7. Kết cấu luận văn
1.2. Lƣợc sử makét báo in thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Lược sử makét báo in thế giới
Xét về mặt hình thức trình bày ma-két báo in thông qua các sản phẩm in ấn, có thể thấy rằng, ma-két báo in phát triển, thay đổi gần nhƣ gắn liền với công nghệ, kỹ thuật in.
- Ma-két báo in trong cuộc cách mạng in ấn lần thứ nhất:
Theo TS. Huỳnh Văn Tòng, vào khoảng thế kỷ thứ 3 ngƣời Trung Hoa đã biết dùng những ấn tín bằng đất nung để đóng lên các văn kiện chính thức của nhà nƣớc. Các văn kiện này chính là những ma-két dạng sơ khai trong việc chế tác các vật phẩm truyền thông.
Khoảng năm 165 sau Công nguyên, thế giới xuất hiện kỹ thuật in thạch bản. Kỹ thuật mộc bản xuất hiện muộn hơn, vào khoảng thế kỷ thứ V. Tuy ngành in có nguồn gốc ban đầu từ Trung Hoa nhƣng việc phát triển, nâng cao kỹ thuật in để sản xuất đại trà lại gặp khó khăn vì văn tự Trung Hoa thuộc loại tƣợng hình, nên việc sản xuất sẵn nhiều chữ để sắp thành bài là điều gần nhƣ không thể làm đƣợc trong thời trƣớc. Phƣơng Tây, trái lại sử dụng bảng chữ cái của mẫu tự La-tinh chỉ có hai mƣơi ba chữ.
Vì vậy việc sắp chữ trở nên đơn giản hơn. Năm 1456, một ngƣời Đức tên Johann Gutenberg đã dựa vào lợi thế này sáng chế ra những chữ đúc rời bằng kim loại (chữ typo) để in. Nhờ máy in Gutenberg, ngành in bành trƣớng mau lẹ, trở thành phƣơng tiện truyền thông đại chúng đầu tiên của nhân loại. Kỹ thuật in typo nhờ đó đƣợc coi là
cuộc cách mạng lần thứ nhất về in ấn của nhân loại. Khoảng năm 1500, trên 60 thành phố tại Đức có nhà in. Dần dần, ấn phẩm trở thành một phƣơng tiện tuyên truyền và ấn phẩm mang tính đại chúng quan trọng là báo chí đã ra đời. “Thời kỳ sơ khai của báo chí, nhật báo đƣợc in trên những tờ giấy nhỏ hơn một trang sổ tay. Tin tức thƣờng đƣợc in theo các cột rộng, câu chuyện sau tiếp nối ngay chỗ kết thúc câu chuyện trƣớc. Không hề có tít tựa để tách bạch các câu chuyện cũng nhƣ không có các hình ảnh minh họa” [39, tr.348].
- Ma-két báo in trong cuộc cách mạng in ấn lần thứ hai:
Cuộc cách mạng in ấn lần thứ hai xảy ra vào năm 1960, bắt đầu bằng những kỹ thuật nhƣ: in offset, in phẳng, sắp chữ quang học hay laser. Sự xuất hiện máy tính điện tử (computer) và các phần mềm chế bản và xử lý ảnh tiên tiến nhƣ Ventura, Photoshop đã tạo ra cuộc cách mạng về dàn trang và đồ họa. Thuật ngữ BP/Before Photoshop (hàm ý so sánh với thuật ngữ BC/Before Christ :Trƣớc Chúa Kitô) mà phƣơng Tây hay sử dụng cho thấy giới đồ họa đã coi sự xuất hiện của phần mềm này nhƣ bƣớc ngoặt mang tính lịch sử. “Năm 1880, bức ảnh đầu tiên xuất hiện trên nhật báo và đến đầu thế kỷ 20 thì ảnh báo chí đã trở nên phổ biến và nhật báo bắt đầu trông giống nhƣ những ấn bản ngày nay. Thiết bị sắp chữ mới cho phép ngƣời thiết kế báo trình bày ma-két linh hoạt hơn. Các dòng tít trở nên lớn và đậm, nhiều tờ nhật báo đã sử dụng định dạng 6 cột và dùng khoảng trắng (gutter) để phân cách cột báo. Năm 1982, tờ USA Today ngoài việc in màu các bản đồ thời tiết, các câu chuyện ngắn đã đƣợc trình bày thành những gói (module) bắt mắt. Nó pha trộn các kiểu chữ trong tít và sử dụng nhiều đồ
họa, đặc biệt là dạng thông tin đồ họa (1), để minh họa tin tức. Tờ báo này cũng hạn chế hết mức việc xem tiếp nội dung ở các trang trong – hầu hết các nội dung tin bài đều khởi đầu và kết thúc trong cùng một trang. Lối trình bày báo của USA Today đã có ảnh hƣởng lớn đến trình bày báo không chỉ ở Mỹ mà còn ở khắp thế giới” [39, tr.349]
1.2.2. Lược sử makét báo in ở Việt Nam
Ở Việt Nam, do sự tiếp xúc với nền văn minh phƣơng Tây khá muộn nên sự phát triển của ma-két báo in chỉ bắt đầu từ năm 1865, là lúc xuất hiện tờ báo đầu tiên của nƣớc ta: tờ Gia Định báo.
- Ma-két báo in qua các thời kỳ lịch sử:
Hình thức trình bày của báo chí thời kỳ bắt đầu Gia Định báo còn thô sơ, đơn giản. Tờ Gia Định Báo có măng-sét lớn bằng kiểu chữ in thông thƣờng ở đầu trang, phân cách bài phía dƣới bằng phi-lê đậm, chữ chính văn thƣờng chia làm 2 cột, sử dụng loại chữ có chân khá đẹp [Phụ lục 30].
Những tờ báo khác nhƣ tờ Thanh niên (1925) còn dùng chữ viết tay, tờ Nông cổ mín đàm có họa tiết trang trí ngay bên dƣới măng-sét. Thời kỳ này ma-két báo chƣa có ảnh và tranh vẽ.
Giai đoạn 1925-1938, tranh vẽ trên báo xuất hiện, nhƣng chƣa hình thành hẵn một dòng hội họa mang đặc trƣng của báo chí cách mạng. Phần lớn các tranh hƣớng vào tố cáo và đả kích kẻ thù đế quốc, đòi tự do dân chủ, chƣa có những tranh tuyên truyền, cổ động để giáo dục quần chúng.
Ảnh lần đầu tiên xuất hiện trên ma-két báo chí cách mạng, có chân dung Mác, Ăng-ghen, Lê-nin, X-talin và một số nhà hoạt động chính trị, văn hóa Liên Xô nổi tiếng. Ảnh tuyên truyền cho công cuộc xây dựng thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô; tố cáo đời sống khổ cực của nhân dân ta và phóng sự về những cuộc mít tinh của quần chúng nhân dân trong các ngày kỷ niệm lớn.[27]
Trong giai đoạn này, phụ trƣơng của báo bắt đầu xuất hiện, tờ Tin tức (1938) đã có phụ trƣơng số 1 ra ngày 10/4/1938.
Thời kỳ 1930 – 1936, báo chí đã có tranh minh họa và in màu. Tạp chí Tiền phong có bìa in 3 màu, các trang trong in 1 màu, giá bán khá cao, lúc đầu 3,5đ/số sau tăng lên 5,0đ rồi 6,0đ/số. Tạp chí in typo, nét chữ nhỏ, rõ ràng, giấy cũng tƣơng đối tốt, lúc trắng, lúc đen, có khi sử dụng cả giấy màu vàng, giấy dó.
Báo Nhân dân miền Nam – cơ quan của Trung ƣơng cục miền Nam ra số đầu tiên ngày 15/4/1951, là một trong những tờ báo ít ỏi lúc đó sử dụng ảnh kẽm, in màu trang bìa. Vào thời điểm gần cuối cuộc kháng chiến, báo còn đƣợc trang bị loại máy in nhiều màu hiện đại Rotative.
Từ cuối năm 1979 đến đầu năm 1986 trở đi, lƣợng phát hành của các tờ báo giảm đi vì thiếu giấy. Giá giấy và công in tăng liên tục khiến tòa soạn báo bị lỗ nặng. Giá báo Khoa học và đời sống chỉ trong vòng 3 năm (1987 – 1989) đã tăng từ 2 đồng lên 200 đồng/tờ, nhƣ vậy là tăng 100 lần. Đây là lúc khởi đầu của loại hình báo chí chuyên biệt. Các báo bắt đầu ra phụ san với những chuyên đề khác nhau, bán với số lƣợng cao để bù lỗ cho báo. Một trong những tờ mở đầu là Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh và báo Khoa học và đời sống. Báo Khoa học và đời sống xuất bản phụ san theo khuôn khổ tạp chí, nhỏ bằng phân nữa tờ báo thông thƣờng lúc đó. Phụ san in từ 6 đến 10 vạn bản mà không đủ phân phối cho các đại lý. Phụ san “Hỏi đáp khoa học” có nhu cầu lớn, tòa soạn đã phải tái bản lần 2 thêm 10 vạn bản nữa. Tất nhiên, phụ san bán với giá cao nên lãi nhiều. Những thành công trong việc ra phụ san của những tờ báo mở đầu đã đƣợc nhiều tờ báo học tập để cải thiện đời sống của mình [29].
1.3. Vai trò của ma-két đối với báo in và phụ trƣơng
Mác từng nói: “Một con nhện làm động tác giống nhƣ động tác của ngƣời thợ dệt, và con ong, với những ngăn tổ sáp của mình còn khéo hơn một nhà kiến trúc nhiều. Nhƣng điều phân biệt trƣớc tiên giữa một nhà kiến trúc tồi nhất và con ong giỏi nhất là nhà kiến trúc đã xây dựng ngôi nhà tƣởng tƣợng trong bộ óc của mình trƣớc khi
xây dựng ngôi nhà thực sự”. Trong nhiều trƣờng hợp, hình ảnh tƣởng tƣợng đó chính là ma-két. Ma-két nói chung có vai trò làm đẹp hình thức và làm rõ nội dung.
1.3.1. Mối liên hệ giữa hình thức và nội dung tác phẩm nghệ thuật
Triết học Mác – Lênin quan niệm: “Nội dung là tổng hợp tất cả các mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật. Hình thức là phƣơng thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tƣơng đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
Vì nội dung là những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, còn hình thức là hệ thống các mối liên hệ tƣơng đối bền vững giữa các yếu tố của nội dung, nên nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất. Không có hình thức nào tồn tại thuần túy không chứa đựng nội dung, ngƣợc lại không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức xác định. Nội dung nào có hình thức đó. Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động và phát triển của sự vật” [23].
Trong thiết kế ma-két báo, vai trò của nội dung thông tin và hình thức thể hiện luôn khiến ngƣời thiết kế băn khoăn giữa việc làm đẹp và truyền tải thông tin của sản phẩm in ấn.
1.3.2. Ma-két báo in thuộc về tác phẩm báo chí hay tác phẩm nghệ thuật?
Cứ nhìn vào thực tế ma-két báo chí ở ta hiện nay, đồng thời nhìn vào thành phần và nghiệp vụ chuyên môn của những ngƣời làm ma-két đã kể trên, có lẽ chúng ta cũng hình dung đƣợc phần nào câu trả lời cho câu hỏi này. Phần lớn bạn đọc bình dân thích
“xem” những tờ báo “đẹp”, có màu sắc, hoa văn phong phú, cách trình bày sáng tạo bay bổng với nhiều cách điệu mới lạ… Đây là điều kiện để các họa sĩ theo trƣờng phái nghệ thuật phát huy sở trƣờng, năng khiếu. Tuy nhiên, cần thấy rõ một điều cốt lõi của báo chí rằng, báo chí là một phƣơng tiện truyền thông đại chúng, có nhiệm vụ đem thông tin đến cho bạn đọc, và độc giả là ngƣời thực hiện hành động “đọc” thông tin chứ không phải “xem” báo.
Vì vậy có thể khẳng định, ma-két báo in thuộc tác phẩm báo chí có tính thẩm mỹ, đẹp, chứ không thuộc tác phẩm nghệ thuật. Việc thiết kế báo “đẹp” đồng nghĩa với việc nắm bắt đƣợc những nguyên tắc cơ bản về cách trình bày những tầng lớp thông tin sao cho trong thời gian ngắn nhất, thông tin đến ngay đƣợc với độc giả. Mặc dù hai lĩnh vực báo chí và nghệ thuật có liên quan và tác động lẫn nhau nhƣng phải phân biệt rạch ròi hai lĩnh vực trong mối quan hệ ấy!
Tiểu kết chƣơng I
Chúng tôi vừa trình bày chƣơng 1 với tiêu đề “Cơ sở lý luận của báo in và phụ trương báo in”. Trong chƣơng này, chúng tôi nêu lên 3 mảng chính: 1. Khái niệm về các thuật ngữ. 2. Lƣợc sử ma-két báo in thế giới và ở Việt Nam. 3. Vai trò của ma-két báo in và phụ trƣơng.
Trong cả 3 mảng vừa nêu, chúng tôi chú ý nhất đến phần khái niệm về các thuật ngữ, mà phần trọng tâm là tiểu mục: các yếu tố tạo nên ma-két báo in. Nội dung tiểu mục này trƣớc hết là để nhận diện những yếu tố quan trọng cấu tạo nên ma-két, làm tiền đề cho những nhận xét sau này trong chƣơng hai: Thực trạng ma-két một số phụ trưong báo in ở thành phố Hồ Chí Minh. Những yếu tố này không chỉ nằm ở phƣơng diện hình thức nhƣ: khổ báo, măng-sét, chữ, phi-lê, khung, nền… mà còn nằm ở nội dung thông tin, trong đó ngoài nội dung thông tin phi văn tự nhƣ: ảnh, bảng biểu, đồ thị, sơ đồ…còn có các nội dung thông tin văn tự chứa đựng hầu hết các thể loại báo chí đã đƣợc định danh. Đây chính là điểm quan trọng cho thấy ngƣời thiết kế, trình bày ma-két báo in cần phải am hiểu nghiệp vụ báo chí. Vì nhƣ đã phân tích, ma-két báo in thuộc về tác phẩm báo chí, trong đó việc “đọc” thông tin quan trọng hơn việc “xem” các hình thức trình bày đơn thuần. Đòi hỏi này đặt lên vai ngƣời thiết kế, trình bày ma- két báo in một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Thực tế là những cái nhìn thẩm mỹ chứa đựng trong nó bố cục, màu sắc, đƣờng nét…dành cho việc thiết kế là những kiến thức đòi hỏi việc học tập bài bản cùng với việc trải nghiệm thực tế và rút kinh nghiệm liên tục. Để trở thành ngƣời thiết kế mỹ thuật chuyên nghiệp không thôi đã là chuyện khó
khăn. Nay phải học hỏi thêm để đạt đƣợc trình độ nghiệp vụ báo chí khả dĩ đáp ứng đƣợc cho công việc “làm báo” buộc ngƣời làm công tác thiết kế và trình bày ma-két báo in phải học tập và trải nghiệm thực tế không ngừng. Và kết luận này chính là điều chúng tôi muốn gửi gắm trong chƣơng 1:“Cơ sở lý luận của báo in và phụ trương báo in”.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG MAKÉT PHỤ TRƢƠNG MỘT SỐ BÁO IN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Quản lý nhà nƣớc về báo in và phụ trƣơng
Theo cách phân loại của Luật Báo chí, ở Việt Nam có tất cả bốn loại hình báo chí. Các báo và tạp chí đƣợc xếp trong loại hình báo in, truyền hình xếp vào loại báo hình, phát thanh xếp vào báo nói, báo trên mạng Internet xếp vào loại báo điện tử.
Cơ quan báo chí là cách định danh của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với các tờ báo. Mỗi cơ quan báo chí đều có cơ quan cấp trên lãnh đạo trực tiếp gọi là cơ quan chủ quản. Điều 12 của Luật Báo chí nói rõ: “Cơ quan chủ quản báo chí là tổ chức đứng tên xin cấp giấy phép hoạt động báo chí và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí”. Thông tƣ số 16/2010/TT-BTTTT, ngày 19/7/2010, của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết thêm, đối tƣợng đƣợc xin phép hoạt động báo chí in là: “Các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức xã hội có đủ điều kiện đƣợc đứng tên xin phép hoạt động báo chí. Những cơ quan, tổ chức đứng tên xin phép hoạt động báo chí gọi chung là cơ quan chủ quản báo chí”.
Cơ quan chủ quản báo chí đồng thời cũng là đơn vị ra quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí. Sau khi đƣợc cấp giấy phép cho ấn phẩm chính, các cơ quan báo chí thƣờng xin phép ra thêm 1 hoặc nhiều ấn phẩm phụ (phụ trƣơng) nhằm tạo thêm nguồn thu cho tòa soạn và nhà báo, tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều ngƣời có liên quan trong ngành báo chí nhƣ phát hành, quảng cáo…
Các cơ quan báo chí, tùy theo đơn vị chủ quản lại đƣợc phân thành 3 cấp. Báo cấp 1 có cơ quan chủ quản là cơ quan Đảng hoặc cơ quan Nhà nƣớc hoặc tổ chức xã hội cấp trung ƣơng hay thuộc bộ, ngành trung ƣơng, ví dụ: Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản… Báo cấp 2 có cơ quan chủ quản là cơ quan Đảng hoặc cơ quan Nhà nƣớc hoặc tổ chức xã hội cấp tỉnh thành, ví dụ: Báo Sài Gòn giải phóng, Tạp chí Phát triển nhân lực… Báo cấp 3 có cơ quan chủ quản là cơ quan Đảng hoặc cơ quan Nhà nƣớc
hoặc tổ chức xã hội trực thuộc vào các tỉnh thành, ví dụ: báo Tuổi trẻ, Phụ nữ, Làm bạn với máy vi tính, Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần…
Về mặt quản lý nhà nƣớc, ở thành phố Hồ Chí Minh, ngoài việc trực thuộc sự quản lý của cơ quan chủ quản nhƣ đã nói ở phần trên, các báo còn chịu sự quản lý của Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Thành ủy. Hai nơi này đều có bộ phận