(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) Hình 4.2: Biểu đồ P-P Plot
Dựa vào hình vẽ P-P plot (hình 4.2) cho thấy các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng. nên ta có thể kết luận là giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm.
Ngoài ra. qua biểu đồ phân tán – Scatterplot (hình 4.3). ta có thể thấy sự phân tán đều.
(Nguồn: Kết quả tính toán của tácgiả) Hình 4.3: Biểu đồ Scatterplot
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương này đã trình bày các kết quả có được từ việc phân tích dữ liệu thu nhập. Trong đó. mẫu nghiên cứu N = 181. Qua đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và kiểm định thang đo bằng phân tích yếu tố khám phá EFA. mô hình nghiên cứu được giữ nguyên 6 yếu tố ảnh hưởng chính đến Hiệu quả kiểm tra tuân thủ thuế như giả thuyết ban đầu: (1) số lượng NNT được kiểm tra. (2) Quy trình tổ chức kiểm tra thuế; (3) nhân lực kiểm tra thuế; (4) hệ thống pháp luật; (5) ý thức tuân thủ pháp luật; (6) kết quả kiểm tra.
Sau đó. tác giả thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính. Kết quả phân tích cho thấy cả 6 yếu tố có tác động dương đến Hiệu quả kiểm tra tuân thủ thuế.
Các giả thuyết H1. H2. H3. H4. H5. H6 được chấp nhận. mô hình giải thích được 55.3% sự biến thiên của việc Hiệu quả kiểm tra tuân thủ thuế.
Qua kiểm định. Hiệu quả của kiểm tra thuế phụ thuộc lớn nhất vào nhân lực kiểm tra (0.259NL). điều đó nói lên trình độ chuyên môn nghề nghiệp. tinh thần trách nhiệm. đạo đức nghề nghiệp. tổ chức bộ máy kiểm tra có vai trò quyết định đến hiệu quả công tác kiểm tra. Yếu tố quan trọng thứ 2 là Số lượng Người nộp thuế được kiểm tra (0.240SL); đưa ra số lượng NNT được kiểm tra. số lượng người nộp thuộc thuộc Chi cục quản lý. tỷ lệ hoàn thành kế hoạch kiểm tra được giao sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác kiểm tra thuế. Các yếu tố ảnh hưởng tiếp theo đến hiệu quả kiểm tra thuế là quy trình tổ chức kiểm tra (0.174QK). Kết quả kiểm tra thuế (0.164KP). hệ thống pháp luật (0.157HP). ý thức tuân thủ pháp luật thuế (0.156YT).
Dựa vào phương trình hồi quy qua kết quả nghiên cứu. ta có cơ sở để xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế hàng năm tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh để mang lại Hiệu quả cao trong công cuộc thực hiện chức năng nhiệm vụ.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
Thuế có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các chính sách tác động phát triển sản xuất kinh doanh. thu hút vốn đầu tư nước ngoài. thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất. nhập khẩu hàng hóa. dịch vụ. làm tăng nguồn thu cho NSNN. Tuy nhiên. vấn đề đặt ra đối với ngành thuế đó là làm thế nào để quản lý và khai thác nguồn thu thuế hợp lý. vừa có nguồn thu cho đất nước. vừa tạo động lực cho các doanh nghiệp phát triển. mở rộng sản xuất kinh doanh. hỗ trợ tuyên truyền người nộp thuế nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc tự kê khai nộp thuế.
Ngày nay. do quá trình hội nhập. do tình hình kinh tế phát triển nói chung nên đòi hỏi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh phải có đăng ký kinh doanh theo đúng quy định. Do vậy. số lượng các doanh nghiệp mới được thành lập hàng năm rất lớn. 04 tháng đầu năm 2016 có 34.721 doanh nghiệp mới được thành lập trên toàn quốc (theo báo sggp.org.vn ngày 29/04/2016). như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thuế của Cơ quan thuế. Mặt khác. chính sách pháp luật của Nhà nước vẫn còn nhiều bất cập; số lượng. trình độ chuyên môn của công chức thuế vẫn còn nhiều hạn chế cũng tác động không nhỏ đến hiệu quả quản lý thuế.
Những thách thức trên đòi hỏi Nhà nước phải sửa đổi. bổ sung chính sách. pháp luật về thuế; ngành thuế phải có sự thay đổi. hoàn thiện và nâng cao hơn nữa các biện pháp trong quản lý thuế nhằm tăng- cường hiệu quả. hiệu lực của các chính sách thuế.
Trên cơ sở nghiên cứu. hệ thống hóa lý thuyết về quản lý thuế và thực trạng công tác kiểm tra thuế trong thời gian năm 2012 – 2014 tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh. luận văn đã cho thấy vai trò quan trọng cần tăng cường công tác kiểm tra thuế trong hoạt động quản lý thuế. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm để giám sát việc chấp hành chính sách. pháp luật thuế; nâng cao ý thức của NNT; ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế; góp phần hoàn thiện cơ chế. chính sách. pháp luật thuế; cải cách thủ tục hành chính thuế.
Bằng việc phân tích lý thuyết kết hợp kinh nghiệm làm công tác kiểm tra thuế và kế thừa các công trình nghiên cứu khoa học trước đây đã được công bố. cùng với các phương pháp nghiên cứu của tôi. luận văn đã xác định 6 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác kiểm tra thuế: (1) số lượng NNT được kiểm tra. (2) Quy trình tổ chức kiểm tra; (3) nhân lực kiểm tra thuế; (4) hệ thống pháp luật; (5) ý thức tuân thủ pháp luật; (6) kết quả kiểm tra. Mô hình hồi qui bội sau đây đặc
trưng cho mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh được thiết lập như sau:
KQ = 0.240SL + 0.174QK + 0.259NL + 0.157HP + 0.156YT + 0.164KP
Dựa trên sự hiểu biết và nghiên cứu của tôi. luận văn đã nêu lên những yếu tố cần quan tâm để lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh trong công tác quản lý thuế nói chung và công tác kiểm tra thuế nói riêng. Từ những tồn tại. những mặt còn hạn chế. những vi phạm trong lĩnh vực thuế của người nộp thuế trên địa bàn Quận Bình Thạnh trong thời gian qua. để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của công tác kiểm tra thuế trong thời gian tới.
Mặc dù chúng tôi đã cố gắng giải quyết các vấn đề đặt ra và đạt được mục tiêu nghiên cứu như đã trình bày nhưng cũng còn những hạn chế không tránh khỏi. đó là cách chọn mẫu thuận tiện nên kết quả mẫu thu được tập trung vào công chức thuế làm công tác kiểm tra tại Chi cục Thuế; thiếu ý kiến đánh giá khách quan của các công chức làm công tác kiểm tra tại các cơ quan thuế khác nên tính khái quát của mô hình chưa cao.
5.2 Kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu và dựa vào kết quả nghiên cứu của luận văn. tác giả đưa ra một số kiến nghị đối Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh nhằm tăng cường công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh:
Con người luôn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong lĩnh vực quản lý. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém. Nếu có cán bộ tốt. cán bộ ngang tầm thì việc xây dựng đường lối sẽ đúng đắn và là điều kiện tiên quyết để đưa sự nghiệp cách mạng đi đến thắng lợi. Không có cán bộ tốt thì dù có đường lối. chính sách đúng cũng khó có thể biến thành hiện thực được. Trong bộ máy quản lý thuế. đội ngũ cán bộ công chức thuế là một bộ phận quan trọng góp phần vào việc xây dựng hệ thống chính sách thuế phù hợp. khoa học. tiên tiến và cũng chính đội ngũ cán bộ thuế là những người thực hiện hệ thống chính sách thuế để phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống chính sách thuế.
Trong quá trình phát triển hệ thống thuế. đội ngũ công chức thuế luôn là yếu tố. lực lượng quyết định sự thắng lợi và đã đóng góp nhiều công sức vào thành tích của ngành thuế trong thời gian qua. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển. đội ngũ cán
bộ thuế đã lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. khoa học công nghệ cũng ngày càng phát triển với tốc độ cao. các thành phần kinh tế. các hình thức kinh doanh. số lượng người nộp thuế sẽ phát triển một cách nhanh chóng. đa dạng. quy mô hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng lớn và mang tính toàn cầu. việc quản lý kinh doanh và các giao dịch thương mại ngày càng được tin học hóa nên nhiệm vụ quản lý thuế ngày càng khó khăn. phức tạp. Bên cạnh đó. yêu cầu hội nhập ngày càng cao. đòi hỏi chính sách thuế phải tương đồng với quốc tế. cách thức quản lý phải phù hợp với chuẩn mực quốc tế nhằm tạo điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Thực trạng quản lý thuế nước ta hiện còn khoảng cách khá xa so với các nước tiên tiến. đội ngũ cán bộ thuế vẫn còn một số hạn chế nhất định như: đội ngũ công chức thuế còn thiếu kiến thức chuyên sâu. thiếu chuyên nghiệp và thiếu kỹ năng quản lý thuế hiện đại. đối với lãnh đạo thì thiếu kiến thức quản lý kinh tế. quản lý hành chính Nhà nước. kiến thức vĩ mô. nguồn nhân lực phân bổ chưa hợp lý.
Xuất phát từ thực trạng trên. nhiệm vụ xây dựng. kiện toàn tổ chức đội ngũ cán bộ thuế tiến lên chính quy. hiện đại đang là yêu cầu hết sức cấp bách với mục tiêu đặt ra là xây dựng đội ngũ cán bộ. công chức thuế có phẩm chất chính trị tốt. có đạo đức nghề nghiệp cao. có kiến thức chuyên sâu. chuyên nghiệp trong quản lý thuế hiện đại. có kiến thức kế toán. đánh giá phân tích tài chính doanh nghiệp. có khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý thu thuế nhằm đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính thuế. công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.
Để đạt được yêu cầu đó. đòi hỏi phải nhanh chóng thực hiện một số giải pháp nhằm Nâng cao năng lực cán bộ công chức thuế:
– Đối với người có nguyện vọng vào làm việc trong ngành thuế đòi hỏi phải đạt một trình độ kiến thức nhất định về tài chính. kế toán. tin học. ngoại ngữ. có phẩm chất và đạo đức tốt mới được tuyển dụng.
– Đối với công chức đang làm việc phải tiến hành đào tạo. đào tạo lại kiến thức mới về tài chính. kế toán và thường xuyên bồi dưỡng về chính sách thuế hiện hành. kỹ năng sử dụng ngoại ngữ. tin học.
– Xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên trách có kỹ năng sư phạm đảm nhiệm công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thuế. xây dựng bộ giáo trình. tài liệu chuẩn thống nhất.
Bên cạnh đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho công chức thuế. cũng không nên xem nhẹ việc giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng. ý thức trách nhiệm. ý thức phục vụ nhân dân để nâng cao tính tự giác của cán bộ công chức thuế. Bởi vì. trong nền kinh tế thị trường ngoài những mặt tích cực nó cũng chứa đựng vấn đề tiêu cực. ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống. tâm lý. tình cảm và đạo đức của con người. trong đó có cán bộ công chức thuế: “Một số cán bộ thuế do thiếu rèn luyện trong cơ chế thị trường nên bị sa sút về phẩm chất. có tư tưởng vụ lợi. đã xuất hiện hành vi gây phiền hà. sách nhiễu người nộp thuế… gây thất thu cho ngân sách nhà nước”.
Cùng với việc giáo dục ý thức công chức thuế. cũng cần phải tăng cường công tác giám sát hoạt động của cơ quan thuế. Thời gian qua cơ chế giám sát tuy đã đạt được một số kết quả nhất định như đã phát hiện những sơ hở. sai phạm của công chức thuế góp phần chống tham nhũng trong ngành thuế. tuy nhiên những sai phạm của công chức thuế được phát hiện chủ yếu qua tố cáo hoặc qua điều tra của cơ quan chức năng. Để phát hiện và loại bỏ kịp thời những công chức thuế tha hóa. biến chất thì cần phải tăng cường hơn nữa công tác giám sát hoạt động của cơ quan thuế các cấp như: xây dựng chức năng giám sát trong nội bộ ngành thuế; xây dựng mô hình quản lý thuế với tiêu chí là công việc của bộ phận này có thể kiểm tra giám sát. đánh giá công việc của bộ phận khác; tổ chức bộ phận tiếp nhận thư góp ý của người nộp thuế để tổng hợp. xem xét và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm của cán bộ thuế.
Và giải pháp không kém phần quan trọng để giúp công chức thuế tận tâm với công việc là chế độ lương. đãi ngộ khen thưởng. Cần xây dựng chế độ lương đảm bảo được nhu cầu sinh sống để cán bộ thuế có thể yên tâm công tác. đồng thời có chế độ khen thưởng xứng đáng. kịp thời đối với cán bộ thuế tốt. Với chế độ lương
và thưởng tốt thì khi cán bộ thuế có ý định tham nhũng cũng phải tự suy nghĩ về sự đánh đổi đó có đáng hay không nên cũng hạn chế được thất thu ngân sách.
Hiện nay. ngành thuế chỉ thanh tra. kiểm tra được một số lượng ít NNT (ít hơn 20%) trong tổng số NNT đang hoạt động chịu sự quản lý do nhiều nguyên nhân khách quan. Như vậy hàng năm có đến trên 80% NNT không được thanh tra. kiểm tra. Một NNT bị thanh tra. nếu ít có vi phạm thì theo chu kỳ nhanh nhất thì khoảng 5-10 năm sau mới được thanh tra trở lại. thậm chí lâu hơn. Do đó. việc CQT thanh tra. kiểm tra ít về số lượng tạo tâm lý chủ quan cho NNT: NNT cho rằng CQT sẽ không đủ thời gian. nhân lực để thanh tra. kiểm tra đến doanh nghiệp của mình nên có ý đồ giảm tuân thủ.
Kiểm tra thuế cần kiểm tra được một số lượng NNT tối thiểu cần thiết (theo tính toán của ngành thuế là trên 20%) thì mới được cho là hiệu quả và đạt được tiêu chí hiệu quả tỷ lệ NNT được kiểm tra trên tổng số NNT đang hoạt động. Điều này phù hợp với quy luật của triết học: “lượng” luôn đi đôi với “chất”. “lượng” đổi thì “chất” đổi. Nếu không kiểm tra đủ lượng NNT tối thiểu cần thiết. sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị quản lý thu của CQT (thu được số thuế thiếu. thuế gian lận. thuế trốn ít hơn). giảm khả năng chống thất thu. vì vậy. phần nào không nâng cao được tính tự giác tuân thủ của NNT.
Đồng thời. nếu lượng NNT kiểm tra tối thiểu đạt mức thấp. kiểm tra thuế sẽ không đủ sức răn đe. phòng ngừa vi phạm trên phạm vi rộng. Việc thống kê các hành vi vi phạm điển hình. dự báo các dạng gian lận thuế phát sinh trong tương lai. vì thế. cũng sẽ không đầy đủ và chính xác do lượng chọn mẫu thống kê (số NNT được thanh tra) quá thấp.
Do đó thời gian tới Chi cục Thuế cần tăng tỷ lệ số lượng NNT được kiểm tra hàng năm tương đương với tỷ lệ tăng của số doanh nghiệp đang hoạt động chịu sự quản lý hàng năm. Việc tăng tỷ lệ NNT được kiểm tra hàng năm không chỉ thể hiện trách nhiệm của CQT trong việc nâng cao hiệu quả quản lý mà còn giúp NNT được kiểm tra chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong việc hạch toán kế toán. khai thuế. nộp thuế. Tuy việc tăng tỷ lệ NNT được kiểm tra chưa khẳng định được chất lượng kiểm tra thuế của CQT sẽ cao hơn nhưng thể hiện được nỗ lực của CQT trong việc hoàn thành tiêu chí hiệu quả quản lý thuế.
Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm của các CQT phải đạt yêu cầu về tỷ lệ số lượng NNT được kiểm tra trong tổng số NNT đang hoạt động. Nếu không hoàn thành kiểm tra vượt được mức tối thiểu theo lộ trình từ nay đến 2020 thì việc kiểm tra của từng CQT được coi như không đạt yêu cầu của cải cách. hiện đại hóa ngành thuế trong thời gian tới. Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra phải được quan tâm đúng mức. bởi nếu không sẽ có rất nhiều NNT chấp hành pháp luật thuế lại liên tục bị kiểm tra trong khi đó CQT lại bỏ sót những NNT nhiều năm không được kiểm tra.
Văn bản pháp lý có tác động rất lớn đến hiệu quả kiểm tra thuế. Một hệ