Tình hình và kết quả phát triển kinh tế hộ nông dân nước ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang​ (Trang 26 - 33)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế hộ nông dân

1.2.2. Tình hình và kết quả phát triển kinh tế hộ nông dân nước ta

Trong lịch sử phát triển kinh tế nước ta, thời kỳ nào vai trò của hộ gia đình cũng rất quan trọng, vì nó không những là “tế bào” của xã hội, là đơn vị sản xuất và bảo đảm cuộc sống cho tất cả các thành viên trong gia đình, mà còn là chủ thể tiêu dùng rất đa dạng của nền kinh tế. Nhưng trước xu thế quốc tế hóa nền kinh tếđang diễn ra nhanh chóng hiện nay, phải nhận rõ những khó khăn để có thêm những chính sách có tính chất đột phá nhằm tạo động lực mới, thật sự mạnh mẽ cho kinh tế

hộ phát triển.Vai trò của kinh tế hộđã có nhiều thay đổi cả về phương thức quản lý lẫn lao động sản xuất, nhất là kể từ khi phong trào hợp tác xã mất dần động lực phát triển. Mốc quan trọng của sự thay đổi đó là sự ra đời của Chỉ thị 100, ngày 31-1- 1981, của Ban Bí thư về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã. Tiếp theo đó, Nghị quyết 10, ngày 5-4- 1988, của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý nông nghiệp đã tạo cơ sở quan trọng để

kinh tế hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp. Ngoài ra, đối với khu vực nông, lâm trường, nhờ có Nghị định số 12/NĐ-CP, ngày 3-2-1993, về

các nông, lâm trường đã từng bước tách chức năng quản lý nhà nước đối với quản lý sản xuất, kinh doanh, các gia đình nông, lâm trường viên cũng được nhận đất khoán và hoạt động dưới hình thức kinh tế hộ. Tuy những đặc điểm truyền thống của kinh tế hộ vẫn không thay đổi, nhưng việc được giao quyền sử dụng đất lâu dài

đã làm cho hộ gia đình trở thành đơn vị sản xuất, kinh doanh tự chủ, tự quản. Động lực mới cho sự phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn đã xuất hiện.

Chủ trương, chính sách về giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho kinh tế

hộ (đất nông nghiệp 20 năm, đất lâm nghiệp 50 năm) đã nhanh chóng đi vào cuộc sống của hàng triệu hộ nông dân. Mặc dù phong trào hợp tác xã không còn phát huy tính tích cực như xưa, nhưng diện mạo của kinh tế hộ nông dân Việt Nam đã thay

đổi một cách cơ bản, nhất là ngày càng có nhiều đóng góp cho việc giải phóng sức sản xuất, nâng cao sản lượng nông nghiệp, mở mang ngành nghề mới, nâng cao thu nhập. Trong bản thân kinh tế hộ trang trại cũng có sự phát triển về chất, xuất hiện nhiều nhu cầu đầu tư vốn lớn, thuê đất canh tác và lao động thường xuyên hoặc theo thời vụ, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây, con theo hướng đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thị trường. Chẳng hạn, trang trại chăn nuôi tăng rất nhanh, bên cạnh số

trang trại sản xuất cây hàng năm và cây lâu năm cũng có sự phát triển về số lượng và chất lượng. Lượng hàng hóa nông sản của các trang trại đang ngày càng có vị trí trên thương trường. Một số các trang trại lớn đã bắt đầu phát triển thương hiệu, mở

rộng các quan hệ làm ăn với các công ty lớn trong chế biến, thu mua và xuất khẩu. Cơ cấu hộ nông dân theo ngành nghềđang chuyển dịch theo hướng tăng dần số lượng và tỷ trọng nhóm các hộ tham gia sản xuất phi nông nghiệp như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Theo số liệu trong Báo cáo sơ bộ kết quả

tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 của Ban chỉ đạo Tổng

điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản Trung ương, thì ở khu vực nông thôn, số hộ nông thôn tiếp tục tăng trong 5 năm (giai đoạn 2011-2016), tính đến thời điểm 1/7/2016 cả nước có 15,99 triệu hộ nông thôn, so với năm 2011, số hộ nông thôn của cả 6 vùng đều tăng, trong đó 3 vùng có tốc độ tăng nhiều nhất đó là Tây Nguyên tăng 10,6%, Đông Nam Bộ tăng 8,2%, Trung du miền núi phía Bắc tăng 7,8%, nguyên nhân tăng là do tình trạng di cư và tỷ lệ tăng tự nhiên cao. Cơ cấu hộ

nông thôn cũng có sự dịch chuyển từ hộ nông lâm thủy sản (NLTS) sang hộ phi nông lâm thủy sản, tỷ trọng hộ NLTS giảm từ 62,1% năm 2011 xuống còn 53,9% năm 2016, tỷ trọng hộ phi NLTS tăng từ 33,4% năm 2011 lên 39,6% năm 2016, tuy nhiên sự dịch chuyển này còn chưa đồng đều giữa các vùng. Như vậy xu hướng thay đổi của hộ NLTS ngược lại với hộ nông thôn, nếu hộ nông thôn tăng 16,1% thì hộ NLTS giảm 12%. Số hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ NLTS vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng có xu hướng giảm, giảm từ 57,1% năm 2011 xuống còn 49% năm 2016; hộ có thu nhập từ nguồn phi NLTS tăng, tăng từ 17,3% năm 2011 lên 22,7% năm 2016. Trong việc tham gia các hoạt động nông nghiệp của hộ, nhìn chung tỉ

trọng hộ có hoạt động chăn nuôi nhỏ hơn so với hộ trồng trọt. Điều này có thể là do có tương đối nhiều khó khăn đối với hoạt động chăn nuôi hơn (cần nhiều vốn hơn, nhiều rủi ro hơn…) so với việc trồng trọt. Các hộ có chủ hộ là nữ ít tham gia vào hoạt động nông nghiệp hơn so với các hộ có chủ hộ là nam.

Hình thức hỗ trợ kinh tế nông thôn ngày càng đa dạng, hệ thống tín dụng, ngân hàng thực sự trở thành nguồn cung ứng vốn quan trọng thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Tại thời điểm Tổng điều tra, khu vực nông thôn có 1.806 xã có ngân hàng, chi nhánh ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động, chiếm 20,1% tổng số xã, tăng 0,6 điểm phần trăm so với năm 2011. Đời sống dân cư nông thôn tiếp tục được cải thiện, bình quân 100 hộ có 1,44 ô tô; 11,61 máy giặt; 65,36 tủ lạnh và tủ đá; 129,26 xe máy. Tỷ lệ hộ sử dụng điện chiếm trong tổng số hộ nông thôn tăng từ 98,0% năm 2011 lên 99,2% năm 2016, trong đó tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia tăng từ 96,4% lên 98,4%. Tỷ lệ hộ sử dụng nước máy để ăn uống tăng từ

13,2% lên 22,1%. Năm 2016 có gần 5,06 triệu hộ sử dụng nước từ công trình cấp nước sạch tập trung trên địa bàn nông thôn, chiếm 31,6% tổng số hộ. Việc sản xuất

đang được cơ cấu lại về hình thức tổ chức và quy mô sản xuất.Quá trình cơ cấu lại sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong giai đoạn 2011-2016 thể hiện trước hết

ở kết quả cơ cấu lại hình thức tổ chức sản xuất theo hướng số doanh nghiệp và số

hợp tác xã tăng nhanh, số hộ ngày càng giảm mạnh; ruộng đất được tích tụ với khâu

đột phá là dồn điền đổi thửa và xây dựng cánh đồng lớn.cả nước hiện có 2.294 xã tiến hành dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 25,6% tổng số xã, có

33,5 nghìn trang trại nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 67,2% so với năm 2011, bình quân mỗi năm tăng 10,8%. (Lược trích Thông cáo báo chí kết quả chính thức TĐT Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2016 của TCTK).

Ngày càng xuất hiện nhiều hộ nông dân khẳng định được vị trí trong nền kinh tế thị trường và có tác động lớn đến sự nghiệp xóa đói giảm nghèo bền vững tại địa phương, được phong danh là “Hộ sản xuất kinh doanh giỏi”. Điều đáng khích lệ là, những hộ sản xuất kinh doanh giỏi đó không chỉ làm giàu cho bản thân, mà còn giúp đỡ nhiều hộ khác thoát nghèo thông qua việc tích cực hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thì khó khăn và thách thức lớn đối với nông dân nước ta nói chung và kinh tế hộ nói riêng trong tiến trình hội nhập ngày một sâu vào kinh tế thế giới là chênh lệch lớn về năng suất lao động giữa công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Đây là một trong số các nguyên nhân chính đang làm tăng thêm khoảng cách cả thu nhập lẫn mức chi tiêu giữa nông thôn và thành thị... Thêm vào đó, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn tuy đã giảm mạnh, nhưng trong nông thôn, cá biệt một số tỉnh miền núi, tại những vùng sâu, vùng xa, vùng

đồng bào dân tộc ít người, số hộ nghèo vẫn còn chiếm tỷ trọng cao: ở Lào Cai là 27,41%; Lai Châu hiện nay là 29,83%; Điện Biên 44,82%,... (Theo niên giám thống kê của các tỉnh năm 2017) Mặc dù khu vực nông thôn chiếm tới 90% số hộ thuộc diện nghèo của cả nước, nhưng tốc độ giảm nghèo ở nông thôn vẫn chậm hơn thành thị tới 20%. Tính bền vững trong các trường hợp thoát đói nghèo trong nông nghiệp, nông thôn không chắc chắn, do thiên tai, dịch bệnh, ốm đau... Điểm xuất phát thấp, tốc độ phát triển chậm, rủi ro lớn, thì khoảng cách khó có thể rút ngắn nếu không có những giải pháp mang tính đột phá.

Vốn tích lũy của các hộ gia đình cũng có sự phân biệt khá rõ giữa các loại hình sản xuất. Vốn tích lũy bình quân/hộở khu vực nông thôn cứ sau 5 năm lại tăng hơn gấp đôi, kể cả ở những vùng không có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế như Trung du và Miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Hiện cả nước có hơn 15 triệu hộ gia đình nông dân đang kinh doanh trên hơn

9 triệu ha đất nông nghiệp, được chia ra khoảng 70 triệu thửa. Tính ra, mỗi hộ chỉ được 0,6 ha nhưng phải cày cấy trên 4-5 thửa ruộng. Mặt bằng kinh doanh của các hộ làm kinh doanh phi nông nghiệp chỉ khoảng 120m2 /hộ (trong đó chủ yếu là đất

đai sẵn có của họ), với số vốn kinh doanh bình quân/hộ cũng chỉ khoảng 80 triệu

đồng, lao động sử dụng bình quân 2,1 người/hộ (trong đó 98% số hộ sử dụng dưới 5 lao động và 56% số hộ chỉ sử dụng 1 lao động) [7]. Sản xuất manh mún có thể nói là bất cập lớn nhất trên con đường đưa nông nghiệp, nông thôn lên sản xuất hiện

đại, bền vững. Đó là vì, mỗi hộ sản xuất nhỏ, riêng lẻ sẽ rất khó có được lượng vốn

đủ lớn để đầu tư đổi mới công nghệ, hoặc nếu có đủ lượng vốn đó thì cũng không

đủ không gian để có thể thực hiện cơ giới hóa. Thêm vào đó, lối canh tác cổ truyền, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém đã làm cho sản phẩm của các hộ

gia đình không tiếp cận được các siêu thị lớn hay thâm nhập thị trường thế giới.cơ

cấu ngành nghề còn lạc hậu, chủ yếu vẫn là nghề nông, thị trường tiêu thụ sản phẩm hạn hẹp và bị động. (Theo M.T.T. Xuân, Đ.T.T. Hiền/Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 3 (2013) 1-9)

Mặc dù sản xuất được cơ cấu lại theo hướng mở rộng quy mô, nhưng sản xuất nhỏ vẫn phổ biến. Số doanh nghiệp và hợp tác xã tăng, số hộ liên tục giảm, nhưng đến nay hộ vẫn là đơn vị sản xuất cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 99,89% trong tổng số 9,29 triệu đơn vị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Kết cấu hạ

tầng của một số địa phương vẫn còn yếu kém, trên địa bàn nông thôn còn 1.766 thôn chưa có điện; 51 xã chưa có đường ô tô từ trụ sở UBND xã đến trụ sở UBND huyện; 5.042 thôn chưa có đường ô tô tới trụ sở UBND xã; 59 xã có đường ô tô từ

UBND xã đến UBND huyện nhưng không đi lại được quanh năm. (Theo số liệu tại thời điểm 01/7/2016 của Tổng cục thống kê).

Trong những năm gần đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu về phát triển kinh tế

hộ nông dân tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Năm 2016, Cù Mạnh Hảo - Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã có đề tài nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Qua nghiên cứu tác giả

thấy rằng: Tổng thu nhập của các hộ chủ yếu vẫn là từ sản xuất nông, lâm nghiệp, trong đó thu nhập từ ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ cao nhất. Các hoạt động sản xuất

ngoài nông nghiệp còn kém phát triển, thủ công nghiệp chưa được đầu tư chú trọng trong phát triển kinh tế. Trình độ học vấn của chủ hộ còn thấp, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, việc cơ giới hoá và áp dụng các tiến bộ khoa học vào trong sản xuất nông nghiệp còn chưa được đầu tư cao. Ngoài ra các hộ còn thiếu vốn để đầu tư phát triển sản xuất và khó tiếp cận được các nguồn vốn vay.

Hà Giang là một tỉnh còn nghèo, hệ thống cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, thời gian qua, nhiều hộđã khắc phục khó khăn, tìm hiểu nhu cầu về thị trường, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sản xuất kinh tế theo hướng hàng hóa, bước đầu đã đem lại những thành công nhất định, cải thiện đời sống kinh tế của hộ, bộ mặt nông thôn cũng có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, phát triển kinh tế hộ vẫn còn những hạn chế nhất định về trình độ sản xuất và tổ chức sản xuất kinh tế của hộ, số

lượng trang trại chăn nuôi, trồng trọt có quy mô còn ít, chưa nắm bắt nhạy bén nhu cầu thị trường, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng hàng hóa còn chậm và hạn chế, nguồn vốn phát triển kinh tế của hộ còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh...

Năm 2014, Hoàng Thu Trang - Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã có đề tài nghiên cứu về kinh tế hộ trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Qua nghiên cứu thấy rằng: Cùng với chương trình xây dựng nông thôn mới, kinh tế hộ đã có bước phát triển khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện tương đối, thu nhập tăng lên, việc sản xuất nông, lâm nghiệp cũng theo xu hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên các hộ vẫn chủ yếu sản xuất trồng trọt là chính, thời gian lao động dành cho trồng trọt vẫn chiếm ưu thế so với chăn nuôi; thời gian dành cho hoạt động phi nông nghiệp còn ít nên thu nhập từ

hoạt động phi nông nghiệp còn thấp. Sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nhóm hộ còn lớn, điều kiện và khả năng đầu tư thâm canh của nhóm hộ khá, hộ

người Kinh, hộ là dân khai hoang cao hơn so với nhóm hộ khác. Các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến phát triển kinh tế hộ chính là trình độ của chủ hộ và thị trường tiêu thụ. Các hộ hiện nay vẫn chủ yếu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tại địa phương.

Theo số liệu của Cục thống kê Hà Giang năm 2017, hiện trên địa bàn tỉnh còn 38,75% hộ nghèo (tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều), số hộ nghèo chủ yếu

là các hộ sống trên địa bàn nông thôn, sản xuất thuần nông lâm nghiệp là chính, do còn thiếu đất sản xuất, trình độ học vấn và trình độ lao động còn thấp, chủ yếu là lao

động phổ thông, ít hàm lượng kỹ thuật, Bắc Mê là một trong những huyện chiếm tỷ

lệ hộ nghèo còn khá cao với 36,55%, các huyện khác như Đồng Văn 65,07%, Mèo Vạc 59,99%, Xín Mần 54,78%,...thấp nhất là thành phố Hà Giang với 0,81%. Thu nhập bình quân đầu người một tháng tính theo giá hiện hành trung bình là 1.326,28 nghìn đồng, trong đó thu nhập ở nông thôn là 930,84 triệu đồng; phân theo nguồn thu thì nông nghiệp là nguồn thu lớn nhất với 600,34 nghìn đồng; thương nghiệp chỉ

chiếm 76,76 nghìn đồng. Mức chênh lệch về thu nhập giữa nhóm thu nhập thấp nhất và cao nhất còn khoảng cách lớn với 6,15 lần. Mức tiêu dùng bình quân đầu người với một số mặt hàng chủ yếu thì mặt hàng gạo là 9,75 kg/ người; lương thực khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang​ (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)