Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang​ (Trang 45 - 48)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3.1. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến phát triển

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

- Về tình hình dân số, lao động và du lịch: Bắc Mê là huyện có mật độ dân số

(người/km2) thấp nhất trong số 11 huyện, thành phố của tỉnh Hà Giang, với số dân 54.840 người với 10.678 hộ, trong đó dân số sống ở thành thị là 7.496 người, dân số ở nông thôn chiếm sốđông với 47.344 người; mật độ dân số là 64 người/km2, là nơi sinh sống của 14 dân tộc, trong đó đông nhất là dân tộc Dao chiếm 37,2%, dân tộc Tày 37%, dân tộc H’Mông 20%, còn lại là các dân tộc khác. (Theo Niên giám thống kê năm 2016 của Cục Thống kê Hà Giang).

Trong năm 2017, tỷ lệ huy động trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi mẫu giáo 96,3%, đạt 101,9% kế hoạch. Các lĩnh vực văn hóa, an sinh xã hội đảm bảo, đời sống nhân dân tiếp tục cải thiện. Công tác tiếp công dân được quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt; quốc phòng - an ninh được củng cố tăng cường.

Là huyện có nhiều di tích được xếp hạng quốc gia như di tích khảo cổ học hang Đán Cúm (xếp hạng quốc gia năm 2001), di tích khảo cổ học hang Nà Chảo (xếp hạng quốc gia năm 2001), di tích lịch sử Căng Bắc Mê (xếp hạng quốc gia năm 1992), tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch, đây cũng là một trong những định hướng trong phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Bảng 3.2: Hiện trạng nhân khẩu chia theo địa bàn huyện Bắc Mê năm 2017 TT Chỉ tiêu Tổng s(h ố hộ TT Chỉ tiêu Tổng s(h ố hộ ộ) Hộ(h nghèo ộ) Hộ chính sách (hộ) S(khố khẩu) ẩu Toàn huyện 10.678 3.739 526 54.840 1 Yên định 757 107 12 3.822 2 Minh Ngọc 884 93 18 4.160 3 Minh Sơn 1.152 530 52 6.528 4 Thượng Tân 440 193 53 2.480 5 Lạc Nông 564 254 38 2.646 6 Giáp Trung 943 600 118 5.432 7 Yên Phú 1.709 321 1 7.212 8 Yên phong 427 138 18 2.122 9 Phú Nam 580 270 40 2.652 10 Yên Cường 1.254 450 80 6.912 11 Phiêng Luông 274 140 18 1.399 12 Đường Hồng 857 374 41 4.299 13 Đường Âm 715 269 37 3.831

Nguồn: Theo số liệu báo cáo của Chi cục Thống kê huyện năm 2017

Bảng 3.3: Cơ cấu lao động chia theo ngành nghề huyện Bắc Mê năm 2017

(Đơn vị: Hộ)

TT Chỉ tiêu Tổsống

Chia theo nghành nghề

Nông

nghiệp nghiLâm ệp nghiNgưệp

CN, TTCN và xây dựng TM, DV, Du lịch Ngành nghề khác Toàn huyện 10.678 9.869 8 12 57 164 568 1 Yên Định 764 711 1 9 42 2 Minh Ngọc 895 728 5 1 12 46 86 3 Minh Sơn 1.124 1.068 3 22 31 4 Thượng Tân 416 387 5 10 14 5 Lạc Nông 533 471 2 17 10 31 6 Giáp Trung 916 875 4 1 36 7 Yên Phú 901 830 1 5 12 53 8 Yên phong 436 414 3 19 9 Phú Nam 574 552 4 2 15 10 Yên Cường 1.231 1.137 1 3 4 26 51 11 Phiêng Luông 285 245 2 38 12 Đường Hồng 831 779 1 1 15 35 13 Đường Âm 693 672 1 6 4 10

- Về tình hình phát triển kinh tế: Trong những năm qua, bằng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nói chung và sự quan tâm, chỉđạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Giang và sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Ban chấp hành Đảng bộ, UBND huyện, kinh tế của huyện có những bước phát triển khởi sắc, huyện đang phấn đấu là một trong những huyện động lực, nằm trong nhóm các huyện đi đầu về

phát triển kinh tế của tỉnh. Năm 2017, sản lượng lương thực bình quân đầu người 559,6 kg, đạt 100,7% kế hoạch, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước; tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn 277,7 tỷđồng, đạt 109% kế hoạch.

Trong phát triển kinh tế nông nghiệp, Ðảng bộ huyện đã tập trung chỉ đạo

đẩy mạnh đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa để nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, điển hình như cây Hồi, cây Quếđã được Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ban hành Nghị quyết chuyên đề về trồng rừng kinh tế

gắn với phát triển cây dược liệu giai đoạn 2016-2020, với mục tiêu đến năm 2020 trồng mới 500 ha cây Quế, 250 ha cây Hồi, sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết, toàn huyên đã tổ chức trồng mới được 220 ha Quế, 100 ha cây Hồi. Bên cạnh đó đã xây dựng được nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm tinh dầu Hồi Bắc Mê, đây là cơ hội lớn để nhân dân mở rộng diện tích, tạo thu nhập chính từ cây Hồi.

Tổng diện tích gieo trồng (4 cây trồng chính: lúa, ngô, đậu tương, lạc) năm 2017 là 9.798,3 ha, đạt 98% KH, diện tích cây nghệ trồng mới 146,7/155 ha, đạt 94,6% KH giao. Trong chăn nuôi đang từng bước hình thành các gia trại có tính quy mô, một số hộ đã tiếp cận vốn theo Nghị “209” của HĐND tỉnh để phát triển đàn trâu, bò theo hướng hàng hóa, năm 2017 huyện phát triển mới được 14 gia trại chăn nuôi (trâu bò, lợn, gà); tốc độ tăng trưởng đàn trâu là 2,5%, đàn bò 2,8%, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 533 tấn, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 225,8 tỷđồng. Trồng rừng cũng trở thành phong trào sâu rộng trong nhân dân, từng bước phá bỏ tư

tưởng chông chờ vào ngân sách nhà nước, năm 2017 toàn huyện trồng mới được 664/670,09 ha, đạt 99,09% KH. Cơ giới hóa đang có bước phát triển mạnh, đặc biệt là cơ giới hóa trong khâu làm đất, khâu thu hoạch, tỷ lệ cơ giới hóa các khâu toàn

Bên cạnh đó, xác định rõ tầm quan trọng của loại hình kinh tế tập thể, huyện

đã tập trung chỉđạo rà soát giải thể các HTX ngừng hoạt động, hoạt động kém hiệu quả và củng cố, chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 2012, đến nay trên địa bàn huyện có 31 HTX đang hoạt động, trong đó có 17 HTX hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp. Nhằm khuyến khích các HTX phát triển, tỉnh Hà Giang đã ban hành chính sách hỗ trợ cho các HTX nông nghiệp thành lập mới, hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các Doanh nghiệp, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Qua đó đã có nhiều HTX hoạtt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt đã hình thành các mô hình liên kết sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, tạo thu nhập ổn định cho xã viên và nông dân như: Công ty cổ phẩn phát triển nông lâm nghiệp Hà Giang liên kết trồng chuối tiêu xuất khẩu quy mô 350 ha tại xã Yên Định; Công ty TNHH Cát Thành, HTX Ngọc Sơn liên kết trồng và chế biến các sản phẩm từ nghệ tại xã Minh Ngọc và xã Phú Nam quy mô trên 120 ha. Với các chính sách hỗ trợ các HTX duy trì hoạt

động và từng bước phát triển bền vững, đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đat được cũng còn những khó khăn, hạn chế

như: Việc phát triển cây, con chủ lực theo thế mạnh của huyện mặc dù đã tập trung chỉ quyết liệt, tuy nhiên quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn, chưa có sản phẩm hàng hóa chủ lực, đặc biệt trong chăn nuôi tuy đã có chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay theo Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND nhưng nhu cầu vay vốn chưa lớn (chủ

yếu vay ở mức dưới 100,0 triệu đồng), mức vay bình quân khoảng 86,0 triệu

đồng/hộ, với mức vay như vậy khó để phát triển sản xuất hàng hóa đại trà. Hoạt

động của các HTX Nông nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chông trờ vào ngân sách hỗ trợ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang​ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)