thiết kế thang đo và đưa ra bảng câu hỏi để phục vụ việc thu thập dữ liệu nghiên cứu cho đề tài.

3.1. Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua một quy trình như trong sơ đồ dưới đây:

3.2. Nghiên cứu định tính

3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính

Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm tập trung nhằm khám phá và điều chỉnh. bổ sung thang đo và phát triển thang đo các yếu tố tác động đến công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh. Nghiên cứu được tiến hành như sau:

Chương trình và nội dung thảo luận nhóm được thiết kế theo dàn bài thảo luận nhóm do tác giả soạn thảo.

Đối tượng tham gia thảo luận nhóm gồm 14 chuyên gia được chia làm 2 nhóm. 1 nhóm gồm 7 chuyên gia thuộc đối tượng được kiểm tra và 1 nhóm gồm 7 chuyên gia làm việc tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh .

Đầu tiên. tác giả thảo luận với các chuyên gia một số câu hỏi mở có tính chất khám phá để xem họ nhận định thế nào về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế. Sau đó. tác giả giới thiệu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế. Cuối cùng. tác giả xin ý kiến đánh giá của họ về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế theo hướng họ lựa chọn với mức độ rất quan trọng đến ít quan trọng.

3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả thảo luận nhóm và tham khảo ý kiến của các chuyên gia cho thấy. mô hình nghiên cứu đã đề xuất được thống nhất cao. có 6 yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh gồm: (1) Số lượng NNT được kiểm tra. (2) Quy trình tổ chức kiểm tra. (3) Nhân lực kiểm tra thuế. (4) Hệ thống pháp luật. (5) Ý thức tuân thủ pháp luật và (6) Kết quả kiểm tra.

Đồng thời nghiên cứu định tính cũng đề nghị bổ sung. điều chỉnh một số biến đo lường các yếu tố cho phù hợp với đặc điểm các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể:

Số lượng NNT được kiểm tra:

- Số NNT được kiểm tra năm đánh giá càng đầy đủ thì tính kiểm tra tuân thủ thuế càng cao (SL1)

- Cơ quan thuế hoàn thành kế hoạch kiểm tra được giao (SL3)

- Chất lượng lập kế hoạch kiểm tra cao thì hiệu quả công tác kiểm tra tuân thủ thuế càng cao (SL4)

Quy trình tổ chức kiểm tra:

- Quy trình kiểm tra đầy đủ và rõ ràng và áp dụng tuân thủ thì hiệu quả kiểm tra càng cao (QK1)

- Thủ tục kiểm tra tuân thủ theo quy định thì hiệu quả kiểm tra càng cao (QK2)

- Phương pháp kiểm tra áp dụng phù hợp thì hiệu quả kiểm tra càng cao (QK3)

- Công tác giám sát càng chặt chẽ theo quy định hiệu quả kiểm tra càng cao (QK4)

- Tổ chức dữ liệu khoa học hợp lý và theo quy định thì hiệu quả kiểm tra càng cao (QK5)

Nhân lực kiểm tra thuế

- Trình độ chuyên môn của các công chức quản lý thuế sẽ nâng cao kiểm tra thuế (NL1)

- Tính trách nhiệm của các công chức quản lý thuế sẽ nâng cao kiểm tra thuế (NL2)

- Đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ. công chức quản lý thuế sẽ nâng cao kiểm tra thuế (NL3)

- Tổ chức bộ máy thanh tra có vai trò quyết định đến hiệu quả kiểm tra thuế (NL4)

Hệ thống pháp luật

- Pháp luật càng xử phạt nặng các hành vi gian lận thuế thì tính tuân thủ thuế càng cao và hiệu quả kiểm tra thuế càng cao (HP1)

- Pháp luật quy định càng công bằng trong việc khuyến khích tuân thủ thuế thì hiệu quả kiểm tra thuế càng cao (HP2)

- Hệ thống thuế càng minh bạch. không phức tạp hiệu quả kiểm tra thuế càng cao (HP3)

- Chính sách thuế càng ổn định. quy định xử phạt rõ ràng thì hiệu quả kiểm tra thuế càng cao (HP4)

Ý thức tuân thủ pháp luật

- Tính chất nghiêm trọng của các hành vi. sai phạm của NNT phát hiện qua kiểm tra thì hiệu quả kiểm tra tuân thủ thuế càng hiệu quả (YT1)

- Mức độ tuân thủ các văn bản. kết luận. quyết định xử lý của NNT thì hiệu quả kiểm tra tuân thủ thuế càng cao (YT2)

- Hiệu quả kiểm tra tuân thủ thuế càng nâng cao khi giảm các hành vi vi phạm của NNT sau kiểm tra qua các năm và ngược lại (YT3)

- Mức độ tôn trọng của doanh nghiệp. tạo cơ hội của đoàn thanh tra cho NNT được trao đổi. giải trình… sẽ mang đến hiệu quả kiểm tra tuân thủ thuế (YT4)

- NNT sau kiểm tra càng ý thức tự giác nộp thuế đồng nghĩa kiểm tra tuân thủ thuế đã có hiệu quả và ngược lại (YT5)

Kết quả kiểm tra

- Số thuế truy thu bình quân một NNT cao cho thấy chất lượng cuộc kiểm tra là cao. phương pháp kiểm tra tiến hành khoa học. tìm ra được nhiều hành vi sai phạm. trốn tránh thuế của NNT và ngược lại (KP1)

- Tỷ lệ số thuế truy thu trên tổng thu NSNN thì mức độ đóng góp của công tác kiểm tra thuế trong tổng thu vào NSNN càng cao (KP2)

- Tỷ lệ số thuế nợ đọng một NNT sau kiểm tra càng lớn có nghĩa là mức độ tuân thủ quyết định kiểm tra của NNT thấp (KP3)

- Chất lượng. hiệu quả công tác kiểm tra thuế càng cao khi tỷ lệ NNT kiểm tra phát hiện có sai sót. gian lận càng lớn (KP4)

Hiệu quả kiểm tra tuân thủ thuế

- Phát hiện nhiều hành vi gian lận. sai sót của NNT (KQ1) - Tăng số thuế truy thu từ NNT (KQ2)

- Đảm bảo nguồn thu cho NSNN và công bằng giữa những NNT. xử lý hoặc 0đề xuất xử lý những vi phạm pháp luật thuế (KQ3)

- Nâng cao được tính tuân thủ kê khai. nộp thuế của NNT và tăng ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT (KQ4)

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả) Trong đó các giả thuyết nghiên cứu H1 đến H6 như sau:

H1: Số lượng NNT được kiểm tra ảnh hưởng dương đến hiệu quả kiểm tra tuân thủ thuế.

H2: Quy trình tổ chức kiểm tra ảnh hưởng dương đến hiệu quả kiểm tra tuân thủ thuế.

H3: Nhân lực kiểm tra thuế ảnh hưởng dương đến hiệu quả kiểm tra tuân thủ thuế. H4: Hệ thống pháp luật ảnh hưởng dương đến hiệu quả kiểm tra tuân thủ thuế. H5: Ý thức tuân thủ pháp luật ảnh hưởng dương đến hiệu quả kiểm tra tuân thủ thuế.

H6: Kết quả kiểm tra ảnh hưởng dương hiệu quả kiểm tra tuân thủ thuế.

3.3. Nghiên cứu định lượng 3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu 3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu

Đối tượng khảo sát: Là các doanh nghiệp đã được kiểm tra thuế (NNT) và thủ trưởng đơn vị. công chức thuế làm công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh.

Kích thước mẫu: Đối với phân tích yếu tố (EFA - Exploratory Factor Analysis). cỡ mẫu tối thiểu là N ≥ 5*x (x: tổng số biến quan sát) (Hair và cộng sự. 2010). Trong nghiên cứu này. tổng số biến quan sát là 30. như vậy số mẫu tối thiểu cần đạt được là 150 mẫu. Theo Tabachnick và Fidell (1996). để tiến hành phân tích hồi quy cho kết quả tốt thì phải đạt cỡ mẫu theo công thức là N ≥ 50 + 8*6 = 98 mẫu. Như vậy. trong nghiên cứu này. tác giả chọn cỡ mẫu cần thiết để thỏa mãn cả phân tích yếu tố và hồi quy bội là N = 181 mẫu (N ≥ Max(150; 98)).

H1 H2 H3 H4 H5 H6

Hiệu quả kiểm tra tuân thủ thuế

Ý thức tuân thủ pháp luật Số lượng NNT được kiểm tra Quy trình tổ chức kiểm tra Nhân lực kiểm tra thuế Hệ thống pháp luật

3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi được thiết kế qua 3 bước như sau:

- Bước 1: Bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên các thành phần và thuộc tính đo lường sau nghiên cứu định tính. Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ đo lường từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý để đánh giá mức độ đồng ý/ không đồng ý của đối tượng khảo sát được trình bày ở bảng 3.3 dưới đây.

Bảng 3.3: Bảng thang đo Likert 5 điểm

Hoàn toàn

không đồng ý Không đồng ý Trung hòa Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

1 2 3 4 5

- Bước 2: Bảng câu hỏi sơ bộ được thiết kế và tiến hành phỏng vấn thử với khoảng 20 đối tượng tượng khảo sát để đánh giá sơ bộ thang đo và điều chỉnh phù hợp về hình thức. câu chữ đảm bảo đối tượng khảo sát có thể hiểu và trả lời đúng mục đích nhà nghiên cứu.

- Bước 3: Sau khi căn cứ vào kết quả phỏng vấn thử. tác giả hiệu chỉnh thành bảng câu hỏi chính thức sử dụng để thu thập thông tin mẫu nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế tại chi cục thuế quận bình thạnh​ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)