Đầu tƣ cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Ma két phụ trương báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn lý luận và thực tiễn (Trang 84 - 86)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MAKÉT BÁO IN

3.4. Đầu tƣ cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Để trở thành ngƣời trình bày báo tốt, phải am hiểu khá nhiều vấn đề. Vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất là phải am hiểu nghiệp vụ báo chí, am hiểu tâm lý thị giác, kế

đến là phải có óc thẩm mỹ, có kiến thức về mỹ thuật đồ họa, kiến thức về in ấn - chế bản đồng thời phải nắm vững các phần mềm tin học ứng dụng liên quan đến xử lý văn bản, xử lý ảnh, thiết kế và dàn trang... Trong đào tạo nghề trình bày báo khá đặc thù này, hiện nay chƣa có trƣờng lớp hoặc chƣơng trình nào khả dĩ đáp ứng đƣợc các yêu cầu kể trên. Theo chúng tôi, các trƣờng đào tạo về báo chí nên phân ngành ngay từ những năm đầu đại học, để các sinh viên có thể học chuyên sâu về các ngành họ có năng khiếu (nhƣ phát thanh, truyền hình, báo in…) trong đó có đào tạo riêng về nghề “Thiết kế trình bày báo” cho những sinh viên có năng khiếu về nghề này. Nhƣ đã đề cập, nghề thiết kế, trình bày báo đòi hỏi khá nhiều kiến thức nhƣ vậy nên ngoài những kiến thức chính về nghiệp vụ báo chí, sinh viên phải đƣợc học chuyên sâu về đồ họa máy tính, về thẩm mỹ, về hội họa, về kỹ thuật in ấn, chế bản… Các trƣờng đào tạo về báo chí cần thỉnh giảng thêm nhiều chuyên gia ở các ngành đã nêu để giảng dạy thêm cho sinh viên hầu nắm bắt đƣợc tất cả những vấn đề cần thiết liên quan đến kỹ năng trình bày báo.

Để tránh việc học sa đà vào lý thuyết suông, nhà trƣờng cần kết hợp với các tòa soạn báo chí để đào tạo theo nhu cầu thực tế, và tạo môi trƣờng thực hành về thiết kế, trình bày báo tại chính các tòa soạn có nhu cầu, tránh việc phải đào tạo lại khi sinh viên đã ra trƣờng.

Ngoài ra, Hội Nhà báo TP.HCM và Sở thông tin và Truyền thông TP.HCM cũng cần phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông mở nhiều lớp bồi dƣỡng về kỹ thuật trình bày báo hiện đại tƣơng tự nhƣ trong chƣơng trình tài trợ đào tạo về nghiệp vụ báo chí SIDA của Thụy Điển đối với Việt Nam. Những chƣơng trình đào tạo về trình bày báo hiện đại có sự tham gia của chuyên gia nƣớc ngoài sẽ giúp ích rất nhiều cho ngƣời trình bày báo trong nƣớc có dịp tiếp cận những vấn đề mới, những xu hƣớng của báo chí hiện đại để cập nhật hóa kiến thức chuyên ngành và mở rộng khả năng sáng tạo dựa trên những cái mới đã học đƣợc.

Hằng năm, trong giải thƣởng về báo chí kỷ niệm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam, nên chăng có thêm giải về “Trình bày báo” để thu hút sự quan tâm của những ngƣời làm nghề. Đây vừa là dịp vinh danh những ngƣời có nhiều đóng góp trong nghề trình bày báo, vừa là cơ hội tiếp xúc giao lƣu, học hỏi với những ngƣời cùng hoạt động trong lĩnh vực đầy sáng tạo này.

Ở các nƣớc phát triển và có truyền thống lâu đời về nghề báo nhƣ Mỹ, Anh, Pháp…, các nhà báo thƣờng lập ra hiệp hội thiết kế báo chí để tạo ra môi trƣờng sáng tạo, gặp gỡ, giao lƣu, trao đổi, cập nhật hóa kiến thức về nghề thiết kế, trình bày báo ở đời thực cũng nhƣ trên mạng internet. Đồng thời, hiệp hội này cũng tổ chức nhiều phong trào, cuộc thi có liên quan đến thiết kế báo nhƣ: thi thiết kế mới những trang báo đẹp, chấm giải về thiết kế ma-két đối với các trang báo đã xuất bản, thi thiết kế lại ma- két các trang báo đã xuất bản (Redesign)…Ở Việt Nam, một hiệp hội thiết kế, trình bày báo nhƣ vậy nếu đƣợc tổ chức, duy trì tốt và hoạt động thƣờng xuyên sẽ là một luồng sinh khí mới giúp “làm tƣơi” hoạt động thiết kế, trình bày báo ở ta vốn chƣa đƣợc chú ý đúng mức bấy lâu nay.

Một phần của tài liệu Ma két phụ trương báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn lý luận và thực tiễn (Trang 84 - 86)