Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Bắc Mê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang​ (Trang 84 - 93)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3.5. Phương hướng, mục tiêu và một số giải pháp phát triển kinh tế hộ ở huyện

3.5.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Bắc Mê

3.5.3.1. Giải pháp chung

- Tập trung thực hiện phát triển kinh tế theo Đề án tái cơ cấu kinh tế của tỉnh, theo hướng: Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chọn đúng trọng tâm cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Tập trung các nguồn lực đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông gắn kết với các huyện, tỉnh giáp ranh, các tuyến đường phục vụ cho phát triển dịch vụ, du lịch và một số tuyến đường dân sinh vào vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung.

- Quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, hình thành các khu sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo hướng VietGAP như: Chăn nuôi trâu, bò, trồng rừng, cây dược liệu gắn với chế biến để trở thành sản phẩm hàng hóa có tính cạnh tranh cao.

- Tăng cường công tác nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp, khuyến nông, sản xuất và marketing sản phẩm mới để tăng thu nhập cho hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, đặc biệt từ các hoạt động sản xuất hướng xuất khẩu.

- Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn để tăng liên kết nông thôn - thành thị, thu hút đầu tư công nghiệp về nông thôn.

3.5.3.2. Giải pháp cụ thể

* Giải pháp quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản

Khu vực nông thôn với sự tác động của đô thị hóa sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn, bao gồm công nghiệp sơ chế, dịch vụ sản xuất như khuyến nông, cung ứng hàng hoá phục vụ đời sống... để tạo điều kiện nâng cao thu nhập và mức sống dân cư nông thôn. Huyện có thể phát triển không gian nông nghiệp, nông thôn cho các xã nghiên cứu như sau:

- Xã Minh Ngọc: Là xã có điều kiện thuận lợi về đất đai, nguồn nước, giao thông, do đó tập trung quy hoạch cho phát triển cây trồng, vật nuôi như sau:

+ Về trồng trọt: Quy hoạch phát triển trồng lúa nước với diện tích khoảng 220 ha, cây lạc khoảng 85 ha tập trung tại 5 thôn vùng thấp của xã (Nà Cau, Nà Thàng, Nà Sài, Nà Lá, Kim Thạch). Hiện nay xã có 01 HTX chuyên thu mua và chế

biến tinh bột Nghệ, do đó tập cần quy hoạch để mở rộng diện tích cây Nghệ (trồng xen Ngô) khoảng 150 ha tập trung tại các thôn vùng cao của xã (Lùng Càng, Lùng Hảo, Khâu Lừa), đồng thời có cơ chế hỗ trợ HTX để liên kết với nhân dân phát triển vùng Nghệ nguyên liệu phục vụ chế biến tinh bột Nghệ lâu dài.

+ Chăn nuôi, thủy sản: Quy hoạch vùng trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc gắn với phát triển chăn nuôi (trâu, bò) tập trung theo quy mô trang trại, gia trại. Xã có 2 thôn có diện tích mặt nước lòng hồ thủy điện Na Hang (Tuyên Quang), do đó tập trung quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên lòng hồ, trong đó tập trung nuôi các loài cá bản địa như cá Bỗng sông Gâm, cá Chiên, cá Nheo, cá Lăng…để tạo ra sản phẩm đặc trưng của địa phương gắn với chủ trương mỗi xã có một sản phẩm chủ lực.

+ Lâm nghiệp: Là xã vùng thấp, điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp cho phát triển cây lâm nghiệp, đặc biệt là cây keo, mỡ, quế. Minh Ngọc cũng là xã có số hộ

thuộc diện tái định cư nhiều nhất khi xây dựng thủy điện Na Hang, nhiều hộ bị mất

đất sản xuất, do đó cần quy hoạch, điều chỉnh đất đai cho phù hợp, đồng thời thực hiện chính sách giao đất giao rừng cho các hộđể phát triển lâm nghiệp, có thu nhập từ nghề rừng.

+ Là xã nằm trung tâm bao gồm các xã: Minh Sơn, Lạc Nông, Thượng Tân, Yên Định, đồng thời cũng là xã đầu tiên được tỉnh công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới của huyện Bắc Mê, xã có hoạt động thương mại dịch vụ phát triển, do đó cần đẩy mạnh công tác chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất nông nghiệp theo VietGAP, thành lập các hợp tác xã hoạt động dịch vụ nông nghiệp như

dịch vụ làm đất, cấy, thu hoạch, dịch vụ giống, phân bón, vật tư nông nghiệp để

phục vụ nhu cầu sản xuất tại địa bàn xã và các xã lân cận, kích thích hoạt động thương mại dịch vụ phát triển, nâng cao thu nhập cho nhân dân.

- Xã Giáp Trung: Là 1 trong 9 xã vùng III của huyện được Chính phủđầu tư

theo Chương trình 135/CP, điều kiện kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân trong xã còn nhiều khó khăn; xã có địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn đặc biệt là mùa mưa lũ. Với điều kiện đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng của xã hiện nay, huyện cần tập trung quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo lợi thế như sau:

+ Về trồng trọt: Tập trung phát triển cây ngô với diện tích trên 500 ha, cây

đậu tương diện tích trên 120 ha, trước hết để đảm bảo an ninh lương thực, tiến tới vùng sản xuất ngô hàng hóa phục vụ nhu cầu thị trường.

+ Chăn nuôi: Quy hoạch vùng trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc gắn với phát triển chăn nuôi (trâu, bò) tập trung theo quy mô trang trại, gia trại.

+ Phát triển dược liệu: Xã có 4 thôn vùng cao, thời tiết mát mẻ, có diện tích rừng phòng hộ, thuận lợi cho phát triển một số cây dược liệu, đặc biệt là dược liệu dưới tán rừng, do đó cần quy hoạch phát triển cây dược liệu như: Sa nhân, Tam Thất,

Ấu Tẩu, cây Hồi…

- Xã Phiêng Luông: Là xã khó khăn nhất của huyện, 95% là đồng bào dân tộc H’Mông sinh sống, trình độ dân trí thấp, kinh tế chậm phát triển, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng ngô, chăn nuôi trâu bò nhốt. Tuy nhiên, Phiêng Luông cũng là xã có thời tiết khí hậu, đất đai thuận lợi, có diện tích tích rừng phòng hộ lớn, năm 2017 huyện đã tiến hành trồng thử nghiệm một số cây dược liệu và dược liệu dưới tán rừng như Tam Thất, Đương Quy, Sa nhân tím tại địa bàn xã, qua theo dõi các cây trồng đều phát triển rất tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng. Đây là cơ hội để mở

rộng diện tích trồng cây dược liệu, do đó huyện tập trung quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo hướng như sau:

+ Duy trì ổn định diện tích trồng ngô hiện có trên 280 ha để đảm bảo an ninh lương thực; tận dụng tích đất trống, đất ven đường, ven đồi trồng cỏđể phục vụ chăn nuôi trâu bò nhốt tạo thu nhập từ chăn nuôi.

+ Quy hoạch vùng phát triển dược liệu với diện tích khoảng 300 ha để trồng các loài cây dược liệu như: Đương Quy, Tam Thất và quy hoạch trồng cây dược liệu dưới tán rừng (Sa nhân tím) với diện tích khoảng 500 ha để hình thành vùng dược liệu lớn và tạo thu nhập chính cho nhân dân từ trồng dược liệu.

* Giải pháp vềđất đai:

- Trước hết cần thực hiện tốt công tác quy hoạch, từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết và kế hoạch thực hiện. Trong đó cần xác định rõ ràng, cụ thể về

- Để làm tốt việc quy hoạch, trước hết phải rà soát lại diện tích đất đai, hiệu quả sử dụng đất đã được giao cho các tổ chức, cá nhân quản lý sử dụng và có giải pháp thu hồi nếu tổ chức, cá nhân chưa sử dụng, hoặc sử dụng không hiệu quả diện tích đất được giao.

- Phải xác định các loài cây trồng, vật nuôi của từng xã để thực hiện quy hoạch chi tiết phù hợp với điều kiện thực tiễn.

- Song song với công tác quy hoạch cần quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt dồn

điền, đổi thửa tại những thôn, xã có diện tích thuận lợi để tạo ra những thửa ruộng, những diện tích lớn, để áp dụng đồng bộ cơ giới hóa vào sản xuất theo hướng hàng hóa, tập trung tạo ra lượng sản phẩm lớn đáp ứng nhu cầu thị trường; thực hiện tích tụ ruộng đất.

* Giải pháp về vốn:

Bố trí lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn tái cơ cấu ngành nông nghệp của tỉnh, vốn huy động trong dân để đầu tư phát triển sản xuất theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Hằng năm bố trí ngân sách huyện từ các nguồn sự nghiệp được tỉnh phân bổ

như: Sự nghiệp nông lâm nghiệp, sự nghiệp giao thông, sự nghiệp y tế, giáo dục...

để triển khai, hoặc cho các tổ chức, cá nhân vay theo hình thức đầu tư có thu hồi để

tái đầu tư.

Huy động vốn từ các doanh nghiệp, HTX liên kết đầu tư theo hình thức trả

chậm (thu hồi sau khi thu hoạch sản phẩm). * Giải pháp về chính sách:

- Hiện nay nhà nước đang triển khai nhiều chính sách về nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các Chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương tình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế-dân số; Đề án đào tạo nghề cho lao

động nông thôn đến năm 2020; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững...

chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/09/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020; Quyết định số

38/2016/QĐ-TTg ngày 14/09/2016 của thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ

công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp; Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/09/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả

chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ ... Đối với tỉnh Hà Giang, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của HĐND tỉnh về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Nghị quyết số 86/2017/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của HĐND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Có thể nói,

đây là cơ hội rất lớn để cấp ủy, chính quyền địa phương vận dụng các chính sách cho phát triển kinh tế hộ nông thôn. Sau khi Chính phủ, HĐND tỉnh ban hành các chính sách nêu trên, tỉnh Hà Giang nói chung, huyện Bắc Mê nói riêng đã ban hành các kế hoạch để triển khai thực hiện các chính sách, qua đó đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông lâm nghiệp trên địa bàn các xã điều tra nói riêng. Tuy nhiên, quá trình triển khai cũng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, do đó nhiều chính sách chưa thực sựđi vào cuộc sống của người dân. Để tiếp tục triển khai thưc hiện có hiệu quả các chính sách hiện hành của trung

ương, của tỉnh để phát triển kinh tế cần quan tâm giải quyết tốt các vấn đề sau đây: - Đối với các chính sách hỗ trợ trực tiếp, cần xác định rõ đối tượng thụ

hưởng tập trung xây dựng thành các mô hình điển hình trong sản xuất thông qua nhóm hộ, hạn chế hỗ trợ trực tiếp cho từng hộ, nhằm từng bước khắc phục tính

- Đối với các chính sách hỗ trợ lãi suất, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách đến với người dân để nhân dân nắm rõ và tiếp cận các chính sách. Bên cạnh đó, cần đơn giản hóa các thủ tục vay vốn để nhân dân dễ dàng tiếp cận hơn với nguồn vốn vay để phát triển sản xuất.

- Tăng cường công tác giám sát chặt chẽ hơn đối với việc sử dụng vốn vay nhằm phát huy hiệu quảđồng vốn; có biện pháp xử lý đối với tổ chức, cá nhân sử

dụng vốn vay, vốn hỗ trợ sai mục đích, không phát huy hiệu quảđồng vốn.

- Ngoài các chính sách hiện hành của trung ưởng, của tỉnh, huyện cần quan tâm bố trí các nguồn vốn để hỗ trợ phát triển sản xuất theo lợi thế của từng địa bàn xã như: Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô trang trại, gia trại; phát triển lâm nghiệp (xã Giáp Trung, Minh Ngọc); phát triển nuôi cá lồng (xã Minh Ngọc); phát triển dược liệu (xã Phiêng Luông, Giáp Trung).

- Có cơ chế hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp, HTX đóng tại địa bàn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất giải quyết các thủ tục hành chính vềđất đai, vay vốn để doanh nghiệp hoạt động.

- Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng địa phương, trong đó tăng cường giải ngân cho vay trung hạn, dài hạn để nhân dân có cơ hội tổ chức sản xuất ổn định, lâu dài.

* Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng và có ý nghĩa quyết

định đến hoạt động sản xuất và đời sống, do đó trong nhóm giải pháp về nguồn nhân lực cần quan tâm giải quyết tốt các vấn đề như sau:

- Giải quyết ngay tình trạng xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số ở

vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thông qua các lớp phổ cập nhanh, bổ túc,

đồng thời làm tốt công tác huy động trẻ và học sinh trong độ tuổi vào các lớp đầu cấp và duy trì sỹ số, chất lượng học tập của học sinh của từng cấp học để phục vụ

mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội lâu dài.

- Nâng cao trình độ dân trí, khả năng nhận thức và quản lý cho chủ hộ thông qua các lớp, đào tạo, tập huấn về quy trình kỹ thuật sản xuất cho nông dân; mở các

- Tổ chức đào tạo nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề gắn với nhu cầu thị

trường, xây dựng cơ cấu ngành nghềđào tạo phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, trong đó ưu tiên đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi gia súc, trồng trọt theo thế mạnh của huyện, đồng thời gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo.

- Vai trò bí thư chi bộ, trưởng thôn, khuyến nông thôn, người có uy tín trong thôn ... là rất quan trọng, đây là lực lượng nòng cốt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tếở thôn. Do đó cần có kế hoạch, lộ trình để thường xuyên quan tâm

đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ này cả về chuyên môn, lý luận chính trị và tăng mức phụ cấp để nâng cao hơn vai trò lãnh đạo và trách nhiệm ở thôn.

- Quan tâm phát triển đảng viên ở thôn bản, đồng thời gắn trách nhiệm cho

đảng viên phải là người gương mẫu đi đầu trong phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình sản xuất tiêu biểu.

- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ sinh viên đồng bào dân tộc thiểu số đi học cử tuyển tại các trường đại học, đặc biệt là các trường đào tạo về chuyên ngành nông, lâm nghiệp, đồng thời thực hiện chính sách đào tạo có địa chỉ để sau khi ra trường bố trí việc làm ngay cho đội ngũ này công tác tại địa phương, tránh tình trạng sinh viên ra trường không có việc như nhiều địa phương hiện nay.

- Tăng mức phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở xã, thôn bản để nâng cao trách nhiệm thực hiện nhiệm chính trị tại địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang​ (Trang 84 - 93)