1.3. Những vấn đề cơ bản về phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng
1.3.3. Các nhân tố tác động tới sự phát triển của tín dụng bán lẻ tại NHTM
1.3.3.1. Nhân tố khách quan
Môi trường xã hội
Những xu thế thay đổi về nhân khẩu học đƣợc nghiên cứu bao gồm tổng dân số, tỷ lệ tăng dân số, những thay đổi về cấu trúc dân số, xu thế di chuyển dân cƣ, v.v là nguồn số liệu quan trọng. Từ những số liệu đó, ngân hàng xác định đƣợc thị trƣờng tiềm năng của hoạt động tín dụng và năng lực của ngân hàng mình so với các đối thủ cạnh tranh để chiếm lĩnh từng phân đoạn thị trƣờng. Tốc độ tăng dân số và thu nhập cao kéo theo nhu cầu về tiêu dùng tăng cao.
Xã hội ngày càng phát triển, mong muốn của con ngƣời cũng từ đó mà cao thêm, đòi hỏi ngân hàng không ngừng nỗ lực cung cấp những dịch vụ đa dạng, hiện đại hơn. Thói quen tiêu dùng của dân cƣ đang dần thay đổi, ví dụ điển hình thay vì sử dụng tiền mặt nhƣ trƣớc kia thì hiện nay hầu nhƣ các dịch vụ đều đƣợc thanh toán qua thẻ, vì vậy ngân hàng cũng cần chú trọng phát triển đa dạng các sản phẩm thẻ để đáp ứng nhu cầu.
Môi trường chính trị - pháp luật
Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật, các quy định của NHNN. Trƣớc hết, có thể kể đến các chính sách của Nhà nƣớc có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến lĩnh vực cho vay, đặc biệt là các chính sách và các chƣơng trình liên quan đến kinh tế. Chẳng hạn, khi Nhà nƣớc tăng mức đầu tƣ cho nền kinh tế, cũng nhƣ tăng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài bằng các chính sách khuyến khích đầu tƣ (sự đơn giản về thủ tục giấy tờ, ƣu đãi thuế, v.v), tất cả những điều này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế, xã hội, GDP sẽ tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, mức thu nhập cho ngƣời lao động tăng, qua đó làm tăng nhu cầu tiêu dùng và hoạt động kinh doanh.
Pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng nói chung và chất lƣợng tín dụng nói riêng. Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụng mới mang lại hiệu quả, lợi ích cho cả hai bên và chất lƣợng tín dụng mới đƣợc đảm bảo.
Môi trường kinh tế
Trong điều kiện nƣớc ta đã gia nhập WTO, hòa nhập vào xu hƣớng chung của nền kinh tế thế giới, môi trƣờng kinh tế cả ở trong và ngoài nƣớc đều là những nhân tố có tác động tới sự phát triển của TDBL. Chủ yếu có hai xu hƣớng sau đây:
- Nền kinh tế khỏe mạnh, phát triển từng bƣớc vững chắc, tốc độ phát triển hàng năm cao, kéo theo đó là đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện, thu nhập tăng, nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nhƣ thanh toán, gửi tiền, vay vốn để sảnxuất kinh doanh cũng gia tăng theo. Đây là môi trƣờng thuận lợi, các ngân hàng cần biết tận dụng thời cơ phát triển TDBL, mở rộng đối tƣợng khách hàng của TDBL.
- Ngƣợc lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, lạm phát kéo dài, khủng hoảng gia tăng, các nhu cầu chi tiêu, gửi tiền tiết kiệm của ngƣời dân ít đi; hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, không tiêu thụ đƣợc hàng hóa, không có khả năng trả lãi ngân hàng nên nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp
cũng giảm sút. Dịch vụ TDBL của ngân hàng lúc đó dù có đa dạng, tiện ích và an toàn đến mấy thì cũng không có mấy ai sử dụng.
Môi trường kỹ thuật công nghệ
Kỹ thuật công nghệ đóng vai trò nền tảng trong hoạt động ngân hàng hiện đại, khách hàng có thể tiếp cận với các thông tin, sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng từ nhà mà không cần mất công đi lại. Bằng trao đổi thông tin tức thời, công nghệ giúp công tác quản lý của ngân hàng tốt hơn, tạo điều kiện thực hiện mô hình xử lý tập trung các giao dịch.
Đối thủ cạnh tranh
Những hoạt động của đối thủ cạnh tranh cũng có ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động của NH, nhất là khi các NH cùng cung cấp một sản phẩm, cùng hƣớng vào một đối tƣợng khách hàng mục tiêu trên cùng địa bàn hoạt động. Thị trƣờng ngân hàng càng sôi động, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở nên gay gắt đòi hỏi ngân hàng phải nghiên cứu hành vi cụ thể của từng đối thủ cạnh tranh nhằm có thể chủ động đƣa ra một chiến lƣợc cạnh tranh năng động và hiệu quả.
Khách hàng của ngân hàng
Khách hàng là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của các Ngân hàng, bởi khách hàng vừa tham gia trực tiếp vào quá trình cũng ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, vừa trực tiếp sử dụng hƣởng thu sản phẩm đó. Chính vì vậy, nhu cầu, mong muốn và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ là nhân tố ảnh hƣởng quan trọng tới số lƣợng, kết cấu và cách thức phân phối các sản phẩm dịch vụ.
1.3.3.2. Nhân tố chủ quan
Chiến lược phát triển của ngân hàng
Để từng bƣớc xây dựng và phát triển vững mạnh TDBL, các ngân hàng trƣớc hết cần có một định hƣớng và chiến lƣợc phát triển đúng đắn, vạch ra bƣớc đi cần thiết trong từng giai đoạn cũng nhƣ đề ra mục tiêu cần đạt đến đối với mỗi loại hình sản phẩm tín dụng. Chiến lƣợc của ngân hàng cũng phải bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trƣờng, nghiên cứu sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, rồi sau đó mới là giai đoạn tung sản phẩm ra, mở rộng mạng lƣới, kèm theo việc tuyển dụng, đào tạo nhân sự mới.
Khả năng tài chính và công nghệ
Với ngành ngân hàng, khả năng tài chính và công nghệ vô cùng quan trọng, bới muốn phát triển đƣợc TDBL một cách toàn diện, đi sâu vào từng ngõ ngách thị trƣờng, đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu của khách hàng, chi phí bỏ ra ban đầu là rất lớn, chi phí ứng dụng công nghệ hiện đại, chi phí mở rộng mạng lƣới phân phối, v.v. Hơn nữa, tiềm lực tài chính của một ngân hàng cũng góp phần làm nên thƣơng hiệu của ngân hàng đó, tạo nên đƣợc niềm tin vững chắc trong lòng công chúng.
Khoa học công nghệ cũng là một yếu tố quan trọng. Nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại mà đã có nhiều sản phẩm bán lẻ mới, tiện ích hơn đƣợc cung cấp cho khách hàng nhƣ dịch vụ thanh toán điện tử, dịch vụ ngân hàng trực tuyến, thẻ TD v.v. Để bắt kịp với xu hƣớng của nền kinh tế thế giới, thoát khỏi sự lạc hậu, yếu kém thì công nghệ là yếu tố cần thiết trƣớc tiên.
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng
TDBL nhằm phục vụ hai đối tƣợng chủ yếu là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vấn đề đặt ra đối với các ngân hàng hiện nay là tổ chức bộ máy hoạt động phân theo đối tƣợng khách hàng để phục vụ chứ không nên phân theo loại hình nghiệp vụ.
Việc mở rộng mạng lƣới các kênh phân phối cũng là một vấn đề thuộc cơ cấu tổ chức mà ban lãnh đạo ngân hàng cần quan tâm chú ý. Muốn mở rộng, thu hút đƣợc nhiều khách hàng, cần có nhiều điểm giao dịch, tiếp cận với mọi đối tƣợng, đồng thời qua đó quảng bá cho các sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng.
Nguồn nhân lực
Con ngƣời luôn làm chủ trong mọi lĩnh vực, công nghệ dù có hiện đại đến mấy cũng phải có con ngƣời, nếu không cũng chỉ là vô nghĩa, không hề có giá trị trong cuộc sống. Trong lĩnh vực TDBL, yếu tố nguồn nhân lực lại càng đóng vai trò quan trọng hơn nữa. Mọi hoạt động kể từ khi nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng, phát triển tín dụng bán lẻ cho đến khi ứng dụng dịch vụ, giới thiệu đến khách hàng đều là do nhân viên ngân hàng đảm nhiệm. Đặc biệt trong ngành này, tiếp xúc với
một loại hàng hóa đặc biệt là tiền, thì chữ “tâm” là yêu cầu đầu tiên đối với nhân viên ngân hàng.