Định hƣớng nội dung thông tin

Một phần của tài liệu Ma két phụ trương báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn lý luận và thực tiễn (Trang 86 - 87)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MAKÉT BÁO IN

3.5. Định hƣớng nội dung thông tin

Hiện nay, Việt Nam có tới 714 cơ quan báo chí, trong đó có 519 tạp chí, và 195 báo in [3]. Mặc dù số lƣợng cơ quan báo chí khá phong phú nhƣ vậy nhƣng vẫn có những lúc xảy ra tình trạng “đói thông tin” mà chúng tôi đã nêu ở phần trên. Nguyên nhân là do việc định hƣớng thông tin ở ta có mặt khá chặt chẽ lại có mặt buông lỏng.

Việc quản lý chặt chẽ thông tin trên báo chí thƣờng xảy ra khi bài viết liên quan đến các chủ đề nhạy cảm, ảnh hƣởng đến ngoại giao, an ninh, quốc phòng. Trong góc nhìn quản lý, việc quản lý chặt chẽ các chủ đề này là cần thiết, giúp duy trì độ an toàn trong việc định hƣớng dƣ luận. Tuy nhiên sự chặt chẽ này không thỏa mãn đƣợc tính hiếu kỳ vốn là tâm lý thông thƣờng của độc giả, luôn muốn biết những chuyện trái khoáy, bí mật. Thông tin càng cấm, càng bí mật thì độc giả lại càng bị kích thích, càng muốn tìm hiểu. Thái độ tảng lờ, né tránh, không đề cập đến những vấn đề hấp dẫn công

chúng nhƣ vậy mặc nhiên tạo ra kẽ hở cho các thế lực thù địch mặc sức khai thác. Thái độ này cũng tƣơng tự việc tự nhƣợng lại diễn đàn cho đối phƣơng thoải mái hô hào. Vì vậy, theo chúng tôi, Nhà nƣớc cần chú ý thông tin rộng rãi hơn những vấn đề chính trị mà công chúng quan tâm để việc tuyên truyền qua báo chí phát huy hiệu quả đúng mức.

Mặt quản lý thông tin của Nhà nƣớc có vẻ buông lỏng, chƣa sâu sát, còn nằm ở phƣơng diện thƣơng mại hóa báo chí. Trong bối cảnh các cơ quan báo chí phải từng bƣớc tự hạch toán để tồn tại và phát triển, xu hƣớng thƣơng mại hóa trong hoạt động báo chí là không tránh khỏi. Không ít cơ quan báo chí đã khai thác khía cạnh giật gân, câu khách rẻ tiền, nằm trong mảng đề tài tình dục và bạo lực nhƣ cướp, giết, hiếp… thậm chí mô tả tỉ mỉ những hành động đi ngƣợc lại thuần phong mỹ tục và văn hóa truyền thống của Việt Nam nhƣ một cách tất yếu để kiếm tiền. Mặt khác, nhiều cơ quan báo chí do vô tình hoặc cố ý đã truyền bá những khuynh hƣớng văn hóa ngoại lai rất xa lạ với truyền thống văn hóa của dân tộc. Không khó để tìm thấy việc sử dụng phổ biến những từ ngữ lai căng, phản cảm trên các kênh báo chí quan trọng nhƣ truyền hình, Internet và cả báo in truyền thống. Mặc dù các cơ quan quản lý của nhà nƣớc vẫn thƣờng xuyên nhắc nhở báo chí vấn đề thƣơng mại hóa và vi phạm thuần phong mỹ tục cũng nhƣ việc đua đòi, chạy theo lối sống ngoại lai... nhƣng xem ra vẫn chƣa hiệu quả, nhà nƣớc cần có sự chế tài, quản lý chặt chẽ hơn nữa.

Một phần của tài liệu Ma két phụ trương báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn lý luận và thực tiễn (Trang 86 - 87)