Tổng thu nhập phi nông nghiệp của hộ điều tran ăm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang​ (Trang 65)

ĐVT: Triệu đồng/hộ có hoạt động sản xuất phi nông nghiệp

Phân loại hộ Tổng thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp Trong đó Dịch vụ Sản xuất mặt hàng thủ công, TTCN Làm thuê Bình quân chung 149,97 66,41 57,91 25,64 1. Theo xã - Xã Minh Ngọc 196,22 105 58,75 32,47 - Xã Giáp Trung 116,4 44,25 50 22,15 - Xã Phiêng Luông 137,3 50 65 22,3 2, Theo thu nhập - Nhóm hộ từ khá trở lên 177,72 78,37 55,75 43,6 - Nhóm hộ trung bình 141,08 56 60 25,08 - Nhóm hộ cận nghèo 19,03 0 0 19,03 - Nhóm hộ nghèo 14,57 0 0 14,57

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2017

Các hoạt động phi nông nghiệp của hộ ở các xã khác nhau có mức độ thu nhập khác nhau. Các hộở xã Minh Ngọc là hộ có nhiều hoạt động phi nông nghiệp nhất, gồm phi nông nghiệp hoàn toàn, hộ phi nông nghiệp kiêm sản xuất NLN. Mức thu hập từ hoạt động phi nông nghiệp, ngành dịch vụ của xã Minh Ngọc là cao nhất, hoạt động chủ yếu là buôn bán, kinh doanh cửa hàng tạp hóa, phát triển nghề sản xuất rượu, làm đậu phụ và một số hộ có lao động là công nhân, viên chức... Thu nhập trung bình của các hộ có hoạt đông phi nông ngiệp là 196,22 triệu đồng, trong

đó chủ yếu từ dịch vụ là 105 triệu đồng, tiểu thủ công nghiệp là 58,75 triệu đồng. Xã Phiêng Luông và xã Giáp Trung có mức thu nhập từ ngành nghề dịch vụ không

quá chênh lệch và thấp hơn nhiều so với xã Minh Ngọc. Tổng thu nhập của xã Giáp Trung là 116,4 triệu đồng, xã Phiêng Luông là 137,3 triệu đồng. Do mức sống của người dân ở xã còn thấp, thị trường chưa phát triển, thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp chủ yếu là lao động làm thuê vào thời gian nông nhàn, xã Giáp Trung là 22,15 triệu đồng, xã Phiêng Luông là 22,3 triệu đồng.

Phân theo mức thu nhập, nhóm hộ khá và trung bình có hoạt động phi nông nghiệp chủ yếu là lĩnh vực dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp, những ngành nghề này mang lại lợi nhuận và mức thu nhập khá cao cho các hộ. Thu nhập của nhóm hộ khá là 177,72 triệu đồng, nhóm hộ trung binh là 141,08 triệu đồng, nhóm hộ cận nghèo là 19,03 triệu đồng, nhóm hộ nghèo là 14,57 triệu đồng. Nhóm hộ cận nghèo và hộ

nghèo có thu nhập từ hoạt động làm thuê là chủ yếu, họ làm vào thời gian nông nhàn, lao động làm thuê phổ thông, hàm lượng kỹ thuật thấp, lấy công làm lãi, do

đó mức thu nhập cũng không cao và lao động có việc làm phụ thuộc vào thời vụ, do

đó thu nhập bấp bênh, không đồng đều.

Theo ý kiến chủ quan bản thân, để nâng cao thu nhập của các hộ thì việc tạo ra môi trưởng kinh doanh dịch vụ thuận lợi và khai thác thông tin thị trường, tiếp cận sử dụng nguồn vốn có hiệu quả là cần thiết. Dịch vụ càng phát triển thì thu nhập của hộ sẽ càng được nâng cao. Để nâng cao thu nhập cho người lao động làm thuê thì việc nâng cao tay nghề và trình độ của người lao động thông qua các lớp đào tạo nghề là hết sức cần thiết, vừa giải quyết vấn đề thừa lao động, vừa nâng cao thu nhập cho họ.

Qua phân tích thu nhập của hộ từ hoạt động phi nông nghiệp và NLN cho thấy, mức thu nhập từ hoạt động sản xuất NLN và hoạt động phi nông nghiệp có sự

chênh lệch tương đối. Tuy hoạt động phi nông nghiệp mang lại thu nhập cao hơn cho các hộ hoạt động kiêm NLN và phi nông nghiệp, nhưng thu nhập chính của các hộ vẫn chủ yếu từ hoạt động sản xuất NLN, hoạt động phi nông nghiệp còn hạn chế. Theo thu nhập thì các hộ khá và hộ trung bình có thu nhập từ sản xuất NLN và phi nông nghiệp không quá chênh lệch. Điều này cho thấy việc kinh doanh, dịch vụ sẽ là hướng đi đúng mang lại thu nhập cao cho các hộ, cần có sự kết hợp hài hòa giữa phát triển sản xuất NLN và phi nông nghiệp để phát triển tốt kinh tế hộ.

* Cơ cấu thời gian dành cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp của hộ:

Bảng 3.16: Cơ cấu thời gian dành cho các hoạt động lao động của hộđiều tra năm 2017

Phân loại Nông nghiệp (%) Phi nông nghiệp (%) - Theo xã Minh Ngọc 69 31 Giáp Trung 84,65 15,35 Phiêng Luông 86,5 13,5 - Theo thu nhập Hộ khá 47,5 52,5 Hộ trung bình 67,82 32,18 Hộ cận nghèo 92,47 7,53 Hộ nghèo 95,07 4,93 - Theo nghề nghiệp Hộ thuần nông 83,5 16,5 Hộ kiêm 36,58 63,42

Hộ phi nông nghiệp 0 100

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2017

Hình 3.4: Thi gian dành cho các hot động sn xut nông nghip và phi NN ca h ti các xã

Qua bảng số liệu ta thấy: Theo xã thì xã Minh Ngọc có thời gian dành cho phi nông nghiệp là lớn nhất, chiếm 69% tổng thời gian lao động, thời gian dành cho

sản xuất nông nghiệp là 31%, điều này chứng tỏ các hộ đã chú trọng đến sản xuất kinh doanh và dịch vụ.

Xã Giáp Trung thời gian lao động lớn nhất là dành cho sản xuất nông nghiệp, chiếm 84,65% tổng thời gian, hoạt động phi nông nghiệp là 15,35%.

Xã Phiêng Luông, chủ yếu thời gian lao động là dành cho sản xuất nông nghiệp chiếm 86,5%, thời gian dành cho phi nông nghiệp là rất ít, do đó thu nhập

đem lại từ phi nông nghiệp cũng rất thấp.

Phân tích theo thu nhập ta thấy: Các hộ có thu nhập khá thời gian chủ yếu là dành cho hoạt động phi nông nghiệp với 52,5%, những hoạt động mang lại thu nhập cao hơn so với sản xuất nông nghiệp. Các hộ trung bình, thời gian dành cho hoạt

động nông nghiệp là 67,82%; hộ cận nghèo là 92,47% dành cho nông nghiệp, chỉ có 7,53% thời gian cho phi nông nghiệp; hộ nghèo thời gian chủ yếu là dành cho sản xuất nông nghiệp với 95,07%, thời gian dành cho hoạt động phi nông nghiệp rất ít chỉ chiếm 4,93%, do họ thiếu vốn đầu tư máy móc, lao động chân tay tốn nhiều thời gian, bên cạnh đó không đủ vốn đểđầu tư cho hoạt động dịch vụ, kinh doanh do đó nhìn chung thu nhập còn thấp.

Phân tích theo nghề nghiệp cho thấy, thời gian lao động cũng được phân bố theo

đặc thù của từng nghề, với các hộ thuần nông thì thời gian lao động của họ tập trung vào việc sản xuất nông lâm nghiệp chiếm 83,5% tổng thời gian, các hộ kiêm và phi nông nghiệp thì phân bổ thêm thời gian lớn hơn cho hoạt động phi nông nghiệp để tạo thu nhập, thời gian còn lại họ có thể làm thuê để tạo thêm thu nhập cho hộ.

3.3. Các nhân tốảnh hưởng đến xản xuất và kinh tế hộ nông dân 3.3.1.nh hưởng ca trình độ hc vn 3.3.1.nh hưởng ca trình độ hc vn Bảng 3.17: Ảnh hưởng của trình độ học vấn của chủ hộ Phân loại Xã Minh Ngọc Xã Giáp Trung Xã Phiêng Luông Bình quân Số hộ Tr.đ/ hộ Số hộ Tr.hộđ/ Số hộ Tr.hộđ/ Tr.hộđ/ - Theo trình độ học vấn + TH 7 43,66 13 35,74 14 26,3 35,23 + THCS 13 66,19 18 46,06 14 47,7 53,31 + THPT 20 72,23 9 82,21 12 38,7 64,38 - Theo nhân khẩu 40 1,27 40 0,89 40 0,7 0,95 - Theo lao động 40 1,64 40 1,25 40 0,9 1,26

3.3.2.nh hưởng ca yếu t vn đầu tưđến kết qu sn xut ca h Bảng 3.18: Ảnh hưởng của nguồn vốn Phân loại Xã Minh Ngọc Xã Giáp Trung Xã Phiêng Luông Số hộ Tr.đ/ hộ Số hộ Tr.đ/ hộ Số hộ Tr.đ/ hộ Dưới 20 triệu đồng 10 55 24 33,39 25 21,3 Từ 20 đến dưới 50 triệu đồng 3 56,9 4 41,02 9 27,5 Trên 50 triệu đồng 27 75 12 72,21 6 68,5

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2017

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng số vốn đầu tư của hộ (gồm cả vốn tự có và vốn vay) có ảnh hương tới kết quả sản xuất của hộ. Có sự chênh lệch về thu nhập giữa các hộ có số vốn đầu tư khác nhau. Những hộ có nhiều vốn đầu tư từ 50 triệu

đồng trở lên có thu nhập cao hơn các hộ có vốn đâu tư tháp dưới 20 triệu đồng. Tức là nhờ có nguồn vốn lớn nên các hộ có sự đầu tư cho thâ canh, sản xuất tốt hơn do

đó mang lại kết quả sản xuất cao hơn. Thu nhập của các hộ có nguồn vôn trên 50 triệu đồng tại xã Phiêng Luông là 68.5 triệu đồng, xã Giáp Trung là 72.21 triệu

đồng và xã Minh Ngọc là 75 triệu đồng; ngược lại những hộ có vốn đầu tư dưới 20 triệu đồng thu nhập bình quân chỉ đạt trên 20 triệu đồng.

3.3.3.nh hưởng ca yếu t lao động đến sn xut ca h

Bảng 3.19: Ảnh hưởng của quy mô lao động

Quy mô lao động

Xã Minh Ngọc Xã Giáp Trung Xã Phiêng Luông Số hộ Tr.đ/hộ Số hộ Tr.đ/ hộ Số hộ Tr.đ/ hộ Từ 1-2 lao động 8 55,25 5 58,89 10 29,3 Từ 3-4 lao động 25 66,5 26 48,9 18 35,7 Từ 5 lao động trở lên 7 64,9 9 38,7 12 49,8

Quy mô lao động cũng là yếu tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất của hộ, tuy nhiên không có sự chênh lệch nhiều. Tại xã Phiêng Luông, những hộ có số lao động trên 5 lao động có thu nhập cao nhất, bởi họ có thể có thu nhập thêm từ việc làm thuê trong thời gian nông nhàn và dư lao động, chi phí lao động chỉ lấy công làm lãi do đó thu nhập của họ chiếm 49.8 triệu đồng, thu nhập của nhóm có 1-2 lao động chỉ có 29.3 triệu đồng. Tại xã Giáp Trung và xã Minh Ngọc thu nhập giữa các nhóm phân theo quy mô lao động không có sự chênh lệch nhiều.

3.3.4.nh hưởng ca yếu t KHCN đến sn xut ca h

Qua thực tế phân tích, điều tra hộ cho thấy, việc áp dụng khoa học công nghệ

trong sản xuất nông nghiệp của các hộ trên địa bàn các xã nghiên cứu còn đang chỉ

dừng lại ở việc ứng dụng các thành tựu về giống và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất là chính. Trong khi đó việc đổi mới phương thức sản xuất, áp dụng các kỹ

thuật làm đất, canh tác mới còn ở mức trung bình. Việc ứng dụng KHCN vào sản xuất của hộ còn tùy thuộc vào trình độ học vấn, độ tuổi, nguồn lao động,... Các hộ có chủ hộ trình độ học vấn cao, có nguồn lao động có trình độ, độ tuổi trung bình dưới 40 có sự áp dụng KHCN vào sản xuất nhiều hơn và mang lại kết quả

tốt hơn trong sản xuất kinh doanh, mang lại thu nhập cao hơn các hộ không áp dụng KHCN.

3.3.5.nh hưởng ca yếu t cơ s h tng

Cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sản xuất của hộ. Về giao thông: Cả 3 xã nghiên cứu: Minh Ngọc, Giáp Trung, Phiêng Luông hiện nay đã có đường ôt tô được dải nhựa đến trung tâm xã, đặc biệt xã Minh Ngọc có

đường quốc lộ 34 đi qua với tổng chiều dài 12 km; 100% số thôn bản của 3 xã có

đường ôtô từ trung tâm xã đến trung tâm thôn; trụ sở làm việc xã, Trạm y tế, trường học trung tâm xã được đầu tư xây dựng tương đối khang trang; cả 3 xã đều có chợ

và duy trì họp chợ hằng tuần. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, đường đến trung tâm thôn chủ yếu là đường đất, khó khăn cho việc đi lại và trao đổi hàng hóa. Qua phân tích 3 xã cho thấy: Đối với xã Minh Ngọc là xã có đường quốc lộ 34 đi qua, các thôn cở bản bám theo trục đường quốc lộ, do đó thuận lợi cho việc sản xuất, trao

trung tâm huyện 32 km về phía nam, xã chỉ có 4 thôn chủ yếu là dân tộc H’mông và cơ bản đã có đường bê tông đến các thôn, thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất và quản lý, tuy nhiên khó khăn trong việc trao đổi hàng hóa do cách xa trung tâm huyện và chỉ có một tuyến đường giao thông duy nhất từ huyện vào xã. Đối với xã Giáp Trung, là xã có địa hình phức tạp nhất so với hai xã còn lại, đường đi các thôn bản rất khó khăn và chủ yếu là đường đất; địa hình canh tác không thuận lợi, chủ

yếu là ruộng bậc thang, khó khăn cho việc tổ chức sản xuất và áp dụng cơ giới hóa, hệ thống kênh mương chưa được kiên cố hóa còn cao, do đó nhân dân chủ yếu sản xuất được một vụ lúa.

3.3.6.nh hưởng ca yếu t th trường đến sn xut ca h

Bảng 3.20: Phương thức tiêu thụ một số sản phẩm của hộđiều tra năm 2017

ĐVT:%

Chỉ tiêu

Sản phẩm hàng hóa chủ yếu

Lúa Ngô tươĐậng u Nghệ Quế Trâu, bò Lợn Dê cGia ầm

1, Mục đích sử dụng - Để gia đình sử dụng 93,18 51,84 15,25 0 0 35 1,82 0 48,6 - Bán 6,82 48,16 74,75 100 100 65 98,18 100 51,4 2, Bán cho đối tượng - Tư thương 100 100 100 40 60 100 100 100 100 - Nhóm hộ chế biến 0 0 0 60 40 0 0 0 0 3, Hình thức bán - Tại vườn 0 0 0 0 100 0 0 0 0 - Tại nhà 40 55 30,5 40 0 100 84,22 100 34,65 - Tại chợ 60 35 69,5 0 0 0 15,78 0 65,35 - Tại điểm thu gom 0 0 0 60 0 0 0 0 0 4, Phương thức bán - Bán buôn 90 45,16 43,25 100 100 83 92 55 48 - Bán lẻ 10 54,84 56,75 0 0 17 8 45 52

5, Thông tin giá cả

- Biết trước khi bán 0 15 12,55 82,5 50 18 0 20,22 35 - Biết sau khi bán 100 85 87,45 17,5 50 82 100 79,78 65

Sản phẩm nông sản của hộ tại các xã điều tra đã có mặt ngoài thị trường, tuy nhiên còn tùy thuộc vào loại nông sản, như lúa, ngô chủ yếu vẫn để phục vụ gia

đình, củ nghệ tươi và lợn thịt hơi, dê chủ yếu được các hộđem bán, rất ít để phục vụ

gia đình.

Qua nghiên cứu khả năng tiếp cận của hộ nông dân, hầu hết các hộ sản xuất

được hàng hóa đều tập trung ở những vùng thấp và dọc đường quốc lộ và tỉnh lộ, khu vực thị trấn. Một số nơi sản xuất của hộ còn thiếu thông tin nên bị các tư

thương ép giá, phần nào đã ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Khảo sát các chợ, địa

điểm buôn bán nhỏ và ở gia đình các hộ nông dân sản xuất hàng nông sản cho thấy

đối tượng để người dân tiêu thụ sản phẩm chủ yếu vẫn là bán cho các tư thương, một số ít hộ dân bán cho nhóm hộ chế biến với sản phẩm nông sản chủ yếu là củ

nghệ tươi.

Sản phẩm của các hộ chủ yếu được bán tại nhà, tại chợ và một số ít bán tại các điểm thu gom. Các sản phẩm sau khi thu hoạch cũng được tư thương đến mua, chủ yếu do họ không phải vận chuyển. Do hình thức bán lẻ tiêu thụ hàng hóa sẽ

chậm nên phần lớn các hộ đem bán buôn, do đó giá cả thấp hơn, tuy nhiên sẽ tiêu thụđược tập trung hơn.

Đối với cây quế,… các hộ chủ yếu bán cho tư thương và nhóm hộ chế biến tại vườn, đây cũng là một trong những cây trồng mang lại thu nhập cao và ổn định hơn cho các hộ do sản phẩm của cây trồng là tinh dầu, sản phẩm dược liệu,… nên giá trị kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác.

Hầu hết các hộ nông dân biết giá cả nông sản sau khi bán, đặc biệt là lợn hơi xuất chuồng, giá cả thường xuyên biến động, phụ thuộc nhiều vào thị trường và nhu cầu người mua. Do đó điều cần thiết là việc cập nhật thông tin thị trường, giá cả,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang​ (Trang 65)