Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân ở các nước trên thế giới và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang​ (Trang 25 - 26)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế hộ nông dân

1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân ở các nước trên thế giới và

nhng bài hc kinh nghim

Trên thế giới, kinh tế hộ cũng được chú trọng phát triển theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa, tạo thu nhập cao.

Ở các nước Châu Á, chếđộ phong kiến kéo dài nên kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa diễn ra chậm hơn. Mỗi nước có sự cải cách về ruộng đất, tăng cường vốn, kỹ thuật cho phát triển nông nghiệp khác nhau, nên sự phát triển ở

các nước cũng có những bước tiến khác nhau nhưng hầu hết là theo xu hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.

Ở Hàn Quốc: Năm 1950, Chính phủ mua lại ruộng đất của chủ ruộng trên 3ha để bán cho nông dân. Chính phủ khuyến khích việc phát triển kinh tế trang trại và sản xuất hàng hóa, tăng cường các loại vật nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Ở Malaixia: Kinh tế hộ đã có những đóng góp quan trọng vào kinh tế nông nghiệp, kinh tế hộ tập trung vào sản xuất hàng hóa, vì vậy kinh tế hộ sản xuất hàng hóa chiếm ưu thế. Năm 1990, kinh tế trang trại gia đình đã đóng góp 9% vào kim ngạch xuất khẩu, thu hút 88% lực lượng lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa

Ở Nhật Bản: Năm 1946 đến năm 1949, Chính phủ đã thu mua ruộng đất của các chủ ruộng để bán cho nông dân thiếu ruộng đất hoặc không có ruộng. Việc cải cách ruộng đất đã có những tác động tích cực đến phát triển sản xuất và thu nhập của Hộ, phát triển kinh tế trang trại theo hướng hàng hóa ở đất nước này, số Hộ hoạt

động ngoài nông nghiệp ngày càng tăng, góp phần cải thiện thu nhập, đa dạng hóa hoạt động tạo thu nhập của người dân.

Ở Indonexia: ngay từ kế hoạch 5 năm 1969 - 1974, việc di dân đã thành công với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới, ở đó mỗi hộ di cưđều được trợ cấp bởi Chính phủ như tiền cước vận chuyển đi quê mới, một căn nhà 2 buồng, 0,5ha đất thổ cư và 2ha đất canh tác (1ha cây lâu năm và 1ha cây hàng năm), một năm lương thực khi

đến khu định cư mới. Được chăm sóc y tế, giáo dục, được vay vốn với lãi suất ưu

đãi, vay đầu tư cho cây nông nghiệp, khi đến kỳ thu hoạch mới trả nợ. Hiện nay ở

Indonexia có 80.000 - 100.000 hộđến các vùng kinh tế mới, chi phí bình quân/hộ từ

5.000 - 7.000 USD [7, 9, 27].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang​ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)