Một số đặc điểm của hộ nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang​ (Trang 48 - 51)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3.2. Đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân ở các xã điều tra

3.2.1. Một số đặc điểm của hộ nông dân

Trong tổng số 120 hộ điều tra tại 3 xã trên địa bàn huyện Bắc Mê, có 3 loại nhóm hộ chính đó là: Hộ thuần nông, tập trung đông đảo ở cả 3 xã, trong đó nhiều nhất là xã Phiêng Luông và xã Giáp Trung, đây cũng là nhóm hộ chiếm tỷ lệ lớn

nhất trên địa bàn huyện; nhóm hộ kiêm ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và nhóm hộ phi nông nghiệp chủ yếu tập trung nhiều ở xã Minh Ngọc, đây là một trong những xã phát triển động lực của huyện theo hướng phát triển dịch vụ và hàng hóa. 3 xã thể hiện cho 3 vùng đặc trưng của huyện với những thế mạnh khác nhau: Xã Minh Ngọc có thế mạnh về phát triển ngành nghề dịch vụ, phát triển trồng lúa và trồng cây dược liệu (cây nghệ), xã Giáp Trung là xã thuần nông phát triển chủ

yếu là cây ngô và đậu tương, xã Phiêng luông là một trong những xã có sự phát triển kinh tế kém và chậm hơn những xã còn lại, người dân chủ yêu là sản xuất nông nghiệp, ít có hoạt động buôn bán, dịch vụ,… 3 xã có sự phát triển kinh tế khác nhau, ngoài nguyên nhân là các yếu tố về điều kiện tự nhiên thì yếu tố con người cũng là một trong những yếu tố chủ đạo, điều này thể hiện ở trình độ, khả năng nhận thức và tiếp cận thị trường, KHKT của người dân,…trình độ học vấn của mỗi người dân, đặc biệt là người chủ hộ.

Bảng 3.4: Đặc điểm chung về hộ nông dân điều tra năm 2017

ĐVT: %

Phân loại hộ Xã Minh Ngọc Xã Giáp Trung Xã Phiêng Luông Trung bình

Tổng số hộđiều tra 100 100 100 100 1. Giới tính của chủ hộ - Nam 87,5 87,5 85 86,6 - Nữ 12,5 12,5 15 13,4 2. Theo nguồn gốc hộ - Dân bản địa 100 100 100 100

- Dân di dời, khai hoang 0 0 0 0

3. Theo dân tộc - Dân tộc kinh 0 2,5 2,5 1,67 - Dân tộc Tày 82,5 0 5 29,16 - Dân tộc Dao 15 90 0 35 - Dân tộc H’Mông 2,5 7,5 92,5 34,17 4. Theo thu nhập - Nhóm hộ từ khá trở lên 27,5 12,5 10 16,67 - Nhóm hộ trung bình 40 17,5 12,5 23,33 - Nhóm hộ cận nghèo 15 37,5 32,5 28,33 - Nhóm hộ nghèo 17,5 32,5 45 31,67

Theo số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra cho thấy, giữa các xã có sự khác nhau cơ bản về giới tính, dân tộc, thu nhập của chủ hộ, cụ thể như:

Về giới tính của chủ hộ tại các xã chủ yếu chủ hộ là nam giới, chiếm 86,6%, chủ hộ là nữ giới chỉ chiếm 13,4% trong tổng số 120 hộđiều tra. Xã Phiêng Luông có chủ hộ là nữ cao hơn 2 xã còn lại (chiếm 15%), điều này cho thấy sự chênh lệch giữa nam và nữ trong việc nắm trọng trách quan trọng của hộ vẫn là đặc điểm chung

ở hầu hết các xã. Tuy nhiên, qua điều tra thực tế cho thấy giới tính của chủ hộ

không có sự ảnh hưởng quá nhiều đến phát triển kinh tế của hộ nói chung và thu nhập của hộ gia đình nói riêng.

Về nguồn gốc chủ hộ điều tra thì 100% chủ hộ đều là người dân bản địa, không có người dân di rời từđồng bằng hoặc nơi khác đến, đây vừa là yếu tố thuận lợi về mặt quản lý trật tự xã hội, do không có nhiều thành phần đa dạng trong nguồn gốc chủ hộ nên dễ quản lý, tuy nhiên, do không có người dân di rời từ đồng bằng lên nên ít có sự giao lưu về văn hóa và kinh tế, chuyển giao kỹ thuật giữa các vùng.

Phân loại theo dân tộc, 3 xã có 4 nhóm dân tộc chính đó là: H’mông, Tày, Kinh và Dao. Mỗi xã có đặc trưng theo nhóm dân tộc khác nhau, mang sắc thái văn hóa khác nhau. Xã Minh Ngọc, dân tộc chủ yếu là dân tộc Tày chiếm 82,5% với nền văn minh trồng lúa nước phát triển nhất, ngoài ra còn có dân tộc Dao chiếm 15%, còn lại là dân tộc H’mông; tại xã Giáp Trung dân tộc Dao chiếm đa số với 90%; xã Phiêng Luông, dân tộc H’mông chiếm sốđông với 92,5%. Qua số liệu này cho thấy, những người dân tộc kinh chiếm rất ít, chủ yếu là dân tộc Tày, H’mông và người Dao, đây là những người dân đã sống lâu đời, bản địa ở đây, do đó sự phát triển kinh tế hộ của họ cũng mang nét đặc trưng của từng dân tộc và theo thói quen, tập quán canh tác từ lâu đời, chưa có nhiều sự thay đổi, họ ít có sự giao lưu về kinh tế, văn hóa với bên ngoài, khả năng tiếp cận với thông tin, thị trường, KHKT còn hạn chế.

Về thu nhập có sự chênh lệch đáng kể giữa các xã. Nhóm hộ nghèo và cận nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao (nhóm hộ nghèo chiếm 31,67%, nhóm hộ cận nghèo chiếm 28,33%), trong khi đó nhóm hộ khá chỉ chiếm 16,67%. Xã Phiêng Luông là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất chiếm 45% trong tổng số 40 hộ điều tra của xã, Minh

Ngọc là xã có tỷ lệ hộ khá và trung bình cao nhất, tỷ lệ hộ trung bình chiếm 40%, có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất trong 3 xã chiếm 17,55%. Qua đây, có thể thấy thực trạng về mức sống của người dân tại một số xã trong huyện còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao và có sự chênh lệch giàu nghèo đáng kể giữa các xã nói chung và các hộ gia

đình nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang​ (Trang 48 - 51)