Các nhân tố ảnh hưởng đến xản xuất và kinh tế hộ nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang​ (Trang 68)

3. Ý nghĩa của luận văn nghiên cứu

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xản xuất và kinh tế hộ nông dân

3.3.1.nh hưởng ca trình độ hc vn Bảng 3.17: Ảnh hưởng của trình độ học vấn của chủ hộ Phân loại Xã Minh Ngọc Xã Giáp Trung Xã Phiêng Luông Bình quân Số hộ Tr.đ/ hộ Số hộ Tr.hộđ/ Số hộ Tr.hộđ/ Tr.hộđ/ - Theo trình độ học vấn + TH 7 43,66 13 35,74 14 26,3 35,23 + THCS 13 66,19 18 46,06 14 47,7 53,31 + THPT 20 72,23 9 82,21 12 38,7 64,38 - Theo nhân khẩu 40 1,27 40 0,89 40 0,7 0,95 - Theo lao động 40 1,64 40 1,25 40 0,9 1,26

3.3.2.nh hưởng ca yếu t vn đầu tưđến kết qu sn xut ca h Bảng 3.18: Ảnh hưởng của nguồn vốn Phân loại Xã Minh Ngọc Xã Giáp Trung Xã Phiêng Luông Số hộ Tr.đ/ hộ Số hộ Tr.đ/ hộ Số hộ Tr.đ/ hộ Dưới 20 triệu đồng 10 55 24 33,39 25 21,3 Từ 20 đến dưới 50 triệu đồng 3 56,9 4 41,02 9 27,5 Trên 50 triệu đồng 27 75 12 72,21 6 68,5

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2017

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng số vốn đầu tư của hộ (gồm cả vốn tự có và vốn vay) có ảnh hương tới kết quả sản xuất của hộ. Có sự chênh lệch về thu nhập giữa các hộ có số vốn đầu tư khác nhau. Những hộ có nhiều vốn đầu tư từ 50 triệu

đồng trở lên có thu nhập cao hơn các hộ có vốn đâu tư tháp dưới 20 triệu đồng. Tức là nhờ có nguồn vốn lớn nên các hộ có sự đầu tư cho thâ canh, sản xuất tốt hơn do

đó mang lại kết quả sản xuất cao hơn. Thu nhập của các hộ có nguồn vôn trên 50 triệu đồng tại xã Phiêng Luông là 68.5 triệu đồng, xã Giáp Trung là 72.21 triệu

đồng và xã Minh Ngọc là 75 triệu đồng; ngược lại những hộ có vốn đầu tư dưới 20 triệu đồng thu nhập bình quân chỉ đạt trên 20 triệu đồng.

3.3.3.nh hưởng ca yếu t lao động đến sn xut ca h

Bảng 3.19: Ảnh hưởng của quy mô lao động

Quy mô lao động

Xã Minh Ngọc Xã Giáp Trung Xã Phiêng Luông Số hộ Tr.đ/hộ Số hộ Tr.đ/ hộ Số hộ Tr.đ/ hộ Từ 1-2 lao động 8 55,25 5 58,89 10 29,3 Từ 3-4 lao động 25 66,5 26 48,9 18 35,7 Từ 5 lao động trở lên 7 64,9 9 38,7 12 49,8

Quy mô lao động cũng là yếu tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất của hộ, tuy nhiên không có sự chênh lệch nhiều. Tại xã Phiêng Luông, những hộ có số lao động trên 5 lao động có thu nhập cao nhất, bởi họ có thể có thu nhập thêm từ việc làm thuê trong thời gian nông nhàn và dư lao động, chi phí lao động chỉ lấy công làm lãi do đó thu nhập của họ chiếm 49.8 triệu đồng, thu nhập của nhóm có 1-2 lao động chỉ có 29.3 triệu đồng. Tại xã Giáp Trung và xã Minh Ngọc thu nhập giữa các nhóm phân theo quy mô lao động không có sự chênh lệch nhiều.

3.3.4.nh hưởng ca yếu t KHCN đến sn xut ca h

Qua thực tế phân tích, điều tra hộ cho thấy, việc áp dụng khoa học công nghệ

trong sản xuất nông nghiệp của các hộ trên địa bàn các xã nghiên cứu còn đang chỉ

dừng lại ở việc ứng dụng các thành tựu về giống và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất là chính. Trong khi đó việc đổi mới phương thức sản xuất, áp dụng các kỹ

thuật làm đất, canh tác mới còn ở mức trung bình. Việc ứng dụng KHCN vào sản xuất của hộ còn tùy thuộc vào trình độ học vấn, độ tuổi, nguồn lao động,... Các hộ có chủ hộ trình độ học vấn cao, có nguồn lao động có trình độ, độ tuổi trung bình dưới 40 có sự áp dụng KHCN vào sản xuất nhiều hơn và mang lại kết quả

tốt hơn trong sản xuất kinh doanh, mang lại thu nhập cao hơn các hộ không áp dụng KHCN.

3.3.5.nh hưởng ca yếu t cơ s h tng

Cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sản xuất của hộ. Về giao thông: Cả 3 xã nghiên cứu: Minh Ngọc, Giáp Trung, Phiêng Luông hiện nay đã có đường ôt tô được dải nhựa đến trung tâm xã, đặc biệt xã Minh Ngọc có

đường quốc lộ 34 đi qua với tổng chiều dài 12 km; 100% số thôn bản của 3 xã có

đường ôtô từ trung tâm xã đến trung tâm thôn; trụ sở làm việc xã, Trạm y tế, trường học trung tâm xã được đầu tư xây dựng tương đối khang trang; cả 3 xã đều có chợ

và duy trì họp chợ hằng tuần. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, đường đến trung tâm thôn chủ yếu là đường đất, khó khăn cho việc đi lại và trao đổi hàng hóa. Qua phân tích 3 xã cho thấy: Đối với xã Minh Ngọc là xã có đường quốc lộ 34 đi qua, các thôn cở bản bám theo trục đường quốc lộ, do đó thuận lợi cho việc sản xuất, trao

trung tâm huyện 32 km về phía nam, xã chỉ có 4 thôn chủ yếu là dân tộc H’mông và cơ bản đã có đường bê tông đến các thôn, thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất và quản lý, tuy nhiên khó khăn trong việc trao đổi hàng hóa do cách xa trung tâm huyện và chỉ có một tuyến đường giao thông duy nhất từ huyện vào xã. Đối với xã Giáp Trung, là xã có địa hình phức tạp nhất so với hai xã còn lại, đường đi các thôn bản rất khó khăn và chủ yếu là đường đất; địa hình canh tác không thuận lợi, chủ

yếu là ruộng bậc thang, khó khăn cho việc tổ chức sản xuất và áp dụng cơ giới hóa, hệ thống kênh mương chưa được kiên cố hóa còn cao, do đó nhân dân chủ yếu sản xuất được một vụ lúa.

3.3.6.nh hưởng ca yếu t th trường đến sn xut ca h

Bảng 3.20: Phương thức tiêu thụ một số sản phẩm của hộđiều tra năm 2017

ĐVT:%

Chỉ tiêu

Sản phẩm hàng hóa chủ yếu

Lúa Ngô tươĐậng u Nghệ Quế Trâu, bò Lợn Dê cGia ầm

1, Mục đích sử dụng - Để gia đình sử dụng 93,18 51,84 15,25 0 0 35 1,82 0 48,6 - Bán 6,82 48,16 74,75 100 100 65 98,18 100 51,4 2, Bán cho đối tượng - Tư thương 100 100 100 40 60 100 100 100 100 - Nhóm hộ chế biến 0 0 0 60 40 0 0 0 0 3, Hình thức bán - Tại vườn 0 0 0 0 100 0 0 0 0 - Tại nhà 40 55 30,5 40 0 100 84,22 100 34,65 - Tại chợ 60 35 69,5 0 0 0 15,78 0 65,35 - Tại điểm thu gom 0 0 0 60 0 0 0 0 0 4, Phương thức bán - Bán buôn 90 45,16 43,25 100 100 83 92 55 48 - Bán lẻ 10 54,84 56,75 0 0 17 8 45 52

5, Thông tin giá cả

- Biết trước khi bán 0 15 12,55 82,5 50 18 0 20,22 35 - Biết sau khi bán 100 85 87,45 17,5 50 82 100 79,78 65

Sản phẩm nông sản của hộ tại các xã điều tra đã có mặt ngoài thị trường, tuy nhiên còn tùy thuộc vào loại nông sản, như lúa, ngô chủ yếu vẫn để phục vụ gia

đình, củ nghệ tươi và lợn thịt hơi, dê chủ yếu được các hộđem bán, rất ít để phục vụ

gia đình.

Qua nghiên cứu khả năng tiếp cận của hộ nông dân, hầu hết các hộ sản xuất

được hàng hóa đều tập trung ở những vùng thấp và dọc đường quốc lộ và tỉnh lộ, khu vực thị trấn. Một số nơi sản xuất của hộ còn thiếu thông tin nên bị các tư

thương ép giá, phần nào đã ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Khảo sát các chợ, địa

điểm buôn bán nhỏ và ở gia đình các hộ nông dân sản xuất hàng nông sản cho thấy

đối tượng để người dân tiêu thụ sản phẩm chủ yếu vẫn là bán cho các tư thương, một số ít hộ dân bán cho nhóm hộ chế biến với sản phẩm nông sản chủ yếu là củ

nghệ tươi.

Sản phẩm của các hộ chủ yếu được bán tại nhà, tại chợ và một số ít bán tại các điểm thu gom. Các sản phẩm sau khi thu hoạch cũng được tư thương đến mua, chủ yếu do họ không phải vận chuyển. Do hình thức bán lẻ tiêu thụ hàng hóa sẽ

chậm nên phần lớn các hộ đem bán buôn, do đó giá cả thấp hơn, tuy nhiên sẽ tiêu thụđược tập trung hơn.

Đối với cây quế,… các hộ chủ yếu bán cho tư thương và nhóm hộ chế biến tại vườn, đây cũng là một trong những cây trồng mang lại thu nhập cao và ổn định hơn cho các hộ do sản phẩm của cây trồng là tinh dầu, sản phẩm dược liệu,… nên giá trị kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác.

Hầu hết các hộ nông dân biết giá cả nông sản sau khi bán, đặc biệt là lợn hơi xuất chuồng, giá cả thường xuyên biến động, phụ thuộc nhiều vào thị trường và nhu cầu người mua. Do đó điều cần thiết là việc cập nhật thông tin thị trường, giá cả, nhu cầu người tiêu dùng, quan trọng hơn là lực lượng tư vấn, tiếp thị và truyền đạt thông tin là những người cần nhạy bén và cập nhật được thường xuyên thông tin, nhóm này chủ yếu là lực lượng cán bộ khuyến nông.

Các vùng cần phải tổ chức các đầu mối tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các nhà máy chế biết vừa và nhỏ theo hình thức sơ chế và chế biến tinh để thu gom sản

sản phẩm tốt thì ở nơi đó sản xuất hàng hóa phát triển, vùng nào công nghiệp chế

biến chưa phát triển, đường xá đi lại khó khăn thì sản phẩm làm ra khó tiêu thụ hoặc tiêu thụđược với giá thấp, thu không đủ chi phí sản xuất.

Để phát triển sản xuất, nhà nước cần có sự hỗ trợ đầu tư về cơ sở vật chất, nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cơ sở chế biến ở các vùng tập chung, chuyên canh, hình thành các trung tâm chế biến vừa và nhỏ, các chợ và các địa

điểm tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác cần có chính sách trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến tại chỗ, hướng dẫn việc ký kết hợp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản cho người dân.

Bảng 3.21: Ảnh hưởng của một số yếu tố khác đến sản xuất của hộđiều tra năm 2017 (ĐVT: % các ý kiến được hỏi) Chỉ tiêu Xã Minh Ngọc Giáp Trung Phiêng Luông 1. Vị trí địa lý thuận lợi 75,0 70,0 80,0 2. Đất đai ổn định lâu dài 87,5 75,0 82,5 3. Vốn sản xuất 95,0 92,5 90,0 4. Công cụ sản xuất 90,0 80,0 75,0 5. Kết cấu hạ tầng 92,5 75,0 85,0 6. Kỹ thuật canh tác 85,0 82,5 75,0 7. Thị trường tiêu thụ sản phẩm 92,5 87,5 82,5 8. Ảnh hưởng chính sách về phát

triển nông nghiệp, nông thôn 65,0 55,0 47,5

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2017

Theo bảng số liệu trên ta thấy, hầu hết các ý kiến được hỏi đều cho rằng yếu tố đất đai ổn định lâu dài, vốn đầu tư, kỹ thuật sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm,… là rất cần thiết và có ảnh hưởng rất nhiều đối với sản xuất của hộ. Qua phân tích trên có thể thấy trình độ của các hộ nông dân còn hạn chế về chuyên môn

sản phẩm ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất của nông hộ cũng như phát triển kinh tế hộ

một cách toàn diện. Vì vậy ngoài đất đai, các yếu tố về vốn, lao động được giải phóng và khuyến khích sử dụng một cách năng động vào việc phát triển sản xuất nông nghiệp thì sản phẩm hàng hóa của vùng sẽ ngày càng tăng, chất lượng ngày càng tốt dần lên. Với những chính sách ngày càng được đổi mới của Nhà nước, quyền tự chủ đối với sản phẩm đầu ra đã thúc đẩy các hộ gia đình nông dân khá giả

trong nghề nông tiếp cận ngày càng thường xuyên với thị trường. Yếu tố chính sách cũng là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế hộ trong giai đoạn hiện nay.

3.4. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế hộ

3.4.1.Thun li

- Bắc Mê có tổng diện tích tự nhiên 85.606,46 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp 51.963,0 ha; nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa, nhưng nằm sâu trọng lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão trong mùa hè và gió mùa đông bắc ít hơn các nơi khác trong vùng

đông bắc bộ. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, trồng dược liệu, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc.

- Huyện có 12 xã và 01 thị trấn, với 139 thôn, tổ dân phố, dân số năm 2017 là 10.678 hộ = 54.840 khẩu, trong đó có trên 36.400 lao động trong độ tuổi, đây là

điều kiện thuận lợi để sử dụng nguồn lao động tại chỗ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.

- Về giao thông: Huyện có quốc lộ 34 đi qua các xã: Yên Định, Minh Ngọc, thị trấn Yên Phú và xã Yên Phong với tổng chiều dài hơn 70 km. Ngoài ra, còn có các tuyên đường nội tỉnh, liên tỉnh khác như: Tuyến từ xã Minh Ngọc-Mậu Duệ

(huyện Yên Minh); tuyến Bắc Mê -Mèo Vạc; tuyến Bắc Mê – Na Hang (đi qua các xã: Yên Cường, Đường Âm). Đặc biệt có tuyến đường sông Bắc Mê – Na Hang (Tuyên Quang) – Ba Bể (Bắc Kạn). Đây là điều kiện và là cơ hội để phát triển các tuor tuyến du lịch

- Là huyện có tài nguyên khoáng sản lớn nhất tỉnh Hà Giang, đây là cơ hội để các doanh nghiệp đầu tư khai thác khoáng sản, tăng thu ngân sách cho địa phương.

- Là huyện thuần nông nhưng những năm gần đây các mô hình sản xuất theo hướng quy mô, hàng hóa; việc liên kết với các doanhg nghiệp HTX đã và đang

được hình thành; các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp như trồng chuối, dược liệu, chăn nuôi....đây là ddieeuf kiện thuận lợi và là cơ hội để

phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, theo chuỗi giá trị, tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng; giải quyết việc làm bền vững cho lao động nông thôn

- Anh ninh chính trị trên địa bàn luôn ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ

vững, đây là môi trường để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư hoạt động sản xuát kinh doanh tại địa bàn

- Các chính sách về nông nghiệp, nông thôn của nhà nước cũng như của tỉnh

đang được triển khai đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tiếp cận các nguồn vốn, các chính sách để phát triển kinh tế.

- Hệ thống thông tin liên lạc, Internet ngày càng phát triển, hiện nay 100% các xã, thị trấn đều được phủ sóng điện thoại di động và kết nối Internet; khoa học công nghệ ngày càng phát triển, việc ứng dụng các tiến KHKT thường xuyên được các ngành chuyên môn triển khai, đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân tiếp cận thông tin, thị trường và ứng dụng KHKT vào sản xuất.

- Đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở thường xuyên được củng cố và kiện toàn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ kỹ thuật nông, lâm nghiệp hầu hết đã được đào tạo từ trình độ đại học trở lên, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ; đội ngũ người hoat động không chuyên trách ở xã, thường xuyên được cập nhật, bồi dưỡng kiến thức thông qua các lớp tập huấn, học nghề ngắn hạn và được nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động.

3.4.2.Khó khăn

Mặc dù được tỉnh xác định là một trong năm huyện động lực của tỉnh về phát triển kinh tế, nhưng so với các huyện khác, Bắc Mê vẫn là huyện khó khăn nhất, cụ thể:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang​ (Trang 68)