Xu hƣớng phát triển tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 80 - 82)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

4.2. Xu hƣớng phát triển tín dụng bán lẻ

Tín dụng bán lẻ, một khái niệm tuy còn khá mới mẻ với thị trƣờng Việt Nam nhƣng đã và đang ngày càng nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng. Đây cũng là lĩnh vực có tiềm năng phát triển rất lớn do qui mô thị trƣờng Việt Nam với tổng dân số trên 86 triệu ngƣời gồm đa phần ở độ tuổi trẻ, có thu nhập, phong cách sống hiện đại và nhu cầu mua sắm lớn.

Trong thời gian qua, xu hƣớng tiêu dùng trƣớc, trả sau tăng nhanh, nhất là ở các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng. Chính vì thế, các sản phẩm bán lẻ của các ngân hàng đƣợc triển khai trong thời gian gần đây dù còn rất mới mẻ nhƣng đều đƣợc các khách hàng rất quan tâm và thu đƣợc không ít thành công. Đây cũng chính là cơ sở để các NHTM tự tin đẩy mạnh mảng kinh doanh TDBL này. Điều này tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh trong lĩnh vực này giữa các ngân hàng cũng ngày càng gay gắt, nhƣng trái lại khách hàng sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn những sản phẩm phù hợp, với chất lƣợng tốt nhất.

Điển hình nhƣ ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng (Techcombank) thƣờng xuyên tung ra thị trƣờng các sản phẩm TDBL với tên gọi ấn tƣợng nhằm đánh vào thị hiếu của khách hàng với chƣơng trình cho vay “ô tô xịn”, “nhà mới”, “gia đình trẻ”, “mua trả góp với Techcombank”, “vay ứng trƣớc tài khoản cá nhân F@stAdvance”, “cho vay du học tại chỗ”, v.v. Đối với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank)

lại tạo dựng thế mạnh cạnh tranh với thời hạn cho vay dài, mức hỗ trợ cao và lãi suất linh hoạt, ƣu đãi trong vay vốn mua sắm tiêu dùng (SeABuy), vay vốn mua ô tô (SeACar), vay mua – sửa chữa nhà (SeAHome), v.v. Với Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) thì năng động hơn trong tiếp cận đối tƣợng khách hàng cá nhân với việc gắn kết với các siêu thị điện máy, các trung tâm mua sắm để đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Còn Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB) thì thành công với sản phẩm “vay 24 phút” áp dụng riêng cho loại hình TDBL với mức vay linh động từ 500.000 đồng đến 50 triệu đồng, phù hợp với nhiều đối tƣợng khách hàng bán lẻ. Sản phẩm này tuy chỉ mới triển khai đƣợc vài tháng nhƣng đến nay đã trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của NH.

Về phía các ngân hàng nƣớc ngoài, với thế mạnh bán lẻ vốn có từ ngân hàng mẹ ở nƣớc ngoài đang kỳ vọng sẽ thâu tóm đƣợc khối lƣợng khách hàng bán lẻ, chủ yếu trong vay tiêu dùng tại các đô thị lớn. Gần đây, hàng loạt các ngân hàng nƣớc ngoài có mặt tại thị trƣờng Việt Nam nhƣ ANZ, HSBC, Citibank, v.v đã đƣa ra nhiều tiện ích đối với lĩnh vực TDBL hấp dẫn với lãi suất thấp, linh động, sản phẩm đa dạng phù hợp từng đối tƣợng khách hàng, thƣơng hiệu nổi tiếng, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, đặc biệt là triển khai rộng rãi và đại chúng hình thức cho vay tín chấp – hình thức mà các NHTM cổ phần còn khá e dè và cẩn trọng.

Trong khi các NHTM cổ phần đua nhau đặt dấu ấn của thƣơng hiệu ngân hàng mình vào thị trƣờng TDBL, các ngân hàng nƣớc ngoài thì tận dụng những thế mạnh trong bán lẻ để chiếm lĩnh thị trƣờng qua việc triển khai các sản phẩm TDBL đa dạng, nhiều tiện ích thì các NHTM quốc doanh tuy có lợi thế hơn về mạng lƣới hoạt động rộng nhƣng lại tỏ ra thụ động hơn. Mặc dù trong thời gian qua, các NHTM quốc doanh cũng triển khai đầy đủ các sản phẩm TDBL nhƣng lại chỉ mới dừng lại ở tính hình thức mà chƣa tạo đƣợc sự đột phá đối với thị trƣờng, mà thay vào đó, các NHTM quốc doanh vẫn còn quá tập trung vào đối tƣợng là các khách hàng lớn nên chƣa thực sự chú ý đến thị trƣờng bán lẻ còn rất nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, với xu hƣớng phát triển hiện nay cho thấy ngân hàng nào nắm bắt đƣợc cơ hội mở rộng thị trƣờng bán lẻ thì mới có thể trở thành một ngân hàng lớn mạnh trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)