CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
3.2. Phân tích thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại Vietcombank CN Thanh Hóa
3.2.2. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ
Những năm qua nhờ có sự chú trọng phát triển lĩnh vực ngân hàng bán lẻ trong đó có TDBL nên tốc độ tăng trƣởng của TDBL của chi nhánh năm sau cao hơn năm trƣớc, cụ thể:
Bảng 3.5. Quy mô và tốc độ tăng trƣởng tín dụng bán lẻ
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng dƣ nợ (tỷ đồng) 980 1.147 1.241 1.501 1.658
Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ (%) 4,81 17,04 8,19 20,95 10,46
(Nguồn: Phòng kinh doanh Vietcombank CN Thanh Hóa)
Năm 2012, do tình hình lạm phát của nền kinh tế nên Chính phủ và NHNN kiểm soát chặt chẽ mức tăng trƣởng TD của NHTM bằng việc khống chế mức trần tăng trƣởng TD và bắt buộc các NHTM phải giảm bớt dƣ nợ TD đối với một số lĩnh vực phi sản xuất. Vietcombank Thanh Hóa bám sát theo chủ trƣơng của NHNN và Vietcombank Việt Nam nên đã hạn chế đầu tƣ và giảm bớt dƣ nợ TDBL đối với
lĩnh vực không khuyến khích đầu tƣ nên tốc độ tăng trƣởng TD bán lẻ trong năm thấp ở mức 4,8%.
Năm 2013, sau những biện pháp kiểm soát hạn chế TD của năm trƣớc, tình hình kinh tế lại đối mặt với những khó khăn mới, các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa và các thành phần kinh tế khác khó tiếp cận đƣợc vốn TD nhƣng nếu tiếp cận đƣợc vốn thì chi phí vốn cao nên đã có hàng loạt các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đóng cửa và phá sản. Để vực dậy nền kinh tế, Chính phủ và NHNN đã thực hiện chính sách TD nới lỏng hơn, khuyến khích các NHTM đầu tƣ vốn vào các lĩnh vực khuyến khích đầu tƣ. Vietcombank CN Thanh Hóa đẩy mạnh TDBL cho các lĩnh vực trên nên dƣ nợ TDBL tăng tƣơng đối cao với mức tăng 17,04%.
Năm 2014, Chính phủ và NHNN chỉ đạo tích cực đẩy mạnh giải ngân các chƣơng trình TD lớn, tập trung cho 5 lĩnh vực ƣu tiên, mở rộng quy mô một số chƣơng trình cho vay ƣu đãi lãi suất nhằm hỗ trợ tối đa cho khách hàng, hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, chủ động nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Mặc dù vậy nhƣng việc đầu tƣ vốn vào sản xuất kinh doanh kém hiệu quả nên nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế không cao, nên mức tăng dƣ nợ TDBL của chi nhánh chỉ đạt mức 8,19%.
Năm 2015, Chính phủ và NHNN tiếp tục thực hiện những chính sách mềm dẻo hơn trong kiểm soát tăng trƣởng TD, khuyến khích NHTM đầu tƣ vào một số lĩnh vực nhƣ sản xuất hàng hóa xuất nhập khẩu, công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng với những biện pháp vực dậy nền kinh tế của những năm trƣớc đã phát huy hiệu quả, nền kinh tế của tỉnh đã phục hồi và có những bƣớc đột phá. Việc sản xuất kinh doanh của các thành phần trong nền kinh tế thuận lợi nên nhu cầu về vốn tăng, dƣ nợ TDBL của chi nhánh tăng mạnh và là năm có tốc độ tăng trƣởng cao nhất với tốc độ tăng 20,95%.
Năm 2016, lạm phát đƣợc kiểm soát thấp hơn mức mục tiêu 5%, mặt bằng lãi suất giảm đã hỗ trợ tích cực doanh nghiệp gia tăng mở rộng đầu tƣ sản xuất kinh doanh. Tín dụng Vietcombank CN Thanh Hóa tăng trƣởng tập trung vào các lĩnh vực ƣu tiên của Chính phủ, dƣ nợ tín dụng tập trung cho các lĩnh vực ƣu tiên và các
dự án tốt của các doanh nghiệp lớn nên tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ TDBL trong năm không cao, chỉ đạt 10,46%.
Biểu đồ 3.3. Quy mô và tốc độ tăng trƣởng tín dụng bán lẻ
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Nhìn chung, dƣ nợ TDBL của Vietcombank CN Thanh Hóa tăng qua các năm, từ 980 tỷ năm 2012 đã tăng lên 1.658 tỷ năm 2016, đóng góp không nhỏ vào hiệu quả hoạt động TD nói riêng và hiệu quả hoạt động của chi nhánh nói chung. Tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn là 12,3% cho thấy lĩnh vực TDBL của chi nhánh đã từng bƣớc phát triển. Tuy nhiên, nếu so với chỉ tiêu tăng trƣởng đƣợc Vietcombank CN Thanh Hóa đề ra qua từng năm (15 – 20%) thì tốc độ tăng dƣ nợ TDBL chƣa đạt chỉ tiêu kế hoạch (trừ năm 2013, 2015). Điều này cho thấy khả năng phát triển TDBL của chi nhánh còn hạn chế, mức độ tăng trƣởng dƣ nợ chƣa phù hợp với lợi thế và tiềm năng của chi nhánh.