Quan điểm nghiên cứu chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang​ (Trang 37 - 42)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3.1. Quan điểm nghiên cứu chung

Tiến hành nghiên cứu đề tài này dựa vào quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trong quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân, kinh tế hộ chịu tác

động bởi các yếu tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường.

Các yếu tố trên có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm kinh tế hộ nói chung, kinh tế hộ nông dân nói riêng phát triển. Vì vậy, các quan hệđó phải được xem xét, phân tích và đánh giá trên cơ sở của quan điểm duy vật biện chứng.

Sự hình thành và phát triển kinh tế hộ nông dân trải qua từng thời kỳ, với các phương thức sản xuất khác nhau như kinh tế hộ sản xuất tự cung tự cấp, kinh tế hộ

sản xuất hàng hóa... Trong đó phương pháp duy vật lịch sử được vận dụng để

nghiên cứu mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử.

2.3.2.Thu thp s liu

* Phương pháp điu tra thu thp tài liu, s liu th cp

ngành của huyện, các báo cáo của tổ chức trong và ngoài nước, tài liệu từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Giang, Trang thông tin điện tử huyện Bắc Mê, các công trình nghiên cứu và các tài liệu khác có liên quan đến phát triển kinh tế hộ nông dân năm 2017 ở huyện Bắc Mê nói chung và các xã được điều tra nói riêng.

* Phương pháp điu tra thu thp tài liu, s liu sơ cp

- Chọn mẫu điều tra: Lựa chọn 3 xã điều tra theo các tiêu chí sau: + Mang tính đại diện về vị trí địa lý, địa hình và điều kiện tự nhiên. + Đại diện về hoạt động tạo thu nhập

+ Trình độ canh tác và khả năng áp dụng TBKT vào sản xuất. - Chọn hộđiều tra:

+ Số lượng: Chọn 120 hộ nông dân/3 xã để phỏng vấn điều tra, trong đó: Xã Minh Ngọc 40 hộ, xã Giáp Trung 40 hộ, xã Phiêng Luông 40 hộ.

+ Cách chọn: Từ danh sách các thôn trong xã chọn 4 thôn/xã; từ danh sách các hộ trong thôn chọn 10 hộ/ thôn (các thôn, các hộ được chọn là đại diện mang

đặc trưng tổng thể về vị trí địa lý, thu nhập, lao động,… của xã, thôn).

- Sau khi xác định được số lượng mẫu cần điều tra và địa điểm điều tra, thực hiện phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi và mẫu phiếu điều tra đã xây dựng trước, nội dung phiếu điều tra gồm:

+ Phần 1: Những thông tin cơ bản về hộđiều tra (họ và tên, tuổi, trình độ học vấn, số lao động,…).

+ Phần 2: Kết quả sản xuất của hộ: Kết quả sản xuất cây hàng năm, cây lâm nghiệp, chăn nuôi, hoạt động phi nông nghiệp của hộ, trong đó bao gồm cả thu nhập thuần và chi phí; các thông tin khác liên quan đến phát triển kinh tế hộ.

- Qua quá trình phỏng vấn từng hộ, có sự trao đổi với chủ hộ và các thành viên về những thuận lợi, khó khăn và những mong muốn của hộ trong sản xuất và

đời sống, từđó đưa ra một số giải pháp góp phần phát triển kinh tế hộ.

- Từ phiếu điều tra này sẽ cho phép thu thập được các thông tin định tính và

định lượng về vấn đề liên quan đến sản xuất của hộ.

- Trong luận văn này, để đơn giản cho việc nghiên cứu, tiến hành phân loại hộ nông dân dựa theo thu nhập được quy định tại Điều 2 của Quyết định số

59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015, của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, trong đó chia các hộ nghiên cứu thành 4 nhóm như sau:

+ Nhóm 1 (Hộ từ khá trở lên): Hộ có thu nhập bình quân trên 1.500.000

đồng/người/tháng.

+ Nhóm 2 (Hộ trung bình): Hộ có thu nhập bình quân từ trên 1.000.000 đồng

đến 1.500.000 đồng/người/tháng.

+ Nhóm 3 (Hộ cận nghèo): Hộ có thu nhập bình quân từ trên 700.000 đồng

đến 1.000.000 đồng/người/tháng.

+ Nhóm 4 (Hộ nghèo): Hộ có thu nhập từđủ 700.000 đồng trở xuống.

2.3.3.Phương pháp x lý s liu

Trên cơ sở các thông tin, số liệu đã điều tra thu thập, tiến hành chọn lọc, phân tích các nội dung, chỉ tiêu cho phù hợp với việc nghiên cứu về kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện Bắc Mê.

Các số liệu phỏng vấn, điều tra được phân tích thống kê và xử lý bằng phần mềm Excel.

Kết quảđược trình bày bằng hệ thống các bảng số liệu và phân tích đánh giá.

2.3.4.Phương pháp tính toán hiu qu sn xut

Tổng giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị các sản phẩm và dịch vụ do các hộđạt được trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). Đối với hộ, GO gồm:

+ Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp; + Giá trị sản xuất ngành nghề; + Giá trị sản xuất buôn bán dịch vụ. GO = ∑Qi.Pi Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm thứ i. Pi là giá bán sản phẩm thứ i. 2.3.5. Phương pháp chi phí sn xut

- Chi phí trên đơn vị diện tích: chỉ tiêu này cho thấy mức độ đầu tư của hộ

trên một đơn vị diện tích là bao nhiêu. Công thức tính = tổng chi phí/ĐVDT (m2, 1ha ,1 sào) hoặc = CP/ha.

- Chi phí trên đơn vị đầu vật nuôi, chu kỳ vật nuôi (lứa vật nuôi): chỉ tiêu này cho thấy mức độ đầu tư của hộ trên một đơn vị đầu vật nuôi hoặc chu kỳ vật nuôi Công thức tính = tổng chi phí/ĐV đầu vật nuôi (con, nghìn con, lứa sản phẩm).

2.3.6.Phương pháp tng hp trình bày kết qu

Kết quả phỏng vấn, điều tra được tổng hợp vào bảng biểu và được trình bày tương ứng theo các nội dung nghiên cứu.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Tốc độ tăng dân số và lao động BQ qua các năm.

Tốc độ tăng dân số và lao động BQ qua các năm được tính bằng số BQ của các tốc độ phát triển liên hoàn về dân số và lao động trung bình qua các năm. Dân số và lao động trung bình của mỗi năm được tính bằng cách lấy tổng dân số của các tháng chia cho 12 tháng hoặc lấy số liệu dân số và lao động trung bình tại một thời

điểm điều tra nhất định. Trong luận văn sử dụng số liệu dân số và lao động có mặt tại thời điểm điều tra. Tính chỉ tiêu này là nhằm xem xét xu hướng biến động của dân số và lao động qua các năm, nhìn rõ được áp lực về dân số và lao động, từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp giải quyết việc làm cho lao động nhằm tăng thu nhập.

- Cơ cấu lao động theo trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn. Trình độ

văn hoá và trình độ chuyên môn của người lao động là chỉ tiêu đánh giá chất lượng của người lao động, có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công việc. Hơn nữa, trình độ văn hoá và chuyên môn của người lao động là điều kiện quan trọng tạo cho họ khả năng tạo ra công việc mới, khả năng quan hệ và tìm kiếm thị trường, khả

năng tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trình độ văn hoá của người lao

động được đánh giá theo cấp học họ đã tốt nghiệp hoặc đánh giá theo số năm đi học. Trình độ chuyên môn được đánh giá theo chứng chỉ, văn bằng đào tạo nghề được cấp. Việc đánh giá đúng trình độ văn hoá và chuyên môn của người lao động sẽ có các cách thức đào tạo nguồn lao động nông thôn phù hợp, là điều kiện quan trọng nhằm phát triển kinh tế và xã hội nông thôn.

- Thu nhập BQ/1 lao động. - Thu nhập BQ/1 khẩu. - Thu nhập BQ/ hộ

Thu nhập BQ/hộ (khẩu, lao động) = Tổng giá trị sản lượng của các ngành - Tổng chi phí/Tổng số hộ (khẩu,lao động)

- Thu nhập BQ/1 ngày lao động phân theo ngành nghề như: trồng trọt, chăn nuôi và phi nông nghiệp.

- Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng sử dụng đất của hộ

+ Các chỉ tiêu phản ánh quỹđất: Tổng diện tích đất tự nhiên

Tổng diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp Diện tích đất chưa sử dụng

+ Các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng đất: Diện tích đất sản xuất BQ/hộ/lao động

Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Các yếu tố vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Bắc Mê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang​ (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)