Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang​ (Trang 42 - 45)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3.1. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến phát triển

3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Về vị trí địa lý:

Huyện Bắc Mê nằm ở phía Đông của tỉnh Hà Giang, Phía Đông giáp huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng), phía Nam giáp huyện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang), phía Tây giáp huyện Vị Xuyên và thành phố Hà Giang, phía Bắc giáp huyện Yên Minh. Huyện gồm 12 xã và 1 thị trấn, có quốc lộ 34 chạy qua, nối liền trung tâm huyện với thành phố Hà Giang và huyện Bảo Lâm (Cao Bằng), đây là một trong những

điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện và giao thương hàng hóa với các vùng.

* Địa hình, thủy văn:

Bắc Mê có địa hình núi cac-xtơ và đồi, xen kẽ những dãy núi đá vôi thấp, sườn thoải, nhiều mạch nước ngầm chảy từ núi ra thung lũng đã tạo thành hệ thống sông, suối, ao, hồ dày đặc, những mạch nước, khe suối này không chỉ cung cấp nước sinh hoạt mà còn có ý nghĩa để hình thành phát triển hệ thống ruộng bậc thang có thể gắn với phát triển du lịch. Với hệ thống sông, suối, ao, hồ trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi thủy sản (nuôi cá lồng, bè,…) đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Tuy nhiên, nhìn chung người dân ở đây vẫn chưa tận dụng được hết tiềm năng thế mạnh mà tự nhiên đem lại, chưa tập chung nguồn lực vào phát triển thủy sản.

Với những dải đồi núi thấp, thoai thoải, người dân tận dụng để trồng sắn hoặc cây lâu năm như quế, hồi, mỡ, chè,… ngoài ra còn tạo bãi chăn thả gia súc (trâu, bò, dê).

Địa hình đồi núi thấp, nhiều khe ngầm, thung lũng nhỏ đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, du lịch. Tuy nhiên với địa hình chia cắt mạnh và dốc cũng là một trong những điều kiện gây bất lợi đối với phát triển kinh tế, hạ tầng cơ sở, đường giao thông, khó khăn trong việc quy hoạch diện tích nông nghiệp để

hình thành những cánh đồng mẫu lớn, khu sản xuất hàng hóa tập trung,…

* Điều kiện khí hậu: Huyện có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình từ 19 - 230C, độ ẩm trung bình 83%, lượng mưa trung bình hàng năm 1.600 mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều (tập trung vào các tháng 6, 7, 8), mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhìn chung, đây là loại khí hậu đem lại thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp, nhất là việc phát triển những loại cây trồng cận nhiệt, ôn đới như cây rau, chè, cây dược liệu (cây nghệ, quế, hồi, đương quy…).

* Tài nguyên thiên nhiên:

- Về tài nguyên đất: Huyện có nhiều loại đất được hình thành qua quá trình phong hóa từ các loại đá mẹ như đá vôi, phiến thạch, đất sét, sa thạch. Về cấu tạo

đất, xen kẽ những dãy núi đá vôi. Những loại đất chính gồm đất đỏ vàng, đất vàng nhạt, đất nâu trên phù sa cổ, đất dốc tụ và bồi tụ. Đất ở Bắc Mê khá màu mỡ, đặc biệt ở những vùng thung lũng, ven sông, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh.

Bảng 3.1: Hiện trạng các loại đất của huyện Bắc Mê năm 2017 TT Loại đất Diện tích TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất nông nghiệp 64.375,59 75,19 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 12.230,06 14,28 1.2 Đất lâm nghiệp 51.964,03 60,70 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 70,78 0,08 1.5 Đất nông nghiệp khác 20,72 0,02

2 Đất phi nông nghiệp 3.827,67 4,47

2.1 Đất ở 352,17 0,41

2.2 Đất chuyên dùng 2.654,73 3,1

2.3 Đất cơ sở tín ngưỡng 0,20 0,00 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 16,87 0,02 2.5 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 803,43 0,94 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,28 0,00

3 Đất chưa sử dụng 17.403,21 20,32

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 518,56 0,60 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 16.883,81 19,72 3.3 Núi đá không có rừng cây 0,84 0,00

Nguồn: Theo số liệu thống kê, kiểm kê diện tích đất đai huyện Bắc Mê năm 2017

- Về tài nguyên nước và khoảng sản: Huyện có dòng sông Gâm chảy qua địa bàn, thuận lợi cho việc cung cấp nước tưới, đồng thời góp phần vào việc phát triển du lịch và nuôi trồng thuỷ sản. Bên cạnh đó huyện có nguồn tài nguyên khoáng sản quý góp phần cho việc phát triển kinh tế như: ăngtimon, vàng sa khoáng, sắt, chì, kẽm,… Hiện nay, đã có 13 điểm mỏ được cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản, trong đó mỏ sắt Sàng Thần tại xã Minh Sơn có trữ lượng trên 21 triệu tấn.

- Về tài nguyên rừng: Bắc Mê có độ che phủ rừng khá lớn, tỷ lệ che phủ rừng năm 2016 đạt 59,2%, trong đó có hơn 60% diện tích là rừng nguyên sinh. Do điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, rừng núi Bắc Mê giàu có về các loại động, thực vật, nhiều loại gỗ quý nhưđinh, trò, nghiến, lát hoa, pơ mu và hàng trăm loại thảo dược. Bắc Mê có khu dự trữ thiên nhiên quy mô 27.800 ha thuộc địa phận các xã Yên Cường, Phiêng Luông, Thượng Tân, Lạc Nông, Minh Ngọc, Yên Định, Minh Sơn.

Đây là một trong những khu dự trữ thiên nhiên đặc dụng của tỉnh Hà Giang với thảm thực vật dày, hệ sinh thái đa dạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang​ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)