Phương hướng phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Bắc Mê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang​ (Trang 79 - 81)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3.5. Phương hướng, mục tiêu và một số giải pháp phát triển kinh tế hộ ở huyện

3.5.1. Phương hướng phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Bắc Mê

Từ những thực trạng và phân tích về tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân,

điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, những thuận lợi và khó khăn của địa bàn nghiên cứu…Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm 2020

được thể hiện trong các Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện, Nghị quyết HĐND huyện và các Kế hoạch của UBND huyện, tôi xin đưa ra một số phương hướng phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Bắc Mê, cụ thể như sau:

- Đẩy manh công tác tuyên truyền, vận động, nhằm nâng cao nhận thức và giúp người dân thay đổi tư duy, tập quán canh tác lạc hậu, hướng dẫn nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, xây dựng các mô hình sản xuất tiêu biểu để

Phát huy lợi thế về tiềm năng đất đai, diện tích mặt nước lòng hồ thủy điện

để tập trung phát triển cây lâm nghiệp, trồng cây dược liệu, trồng cỏ để phục vụ

chăn nuôi gia súc quy mô hàng hóa, nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện. Trong đó tập trung chỉđạo khuyến khích nhân dân đầu tư, tích cực đưa các giống vật nuôi bản

địa cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao và phát triển theo hướng hàng hóa, tập trung như: trâu, bò, lợn đen, gà đen, dê đen địa phương, cá bỗng… phát triển những cây trồng năng suất, hiệu quả kinh tế cao và có thế mạnh cạnh tranh của huyện như: Cây Hồi, Quế, Nghệ, Chuối, Rau vụ đông…Đặc biệt chú trọng trồng rừng kinh tế, trồng dược liệu tạo vùng nguyên liệu ổn định để phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến.

- Tập trung chỉ đạo tổ chức lại sản xuất cho nông dân, chú trọng chuyển đổi khung thời vụ, thực hiện “5 cùng, 4 nhà” trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, theo phương châm mỗi xã, thị trấn “một con, một cây, một việc” nhằm phát triển sản xuất hàng hóa tập trung và quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa.

- Chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ ở nông thôn; đẩy mạnh chuyển

đổi cơ cấu lao động ở nông thôn, phát triển các ngành nghề truyền thống, khuyến khích người nông dân làm giàu.

- Chú trọng phát triển loại hình kinh tế tập thể, làm nòng cốt trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, có chính sách hỗ trợ các HTX duy trì hoạt động, đặc biệt là HTX hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp từng bước hình thành mối liên kết sản xuất bền vững.

- Vận dụng các chính sách hiện hành, tạo điều kiện và đơn giản hóa các thủ

tục hành để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và bao tiêu sản phẩm cho người sản xuất.

- Thực hiện đào tạo nghề cho nông dân, đầu tư khôi phục lại một số ngành nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

- Triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả các chính sách trung ương, tỉnh hiện hành về nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các chương tình mục tiêu quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang​ (Trang 79 - 81)