Quản lý nhà nƣớc về báo in và phụ trƣơng

Một phần của tài liệu Ma két phụ trương báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn lý luận và thực tiễn (Trang 41 - 43)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MAKÉT BÁO IN

2.1. Quản lý nhà nƣớc về báo in và phụ trƣơng

Theo cách phân loại của Luật Báo chí, ở Việt Nam có tất cả bốn loại hình báo chí. Các báo và tạp chí đƣợc xếp trong loại hình báo in, truyền hình xếp vào loại báo hình, phát thanh xếp vào báo nói, báo trên mạng Internet xếp vào loại báo điện tử.

Cơ quan báo chí là cách định danh của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với các tờ báo. Mỗi cơ quan báo chí đều có cơ quan cấp trên lãnh đạo trực tiếp gọi là cơ quan chủ quản. Điều 12 của Luật Báo chí nói rõ: “Cơ quan chủ quản báo chí là tổ chức đứng tên xin cấp giấy phép hoạt động báo chí và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí”. Thông tƣ số 16/2010/TT-BTTTT, ngày 19/7/2010, của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết thêm, đối tƣợng đƣợc xin phép hoạt động báo chí in là: “Các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức xã hội có đủ điều kiện đƣợc đứng tên xin phép hoạt động báo chí. Những cơ quan, tổ chức đứng tên xin phép hoạt động báo chí gọi chung là cơ quan chủ quản báo chí”.

Cơ quan chủ quản báo chí đồng thời cũng là đơn vị ra quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí. Sau khi đƣợc cấp giấy phép cho ấn phẩm chính, các cơ quan báo chí thƣờng xin phép ra thêm 1 hoặc nhiều ấn phẩm phụ (phụ trƣơng) nhằm tạo thêm nguồn thu cho tòa soạn và nhà báo, tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều ngƣời có liên quan trong ngành báo chí nhƣ phát hành, quảng cáo…

Các cơ quan báo chí, tùy theo đơn vị chủ quản lại đƣợc phân thành 3 cấp. Báo cấp 1 có cơ quan chủ quản là cơ quan Đảng hoặc cơ quan Nhà nƣớc hoặc tổ chức xã hội cấp trung ƣơng hay thuộc bộ, ngành trung ƣơng, ví dụ: Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản… Báo cấp 2 có cơ quan chủ quản là cơ quan Đảng hoặc cơ quan Nhà nƣớc hoặc tổ chức xã hội cấp tỉnh thành, ví dụ: Báo Sài Gòn giải phóng, Tạp chí Phát triển nhân lực… Báo cấp 3 có cơ quan chủ quản là cơ quan Đảng hoặc cơ quan Nhà nƣớc

hoặc tổ chức xã hội trực thuộc vào các tỉnh thành, ví dụ: báo Tuổi trẻ, Phụ nữ, Làm bạn với máy vi tính, Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần…

Về mặt quản lý nhà nƣớc, ở thành phố Hồ Chí Minh, ngoài việc trực thuộc sự quản lý của cơ quan chủ quản nhƣ đã nói ở phần trên, các báo còn chịu sự quản lý của Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Thành ủy. Hai nơi này đều có bộ phận trực thuộc là “Phòng báo chí - xuất bản” trực tiếp quản lý các báo trên địa bàn về mặt lƣu chiểu, phát hành, cấp phép…

Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh, tính đến ngày 21/12/2010, toàn thành phố Hồ Chí Minh có 39 cơ quan báo chí, trong đó có 18 báo in, 19 tạp chí, 1 báo hình (HTV), 1 báo phát thanh (VOH). [Phụ lục 5 – Danh sách báo chí TP.HCM]

Hầu hết báo in đều có thêm 1 phụ trƣơng (ấn phẩm phụ), riêng báo Tuổi trẻ có 3 phụ trƣơng, Sài Gòn giải phóng có 4 phụ trƣơng, Khăn quàng đỏ có 3 phụ trƣơng. Chỉ có 3 báo Văn nghệ, Thể thao và Yêu trẻ là không có phụ trƣơng. Tổng cộng các báo in ở thành phố Hồ Chí Minh có tất cả 31 phụ trƣơng. Đa số các tạp chí không có phụ trƣơng. Riêng tạp chí Du lịch có 2 phụ trƣơng thuộc dạng bản tin nhanh và sách chuyên đề.

Nhiều phụ trƣơng báo in có số lƣợng phát hành khá lớn nhƣ Đặc san liên kết

của báo Công an (120.000 bản); ); Tuổi trẻ cuối tuần của báo Tuổi trẻ (60.000 bản);

Làm bạn với máy vi tính của báo Khoa học phổ thông (60.000 bản); Sài Gòn Doanh nhân cuối tuần (40.000 bản); Bán nguyệt san của báo Công an (32.000 bản); Saigon Times Weekly của báo Thời báo kinh tế Sài Gòn (12.000 bản)…

Báo hình (HTV) mặc dù không thuộc loại hình báo in nhƣng cũng xuất bản 2 phụ trƣơng dạng báo in. Riêng Báo phát thanh (VOH) không có phụ trƣơng. [Phụ lục 5 – Danh sách báo chí TP.HCM]

Trong khuôn khổ của Luận văn này, chúng tôi khảo sát thực tế 5 phụ trƣơng báo in gồm: 1. Tuổi trẻ cuối tuần,2. Làm bạn với máy vi tính, 3. Doanh nhân Sài Gòn cuối

tuần, 4. Phụ nữ chủ nhật, 5. Sài Gòn giải phóng thứ bảy. Đây là những phụ trƣơng khá tiêu biểu về nhiều mặt. Đối tƣợng phục vụ của 5 phụ trƣơng trải rộng trong nhiều thành phần nhƣ: thanh niên, phụ nữ, ngƣời sử dụng máy vi tính, các doanh nhân, doanh nghiệp… với nhiều phong cách trình bày, từ chân phƣơng đến phá cách. Các phụ trƣơng này khá phổ biến trong công chúng, đƣợc nhiều ngƣời tìm đọc và có sự đa dạng trong các thông số về kích thƣớc, loại màu in, phong cách trình bày… Các đặc điểm về quản lý nhà nƣớc của 5 phụ trƣơng nhƣ: cơ quan chủ quản, số lƣợng phát hành, nhà in, giá tiền… đƣợc chúng tôi tìm hiểu và ghi nhận tỉ mỉ trong phụ lục.[ Phụ lục 7 - Thông số quản lý các phụ trƣơng báo in tiêu biểu].

Một phần của tài liệu Ma két phụ trương báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn lý luận và thực tiễn (Trang 41 - 43)