Đổi mới thiết kế trang và giấy in

Một phần của tài liệu Ma két phụ trương báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn lý luận và thực tiễn (Trang 80 - 84)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MAKÉT BÁO IN

3.3. Đổi mới thiết kế trang và giấy in

3.3.1. Bài toán trang nhất

Đa phần các phụ trƣơng đều có bìa 1 thiết kế theo định dạng tƣơng tự nhƣ tạp chí chỉ dẫn giải trí, trong đó có một dạng thức chung (style) đƣợc lặp lại nhiều lần để tạo ra phong cách riêng dễ nhận diện. Tờ Time của Mỹ là một ví dụ. Bìa 1 của tạp chí này có măng-sét đặt phía trên một ảnh thƣờng là chân dung nhân vật nổi tiếng, góc phía dƣới của ảnh thƣờng có 1 hoặc 2 tít tựa nêu nội dung chính của số báo. Đôi khi góc trên bên phải có thêm một tít tựa nhỏ nằm trong dải băng đen chữ trắng vắt chéo từ trái qua phải. Theo tài liệu chúng tôi sƣu tầm đƣợc thì từ năm 1991 đến nay, trải qua hơn 1.000 số báo, tờ Time vẫn giữ nguyên bố cục này. Tuy nhiên, Time không chỉ có những hình ảnh đơn điệu ở bìa 1 mà còn thể hiện sự sinh động trong tƣ duy đồ họa đầy sáng tạo. Ví dụ: để nói về lỗ thủng của tầng ôzôn, bìa báo Time ngày 17/2/1992 đã dùng một ảnh bầu trời xanh đầy mây làm nền, ở giữa ảnh bầu trời là một lỗ thủng nhƣ giấy đang bốc lửa đƣợc ghép vào sống động nhƣ thật. Hay trong số báo ngày 29/11/1997, để vinh danh “Ngƣời của năm”, Time không ngần ngại ghép lên chân dung của Andrew Grover những đƣờng kẻ tƣợng trƣng cho kinh tuyến và vĩ tuyến của trái đất, hoặc để minh họa cho tựa đề bìa 1 ngày 7/7/1999: The next cold war?(tạm dịch: sau chiến tranh lạnh là gì?), Time đã sử dụng hình nền cờ đỏ ở giữa có ảnh một con mắt nằm trong lỗ thủng hình ngôi sao năm cánh để minh họa một cách đầy ẩn ý cho sự cố gián điệp Trung quốc…

Một lợi thế lớn của Time là nhờ có tài chính và nhân lực hùng hậu, Time thƣờng xuyên có đƣợc những chân dung nổi bật, mang tính nhân văn toàn cầu, nhƣ ở bìa 1 ngày 9/8/2010 là chân dung cô gái Pakistan bị chính chồng minh xẻo mất mũi vì những luật lệ hà khắc với phụ nữ tại đất nƣớc này. Hình bìa này mới đây đã đoạt giải nhất Putlizer 2011. Điều xuyên suốt mà Time đã làm đƣợc là đã tạo ra đƣợc một định dạng bìa 1 mang bản sắc riêng độc đáo và những độc giả của Time đã quen thuộc phong cách này đến nỗi nó đã trở thành một thứ biểu trƣng trong tâm trí họ.

Vài phụ trƣơng lớn ở thành phố Hồ Chí Minh nhƣ TTCT, PNCN… cũng thành công trong việc định vị thƣơng hiệu theo cách vừa nêu. Phụ trƣơng PNCN gần đây có thay đổi bố cục bìa 1 chút ít bằng cách thêm một nền màu nằm phía dƣới măng-sét tạo đƣợc nét duyên đầy nữ tính.

Để có sự thay đổi hình thức bìa 1 trong những dịp kỷ niệm quan trọng nhƣ lễ, tết…, cách làm hiệu quả đƣợc nhiều phụ trƣơng áp dụng là thay thế ảnh chụp trang bìa bằng một tranh đồ họa hay biếm họa hoặc dùng kỹ thuật đảo màu, chuyển màu duotone…Tuy nhiên, bố cục đổi mới kiểu này thƣờng chỉ có tính chất đột xuất, nhằm “thay đổi không khí” trong giai đoạn ngắn mà thôi.

Nhìn chung, ảnh dùng cho bìa 1 thƣờng có sự đòi hỏi khắt khe về chất lƣợng, trong đó ngoài bố cục sáng tối, màu sắc, đƣờng nét…ảnh phải đạt tính chất “báo chí”, nghĩa là phải có thông tin cô đọng, mang một thông điệp thời sự rõ ràng, tác động mạnh đến ngƣời xem. Phần nhiều ảnh bìa báo ở Việt Nam thƣờng chỉ đẹp về hình thức thẩm mỹ mà chƣa đạt chất báo chí nhƣ vừa nêu. Các cuộc thi ảnh báo chí quốc tế mà Việt Nam tham gia cũng thƣờng đƣợc các chuyên gia nhận xét là ít có đƣợc ảnh báo chí đúng nghĩa mà thƣờng chỉ có ảnh nghệ thuật thiên về dàn dựng.

Trƣớc mắt, trong lúc chờ đợi những ảnh báo chí đạt tiêu chuẩn có mặt trên bìa báo, các ảnh bìa hiện có cần đƣợc họa sĩ thiết kế khai thác, sáng tạo theo lối thông tin đồ họa, trong đó ảnh nghệ thuật phối hợp đƣợc với nội dung thông tin thời sự bằng những lắp ghép có sáng tạo riêng của họa sĩ, để làm thế nào đem đến cho ảnh bìa một thông điệp có ý nghĩa nhƣ một ảnh báo chí.

3.3.2. Hệ thống chuyên trang

Chuyên trang giúp độc giả dễ tìm các thông tin họ quan tâm và phong cách riêng của chuyên trang cũng góp phần rất lớn vào việc tạo ra phong cách chung của tờ báo. Hiện nay, không ít phụ trƣơng ôm đồm khá nhiều nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều đề tài. Ngoài việc trùng lắp thông tin và lãng phí tiền của của xã hội cũng nhƣ làm bội thực ngƣời thƣởng ngoạn, việc có quá nhiều chuyên trang cũng dễ

làm rối ngƣời đọc. Đơn cử, tờ DNSGCT thƣờng có đến 34 chuyên trang. Với số lƣợng chuyên trang lớn nhƣ vậy, chắc chắn độc giả sẽ phải lạc vào “mê hồn trận” mỗi khi tìm kiếm thông tin.

Vì vậy, thu gọn số lƣợng chuyên trang và nếu cần thì thêm các chuyên mục trong chuyên trang để chuyển tải hết nội dung của số báo là cách làm có vẻ khoa học hơn cả. Trƣờng hợp của phụ trƣơng TTCT là minh họa sinh động cho ý tƣởng này. Mặc dù có 44 trang với trung bình khoảng gần 30 bài viết, TTCT thƣờng chỉ có 5 chuyên trang (và nhiều chuyên mục)giúp độc giả dễ định vị thông tin.

3.3.3. Bố cục trang

Bố cục trang là phần khung sƣờn của việc thiết kế trang báo. Mặc dù có rất nhiều cách bố cục nhƣng cách bố cục theo kiểu mô-đun (modular layout) mà các báo Mỹ hay dùng là hình thức trình bày mang tính khoa học cao, cần nghiên cứu áp dụng. “Trong các mô-đun, mỗi tin bài và tít - hoặc tin bài và phần mỹ thuật liên quan – đƣợc đóng gói thành những mô-đun lắp ghép hình chữ nhật hoặc hình vuông, sau đó từng mô-đun đơn lẻ đƣợc đóng gói thành một mô-đun hình chữ nhật lớn hơn chính là trang báo” [39, tr.352]. Cách trình bày báo theo mô-đun trông rất ngăn nắp, hiện đại và tiện lợi. Khi cần thay đổi thiết kế trang, ngƣời thiết kế có thể thay mô-đun này ra và thế mô- đun khác vào mà không làm ảnh hƣởng lớn đến kết cấu chung của trang báo [Phụ lục 26].

Trong tƣơng quan của lối bố cục theo mô-đun, lối bố cục nhiều cửa (many dimensions) của báo chí phƣơng Tây cũng là điều cần xem xét, ứng dụng. Với ƣu điểm là phân tầng thông tin rất tốt, lối bố cục nhiều cửa giúp ngƣời làm ma-két có thêm khí cụ làm trang báo trở nên sống động, phân bố các yếu tố hình thức của ma-két một cách hợp lý, tạo độ “mở” cho cách đọc mới. Thay vì đọc theo chu trình truyền thống nhƣ hình ảnh –chú thích – tít tựa – lời dẫn – chữ chính văn…, nay ngƣời đọc có thể lựa chọn cách đọc theo khu vực. Có thể đọc trƣớc hoặc là bài viết, hoặc là hình ảnh, biểu

đồ, các hộp số liệu, các đoạn phỏng vấn có hình ảnh, hoặc các chỉ dẫn có ích phục vụ nhu cầu xã hội của ngƣời đọc [Phụ lục 23 - Bố cục nhiều cửa (many dimensions)].

Bố cục trang báo dù theo lối nào cũng phải tuân thủ một nguyên tắc rất quan trọng, đó là nguyên tắc tƣơng phản chính – phụ. Phần chính và phụ phân biệt nhau ở diện tích trang mà nó chiếm hữu. Diện tích phần chính thƣờng lớn gấp ba hay bốn lần phần phụ mới đủ sức tƣơng phản và tạo ra độ nhấn cần thiết cho thông tin nhằm hƣớng độc giả đến những thông tin quan trọng. Tài liệu lƣu của báo The Philadelphia Inquirer

(Mỹ) [39, tr.346, 347] là một so sánh thú vị cho việc áp dụng nguyên tắc này. Trang nhất báo The Philadelphia Inquirer ngày 12/4/1932 có 19 nội dung và 2 hình minh họa. Những khối văn bản và hình minh họa này đƣợc phân bố với diện tích gần bằng nhau, không tạo ra sự chú ý đặc biệt nào trong trang báo. Ngƣời đọc chắc chắn sẽ lƣỡng lự không biết bắt đầu đọc từ đâu. Sau đó 60 năm, trên trang nhất cũng của báo này ra ngày 7/11/1992 có 7 nội dung và 5 hình minh họa, đã có bố cục tƣơng phản rõ rệt. Ảnh đƣợc chia là 3 cấp độ: ảnh lớn nhất ở giữa có độ đậm và lớn gấp 3 lần các ảnh còn lại, trong 4 ảnh còn lại thì có 2 ảnh có sắc độ sậm, 1 ảnh có sắc độ vừa và 1 ảnh có sắc độ nhạt. Các ảnh phối hợp với văn bản tạo thành các mô-đun hình chữ nhật cũng có diện tích to nhỏ tƣơng ứng với ảnh. Các mô-đun này đƣợc phân cách nhau bằng các khoảng trắng (gutter) giúp độc giả phân biệt ranh giới rõ ràng của từng phần. Những mô-đun lớn đập mạnh vào mắt độc giả đã nhấn mạnh tính chất quan trọng của thông tin trong mô-đun đó và tƣơng phản rõ rệt với những mô-đun nhỏ. Những mô-đun lớn này chính là một trong những điểm tiếp cận (point of entry) lôi kéo độc giả bƣớc vào trang báo.

Các tín hiệu thị giác bố trí theo lối chính - phụ phân minh đã khéo léo lôi kéo độc giả vào chu trình đọc mà ngƣời biên tập và thiết kế định sẵn, tạo ra hiệu quả mà tòa soạn mong muốn. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng bố cục theo lối mô-đun còn cần cân nhắc các tỉ lệ chính phụ theo các yếu tố cân đối và tỉ lệ tƣơng xứng. Đây là những trải

nghiệm theo bề dày của nghề nghiệp mà chỉ có những cọ xát thực tế cộng với kinh nghiệm phong phú của ngƣời thiết kế mới chỉ ra đƣợc.

3.3.4. Giấy in

Nhƣ đã phân tích ở phần trên, hiện nay, nhiều tạp chí và phụ trƣơng có số phát hành cao và doanh thu lớn thƣờng chọn giấy Couché max để in các ấn phẩm của mình. Với các ƣu điểm vƣợt trội nhƣ in chữ có độ nét rõ ràng, in màu có độ rực, độ thắm cao, độ phản chiếu thấp, giấy Couché max đáp ứng tốt yêu cầu về chất lƣợng in ấn cao cấp. Tuy nhiên, một số phụ trƣơng in bằng giấy này tại thành phố Hồ Chí Minh có một khuyết điểm gây khó chịu cho ngƣời đọc, đó là việc “lộ chân” trong các ấn phẩm. “Lộ chân” là thuật ngữ của ngành in ấn cho biết độ dầy của giấy còn mỏng, chƣa đáp ứng đƣợc việc che phủ hoàn toàn phần in ở mặt sau của trang giấy đang xem. Vì vậy, nhiều khu vực có chữ rất khó đọc do hình ảnh ở mặt sau của trang (nhất là các hình ảnh có màu sậm) nổi lên, lấn át phần in ở trang bên kia. Nguyên nhân của việc này bắt nguồn từ giá thành còn khá cao của giấy loại dầy đúng chuẩn khiến các tòa soạn chƣa đƣợc mạnh tay duyệt chi. Tuy nhiên, khuyết điểm này cần phải đƣợc khắc phục mới mong đem lại sự hoàn hảo cho các ấn phẩm trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Đối với nhiều phụ trƣơng và tạp chí chỉ dẫn - giải trí, có nguồn thu hạn chế hơn, việc sử dụng giấy Couché là lựa chọn khá phổ biến. Mặc dù có ƣu điểm là in hình ảnh màu đẹp, chữ sắc nét nhƣng độ phản chiếu quá cao của loại giấy này khiến nó rất khó đọc. Theo chúng tôi, để đảm bảo việc “đọc” các thông tin dễ dàng. Các tờ báo này nên mạnh dạn sử dụng loại giấy Fort để thay thế. Mặc dù các hình ảnh và chữ khi in ra không đẹp xuất sắc bằng giấy couché, nhƣng giấy Fort hầu nhƣ không có độ phản chiếu giúp dễ đọc, cộng với giá thành rẻ khiến cho giấy Fort trở thành một lựa chọn tốt nhất cho những ấn phẩm có giá bán thấp.

Một phần của tài liệu Ma két phụ trương báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn lý luận và thực tiễn (Trang 80 - 84)