Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 68 - 71)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

3.2. Phân tích thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại Vietcombank CN Thanh Hóa

3.2.6. Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ

Hệ số thu nợ

Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh phần lớn hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua. Khả năng thu hồi nợ càng cao thì khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng càng đạt hiệu quả.

Bảng 3.13. Tình hình thu hồi nợ từ tín dụng bán lẻ

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng doanh số thu nợ 803 1.003 1.153 1.268 1.516 Tổng doanh số cho vay 958 1.170 1.247 1.528 1.673

Doanh số thu nợ/doanh

số cho vay (%) 83,82 85,73 92,46 82,98 90,62

(Nguồn: Phòng kinh doanh Vietcombank CN Thanh Hóa)

Từ năm 2012 – 2014, hệ số thu nợ của Vietcombank CN Thanh Hóa liên tục tăng, từ 83,82% năm 2012 đến năm 2014 chỉ tiêu này đã đạt 92,46% cho thấy công tác thu hồi nợ của chi nhánh rất đƣợc chú trọng trong giai đoạn này.

Năm 2015, mặc dù doanh số cho vay tăng khá cao, tăng 22,5% so với năm 2014. Trong khi đó công tác thu hồi nợ của chi nhánh không đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ hơn, doanh số thu nợ chỉ tăng 9,9% so với năm 2014. Vì vậy hệ số thu nợ năm 2015 giảm 9,48% từ 92,46% năm 2014 xuống còn 82,98%.

Năm 2016, công tác thu hồi và xử lý nợ tiếp tục đƣợc tăng cƣờng, Vietcombank trở thành ngân hàng tiên phong thu hồi các khoản nợ từ VAMC. Tổng doanh số thu hồi nợ của Vietcombank CN Thanh Hóa tăng mạnh từ 1.268 tỷ đồng năm 2015 lên đến 1.516 tỷ đồng năm 2016 dẫn đến hệ số thu nợ cũng tăng. Năm 2016, hệ số thu nợ đạt 90,62%.

Tỷ lệ nợ quá hạn

Hoạt động TD luôn chịu nhiều rủi ro, việc hạn chế rủi ro sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng TD của các TCTD. Những năm qua, ngoài việc chú trọng tăng trƣởng dƣ nợ TDBL thì Vietcombank CN Thanh Hóa không ngừng chú trọng đến việc hạn chế rủi ro, nâng cao chất lƣơng TD. Tuy nhiên vẫn xảy ra các món nợ quá hạn trong hoạt động TDBL, cụ thể:

Bảng 3.14. Tỷ lệ nợ quá hạn ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng dƣ nợ 980 1.147 1.241 1.501 1.658 Nợ quá hạn 23,14 35,53 42,81 43,98 37,47 Tỷ trọng nợ quá hạn (%) 2,36 3,09 3,45 2,93 2,26

(Nguồn: Phòng kinh doanh Vietcombank CN Thanh Hóa)

Giai đoạn 2012 – 2015, nợ quá hạn tăng qua các năm cho thấy chất lƣợng TDBL của Vietcombank CN Thanh Hóa có xu hƣớng giảm trong giai đoạn này. Nếu nợ quá hạn năm 2012 chỉ là 23,14 tỷ đồng tƣơng ứng với tỷ lệ nợ quá hạn là 2,36% thì đến năm 2015 nợ quá hạn đã tăng 20,84 tỷ đồng lên đến 43,98 tỷ đồng tƣơng ứng với tỷ lệ nợ quá hạn là 2,93%.

Năm 2016, nhờ tích cực đẩy mạnh công tác thu hồi nợ nên nợ quá hạn đã giảm xuống còn 37,47 tỷ đồng. Tuy nhiên mức giảm không đáng kể, vẫn còn cao hơn so với năm 2012. Vì vậy chi nhánh cần chú trọng hơn nữa vào công tác thu hồi nợ.

Giai đoạn 2012-2016, mặc dù tình hình sản xuất của khách hàng gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế nhƣng nợ quá hạn trong dƣ nợ TDBL của Vietcombank CN Thanh Hoá thấp là nhờ có những định hƣớng đúng đắn của lãnh đạo chi nhánh, sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh.

Tỷ lệ nợ xấu

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ nợ xấu trong tổng dƣ nợ TDBL của chi nhánh. Tỷ lệ này càng thấp thì chất lƣợng TD càng cao và ngƣợc lại.

Bảng 3.15. Tỷ lệ nợ xấu ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng dƣ nợ 980 1.147 1.241 1.501 1.658 Nợ xấu 16,247 5,890 20,228 23,115 9,948 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dƣ nợ (%) 1,7 0,5 1,63 1,54 0,6

Giai đoạn 2012-2016 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động nhƣng tỷ lệ nợ xấu trong TDBL của Vietcombank CN Thanh Hóa thấp, bình quân 1,2% cho thấy chất lƣợng TDBL đƣợc đảm bảo.

Đạt đƣợc kết quả trên là do chi nhánh luôn xem việc xử lý thu hồi nợ xấu là nhiệm vụ quan trọng. Vì vậy để đẩy nhanh tiến độ thu hồi các món nợ xấu chi nhánh đã thành lập tổ thu hồi nợ do một phó Giám đốc làm tổ trƣởng và các thành viên ở Phòng Khách hàng và các trƣởng phòng giao dịch là thành viên thƣờng xuyên theo dõi tình hình nợ xấu, có biện pháp kịp thời để ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, có báo cáo hàng tháng về tình hình xử lý và thu hồi nợ xấu cho Giám đốc. Tổ thu hồi nợ xấu đã đề ra từng giai đoạn thực hiện nhƣ sau:

- Giai đoạn 1: Từng cán bộ trực tiếp đến khách hàng để thƣơng thảo và ký biên bản thỏa thuận việc trả nợ vay NH, sau đó theo dõi việc thực hiện thỏa thuận, nếu khách hàng không thực hiện đúng chuyển sang giai đoạn 2.

- Giai đoạn 2: Thỏa thuận với khách hàng bán tài sản đảm bảo nợ thông qua Trung tâm bán đấu giá tài sản. Nếu khách hàng không đồng ý chuyển qua giai đoạn tiếp theo.

- Giai đoạn 3: Khởi kiện ra tòa án để thu nợ theo pháp luật.

Nhờ có những giải pháp quyết liệt trong thu hồi nợ xấu cũng nhƣ sự quan tâm đến việc nâng cao chất lƣợng TDBL của chi nhánh trong thời gian qua nên chất lƣợng TDBL của chi nhánh không ngừng đƣợc nâng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)