Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MAKÉT BÁO IN
1.2. Lƣợc sử makét báo in thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Lược sử makét báo in thế giới
Xét về mặt hình thức trình bày ma-két báo in thông qua các sản phẩm in ấn, có thể thấy rằng, ma-két báo in phát triển, thay đổi gần nhƣ gắn liền với công nghệ, kỹ thuật in.
- Ma-két báo in trong cuộc cách mạng in ấn lần thứ nhất:
Theo TS. Huỳnh Văn Tòng, vào khoảng thế kỷ thứ 3 ngƣời Trung Hoa đã biết dùng những ấn tín bằng đất nung để đóng lên các văn kiện chính thức của nhà nƣớc. Các văn kiện này chính là những ma-két dạng sơ khai trong việc chế tác các vật phẩm truyền thông.
Khoảng năm 165 sau Công nguyên, thế giới xuất hiện kỹ thuật in thạch bản. Kỹ thuật mộc bản xuất hiện muộn hơn, vào khoảng thế kỷ thứ V. Tuy ngành in có nguồn gốc ban đầu từ Trung Hoa nhƣng việc phát triển, nâng cao kỹ thuật in để sản xuất đại trà lại gặp khó khăn vì văn tự Trung Hoa thuộc loại tƣợng hình, nên việc sản xuất sẵn nhiều chữ để sắp thành bài là điều gần nhƣ không thể làm đƣợc trong thời trƣớc. Phƣơng Tây, trái lại sử dụng bảng chữ cái của mẫu tự La-tinh chỉ có hai mƣơi ba chữ.
Vì vậy việc sắp chữ trở nên đơn giản hơn. Năm 1456, một ngƣời Đức tên Johann Gutenberg đã dựa vào lợi thế này sáng chế ra những chữ đúc rời bằng kim loại (chữ typo) để in. Nhờ máy in Gutenberg, ngành in bành trƣớng mau lẹ, trở thành phƣơng tiện truyền thông đại chúng đầu tiên của nhân loại. Kỹ thuật in typo nhờ đó đƣợc coi là
cuộc cách mạng lần thứ nhất về in ấn của nhân loại. Khoảng năm 1500, trên 60 thành phố tại Đức có nhà in. Dần dần, ấn phẩm trở thành một phƣơng tiện tuyên truyền và ấn phẩm mang tính đại chúng quan trọng là báo chí đã ra đời. “Thời kỳ sơ khai của báo chí, nhật báo đƣợc in trên những tờ giấy nhỏ hơn một trang sổ tay. Tin tức thƣờng đƣợc in theo các cột rộng, câu chuyện sau tiếp nối ngay chỗ kết thúc câu chuyện trƣớc. Không hề có tít tựa để tách bạch các câu chuyện cũng nhƣ không có các hình ảnh minh họa” [39, tr.348].
- Ma-két báo in trong cuộc cách mạng in ấn lần thứ hai:
Cuộc cách mạng in ấn lần thứ hai xảy ra vào năm 1960, bắt đầu bằng những kỹ thuật nhƣ: in offset, in phẳng, sắp chữ quang học hay laser. Sự xuất hiện máy tính điện tử (computer) và các phần mềm chế bản và xử lý ảnh tiên tiến nhƣ Ventura, Photoshop đã tạo ra cuộc cách mạng về dàn trang và đồ họa. Thuật ngữ BP/Before Photoshop (hàm ý so sánh với thuật ngữ BC/Before Christ :Trƣớc Chúa Kitô) mà phƣơng Tây hay sử dụng cho thấy giới đồ họa đã coi sự xuất hiện của phần mềm này nhƣ bƣớc ngoặt mang tính lịch sử. “Năm 1880, bức ảnh đầu tiên xuất hiện trên nhật báo và đến đầu thế kỷ 20 thì ảnh báo chí đã trở nên phổ biến và nhật báo bắt đầu trông giống nhƣ những ấn bản ngày nay. Thiết bị sắp chữ mới cho phép ngƣời thiết kế báo trình bày ma-két linh hoạt hơn. Các dòng tít trở nên lớn và đậm, nhiều tờ nhật báo đã sử dụng định dạng 6 cột và dùng khoảng trắng (gutter) để phân cách cột báo. Năm 1982, tờ USA Today ngoài việc in màu các bản đồ thời tiết, các câu chuyện ngắn đã đƣợc trình bày thành những gói (module) bắt mắt. Nó pha trộn các kiểu chữ trong tít và sử dụng nhiều đồ
họa, đặc biệt là dạng thông tin đồ họa (1), để minh họa tin tức. Tờ báo này cũng hạn chế hết mức việc xem tiếp nội dung ở các trang trong – hầu hết các nội dung tin bài đều khởi đầu và kết thúc trong cùng một trang. Lối trình bày báo của USA Today đã có ảnh hƣởng lớn đến trình bày báo không chỉ ở Mỹ mà còn ở khắp thế giới” [39, tr.349]
1.2.2. Lược sử makét báo in ở Việt Nam
Ở Việt Nam, do sự tiếp xúc với nền văn minh phƣơng Tây khá muộn nên sự phát triển của ma-két báo in chỉ bắt đầu từ năm 1865, là lúc xuất hiện tờ báo đầu tiên của nƣớc ta: tờ Gia Định báo.
- Ma-két báo in qua các thời kỳ lịch sử:
Hình thức trình bày của báo chí thời kỳ bắt đầu Gia Định báo còn thô sơ, đơn giản. Tờ Gia Định Báo có măng-sét lớn bằng kiểu chữ in thông thƣờng ở đầu trang, phân cách bài phía dƣới bằng phi-lê đậm, chữ chính văn thƣờng chia làm 2 cột, sử dụng loại chữ có chân khá đẹp [Phụ lục 30].
Những tờ báo khác nhƣ tờ Thanh niên (1925) còn dùng chữ viết tay, tờ Nông cổ mín đàm có họa tiết trang trí ngay bên dƣới măng-sét. Thời kỳ này ma-két báo chƣa có ảnh và tranh vẽ.
Giai đoạn 1925-1938, tranh vẽ trên báo xuất hiện, nhƣng chƣa hình thành hẵn một dòng hội họa mang đặc trƣng của báo chí cách mạng. Phần lớn các tranh hƣớng vào tố cáo và đả kích kẻ thù đế quốc, đòi tự do dân chủ, chƣa có những tranh tuyên truyền, cổ động để giáo dục quần chúng.
Ảnh lần đầu tiên xuất hiện trên ma-két báo chí cách mạng, có chân dung Mác, Ăng-ghen, Lê-nin, X-talin và một số nhà hoạt động chính trị, văn hóa Liên Xô nổi tiếng. Ảnh tuyên truyền cho công cuộc xây dựng thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô; tố cáo đời sống khổ cực của nhân dân ta và phóng sự về những cuộc mít tinh của quần chúng nhân dân trong các ngày kỷ niệm lớn.[27]
Trong giai đoạn này, phụ trƣơng của báo bắt đầu xuất hiện, tờ Tin tức (1938) đã có phụ trƣơng số 1 ra ngày 10/4/1938.
Thời kỳ 1930 – 1936, báo chí đã có tranh minh họa và in màu. Tạp chí Tiền phong có bìa in 3 màu, các trang trong in 1 màu, giá bán khá cao, lúc đầu 3,5đ/số sau tăng lên 5,0đ rồi 6,0đ/số. Tạp chí in typo, nét chữ nhỏ, rõ ràng, giấy cũng tƣơng đối tốt, lúc trắng, lúc đen, có khi sử dụng cả giấy màu vàng, giấy dó.
Báo Nhân dân miền Nam – cơ quan của Trung ƣơng cục miền Nam ra số đầu tiên ngày 15/4/1951, là một trong những tờ báo ít ỏi lúc đó sử dụng ảnh kẽm, in màu trang bìa. Vào thời điểm gần cuối cuộc kháng chiến, báo còn đƣợc trang bị loại máy in nhiều màu hiện đại Rotative.
Từ cuối năm 1979 đến đầu năm 1986 trở đi, lƣợng phát hành của các tờ báo giảm đi vì thiếu giấy. Giá giấy và công in tăng liên tục khiến tòa soạn báo bị lỗ nặng. Giá báo Khoa học và đời sống chỉ trong vòng 3 năm (1987 – 1989) đã tăng từ 2 đồng lên 200 đồng/tờ, nhƣ vậy là tăng 100 lần. Đây là lúc khởi đầu của loại hình báo chí chuyên biệt. Các báo bắt đầu ra phụ san với những chuyên đề khác nhau, bán với số lƣợng cao để bù lỗ cho báo. Một trong những tờ mở đầu là Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh và báo Khoa học và đời sống. Báo Khoa học và đời sống xuất bản phụ san theo khuôn khổ tạp chí, nhỏ bằng phân nữa tờ báo thông thƣờng lúc đó. Phụ san in từ 6 đến 10 vạn bản mà không đủ phân phối cho các đại lý. Phụ san “Hỏi đáp khoa học” có nhu cầu lớn, tòa soạn đã phải tái bản lần 2 thêm 10 vạn bản nữa. Tất nhiên, phụ san bán với giá cao nên lãi nhiều. Những thành công trong việc ra phụ san của những tờ báo mở đầu đã đƣợc nhiều tờ báo học tập để cải thiện đời sống của mình [29].