Quy mô lao động
Xã Minh Ngọc Xã Giáp Trung Xã Phiêng Luông Số hộ Tr.đ/hộ Số hộ Tr.đ/ hộ Số hộ Tr.đ/ hộ Từ 1-2 lao động 8 55,25 5 58,89 10 29,3 Từ 3-4 lao động 25 66,5 26 48,9 18 35,7 Từ 5 lao động trở lên 7 64,9 9 38,7 12 49,8
Quy mô lao động cũng là yếu tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất của hộ, tuy nhiên không có sự chênh lệch nhiều. Tại xã Phiêng Luông, những hộ có số lao động trên 5 lao động có thu nhập cao nhất, bởi họ có thể có thu nhập thêm từ việc làm thuê trong thời gian nông nhàn và dư lao động, chi phí lao động chỉ lấy công làm lãi do đó thu nhập của họ chiếm 49.8 triệu đồng, thu nhập của nhóm có 1-2 lao động chỉ có 29.3 triệu đồng. Tại xã Giáp Trung và xã Minh Ngọc thu nhập giữa các nhóm phân theo quy mô lao động không có sự chênh lệch nhiều.
3.3.4.Ảnh hưởng của yếu tố KHCN đến sản xuất của hộ
Qua thực tế phân tích, điều tra hộ cho thấy, việc áp dụng khoa học công nghệ
trong sản xuất nông nghiệp của các hộ trên địa bàn các xã nghiên cứu còn đang chỉ
dừng lại ở việc ứng dụng các thành tựu về giống và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất là chính. Trong khi đó việc đổi mới phương thức sản xuất, áp dụng các kỹ
thuật làm đất, canh tác mới còn ở mức trung bình. Việc ứng dụng KHCN vào sản xuất của hộ còn tùy thuộc vào trình độ học vấn, độ tuổi, nguồn lao động,... Các hộ có chủ hộ trình độ học vấn cao, có nguồn lao động có trình độ, độ tuổi trung bình dưới 40 có sự áp dụng KHCN vào sản xuất nhiều hơn và mang lại kết quả
tốt hơn trong sản xuất kinh doanh, mang lại thu nhập cao hơn các hộ không áp dụng KHCN.
3.3.5.Ảnh hưởng của yếu tố cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sản xuất của hộ. Về giao thông: Cả 3 xã nghiên cứu: Minh Ngọc, Giáp Trung, Phiêng Luông hiện nay đã có đường ôt tô được dải nhựa đến trung tâm xã, đặc biệt xã Minh Ngọc có
đường quốc lộ 34 đi qua với tổng chiều dài 12 km; 100% số thôn bản của 3 xã có
đường ôtô từ trung tâm xã đến trung tâm thôn; trụ sở làm việc xã, Trạm y tế, trường học trung tâm xã được đầu tư xây dựng tương đối khang trang; cả 3 xã đều có chợ
và duy trì họp chợ hằng tuần. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, đường đến trung tâm thôn chủ yếu là đường đất, khó khăn cho việc đi lại và trao đổi hàng hóa. Qua phân tích 3 xã cho thấy: Đối với xã Minh Ngọc là xã có đường quốc lộ 34 đi qua, các thôn cở bản bám theo trục đường quốc lộ, do đó thuận lợi cho việc sản xuất, trao
trung tâm huyện 32 km về phía nam, xã chỉ có 4 thôn chủ yếu là dân tộc H’mông và cơ bản đã có đường bê tông đến các thôn, thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất và quản lý, tuy nhiên khó khăn trong việc trao đổi hàng hóa do cách xa trung tâm huyện và chỉ có một tuyến đường giao thông duy nhất từ huyện vào xã. Đối với xã Giáp Trung, là xã có địa hình phức tạp nhất so với hai xã còn lại, đường đi các thôn bản rất khó khăn và chủ yếu là đường đất; địa hình canh tác không thuận lợi, chủ
yếu là ruộng bậc thang, khó khăn cho việc tổ chức sản xuất và áp dụng cơ giới hóa, hệ thống kênh mương chưa được kiên cố hóa còn cao, do đó nhân dân chủ yếu sản xuất được một vụ lúa.
3.3.6.Ảnh hưởng của yếu tố thị trường đến sản xuất của hộ