Tạo cơ chế thông thoáng, hợp lý trong quản lý nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Ma két phụ trương báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn lý luận và thực tiễn (Trang 87 - 91)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MAKÉT BÁO IN

3.6. Tạo cơ chế thông thoáng, hợp lý trong quản lý nhà nƣớc

Qua thực tế hoạt động ở thành phố Hồ chí Minh, mặc dù phụ trƣơng đƣợc coi là ấn phẩm làm kinh tế, tạo công ăn việc làm cho các nhà báo, giúp tăng nguồn thu cho cơ quan báo chí rất hiệu quả nhƣng trong thực tế, việc cấp phép ra phụ trƣơng của các cơ quan báo chí còn nhiều bất cập. Thông thƣờng, các cơ quan báo chí xuất bản báo là có nhiều phụ trƣơng. Trái lại hầu hết các tạp chí lại không có phụ trƣơng [Phụ lục 5 – Danh sách báo chí thành phố Hồ Chí Minh]. Giữa các báo cũng xảy ra tình trạng “kẻ ăn không hết ngƣời lần không ra” trong việc xin cấp phép phụ trƣơng. Vì vậy, đã xảy

ra tình trạng luồn lách, mua bán măng-sét để làm kinh tế, dẫn đến việc một số nơi buông lỏng việc quản lý nội dung của các cơ quan chủ quản báo chí. Vì vậy, Nhà nƣớc cần tạo sự thông thoáng, hợp lý trong cấp phép ra phụ trƣơng ở cả 2 loại hình báo in là

báo lẫn tạp chí để phát huy nguồn lực kinh tế và đa dạng hóa các cơ quan báo chí nói chung.

Trong việc cấp phép ra báo cũng nhƣ các ấn phẩm phụ, nhà nƣớc cũng cần quy hoạch và quản lý các cơ quan báo chí theo hƣớng chuyên biệt hóa hơn nữa, để tránh tình trạng trùng lắp về hƣớng khai thác các đối tƣợng cụ thể. Có thể thấy, hiện nay nhiều chuyên trang, chuyên mục trên một số báo chí đề cập đến đủ mọi lĩnh vực của cuộc sống, đôi khi không đúng với tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí đó. Điều này một mặt làm độc giả cảm thấy thông tin trên báo chí nhàn nhạt, giông giống nhau, gây nhàm chán, mặt khác sự trùng lắp này dẫn đến việc lãng phí của cải của xã hội và công sức của những ngƣời làm báo chân chính.

Về quảng cáo trên báo chí, ai cũng thấy rằng, quảng cáo là ngồn thu chính của việc kinh doanh báo chí. Ngay ở Mỹ, nơi có môi trƣờng kinh doanh báo chí chuyên nghiệp, các phóng viên đƣợc cử đi nhiều nơi trên thế giới để lấy tin tức, thì quảng cáo vẫn là hƣớng kinh doanh chủ đạo trên báo chí. Còn nhớ, vào lúc xảy ra sự kiện khủng bố 11/9 tại Mỹ, số phát hành của các nhật báo tại đây đều tăng vọt lên gấp nhiều lần bình thƣờng. Tuy nhiên, thu nhập của các tòa soạn lại bị giảm sút trầm trọng. Nguyên do là vì các công ty tài chính, thƣơng mại thƣờng quảng cáo trên các báo bị ảnh hƣởng lớn của sự kiện khủng bố, phải rút bớt quảng cáo trên báo khiến các báo bị thiệt hại tài chính nghiêm trọng. Quảng cáo ảnh hƣởng tới sự sống còn của các báo nhƣ vậy, nhƣng hiện nay ở ta, Luật Báo chí quy định không đƣợc quảng cáo quá 20% so với số trang nội dung chính đồng thời không đƣợc quảng cáo ở bìa 1. Điều này khiến các báo “thất thu” và phải tìm cách “lách luật” để bảo đảm doanh thu bằng nhiều cách nhƣ đƣa quảng cáo vào tờ báo bằng việc núp bóng các bài PR, bài phản ánh hoặc sử dụng ảnh

bìa 1 có tính chất quảng cáo ngầm… Nhƣ vậy, cơ quan quản lý nhà nƣớc vừa không quản lý đƣợc tốt các nội dung quảng cáo vừa làm thất thu ngân sách đáng kể.

Trong bối cảnh nhiều nƣớc ở khu vực Đông Nam Á nhƣ Campuchia, Thái Lan… và nhất là Trung Quốc – một nƣớc có chế độ chính trị gần giống chúng ta, đã “bật đèn xanh” cho việc quảng cáo trên báo chí mà cụ thể là đƣợc quảng cáo trên cả bìa 1 và quảng cáo “thoải mái” trong các trang bên trong, Nhà nƣớc nên làm một việc tƣơng hợp là “cởi trói” cho việc quảng cáo, coi nhƣ tạo điều kiện tốt nhất để các cơ quan báo chí có cơ hội phát huy và mở rộng việc kinh doanh trong báo chí, giúp báo chí hội nhập tốt với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở ta.

Về mặt kinh tế, báo chí đƣợc coi là một loại hàng hóa đặc biệt có chức năng quan trọng là phục vụ các định hƣớng chính trị và văn hóa của Nhà nƣớc và không thể chạy theo xu hƣớng thƣơng mại hóa nhƣ nhiều ngành nghề kinh tế đơn thuần khác. Vì vậy, việc đánh thuế doanh nghiệp 28% cộng với thuế giá trị gia tăng 10% trên nguồn thu quảng cáo của các cơ quan báo chí là chƣa hợp lý. Nhà nƣớc cần xét đến nghĩa vụ chính của các cơ quan báo chí là phải thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động chính trị giúp định hƣớng dƣ luận, nâng cao việc quản lý nhà nƣớc nói chung để có mức giảm nhẹ các khoản thuế trong báo chí, giúp các cơ quan báo chí có điều kiện phát triển tốt hơn.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chƣơng 3, chúng tôi đã cố gắng đề xuất một số vấn đề theo cái nhìn cá nhân, mong giúp nâng cao chất lƣợng ma-két phụ trƣơng báo in trong chừng mực có thể. Ngoài vấn đề tạo cơ chế thông thoáng cho các tạp chí có thể ra phụ trƣơng để tăng nguồn thu, việc định hƣớng nội dung thông tin mà chúng tôi đề cập trong chƣơng này cũng là yếu tố cần xem xét. Bài học của tờ báo News of the World của Anh có truyền thống hơn 160 năm, nay phải “đóng cửa” vì lý do gặp phải bê bối lớn quanh chuyện đột nhập điện thoại và bị cáo buộc trả tiền cho cảnh sát… là ví dụ điển hình cho việc chệch choạc trong quản lý và định hƣớng nội dung của cơ quan báo chí.

Về vấn đề kỹ thuật, chúng tôi đã cố gắng đề cập đến các yếu tố hình thức thƣờng gặp cần đổi mới của ma-két nhƣ: khổ báo, măng-sét, bìa báo và các chuyên trang, bố cục trang, tít tựa, lời dẫn, ảnh và minh họa, chữ, màu sắc, khoảng trắng, giấy in… Đây là những nhận xét mà chúng tôi rút ra đƣợc trong quá trình học hỏi trên lớp với các thầy cô cũng nhƣ trong quá trình cọ xát thực tế.

Trong các yếu tố đề xuất thay đổi, việc phát triển nguồn nhân lực cần đƣợc quan tâm hơn cả. Vì nguồn lực con ngƣời chính là nhân tố quyết định sự thành bại trong mọi trƣờng hợp. Tuy nhiên, việc đầu tƣ cho phát triển nguồn nhân lực cũng là việc khó khăn, đòi hỏi nhiều điều kiện về thời gian và chất lƣợng đào tạo, cũng nhƣ phải có nền vật chất đồng bộ, cơ chế chính sách thông thoáng… Các cơ quan báo chí tại thành phố Hồ Chí Minh có một thuận lợi lớn là Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015 đã quyết nghị 6 chƣơng trình đột phá, trong đó chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đƣợc đặt lên hàng đầu. Vấn đề là các cơ quan báo chí và các ngành chủ quản làm thế nào để hiện thực hóa việc đào tạo nguồn nhân lực của ngành qua những bƣớc triển khai thực tế.

Cùng với việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, việc lập ra các hiệp hội chuyên ngành về thiết kế, trình bày báo cũng nhƣ việc biên soạn giáo trình đào tạo chuyên ngành và đặt ra các giải thƣởng liên quan đến thiết kế, trình bày báo… sẽ tạo ra không khí sinh hoạt hào hứng cho hoạt động thiết kế, trình bày báo tại thành phố Hồ chí Minh giúp phát triển mạnh về chất lƣợng nguồn nhân lực trong chuyên ngành hẹp này.

Một phần của tài liệu Ma két phụ trương báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn lý luận và thực tiễn (Trang 87 - 91)