Khái niệm về thiết kế (design) báo in

Một phần của tài liệu Ma két phụ trương báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn lý luận và thực tiễn (Trang 30 - 32)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MAKÉT BÁO IN

1.1. Khái niệm và các thuật ngữ:

1.1.2. Khái niệm về thiết kế (design) báo in

Nói đến ma-két là nói đến một mô hình cụ thể hƣớng dẫn cho việc thực hiện in ấn và ngƣời làm ra ma-két cũng đƣợc nhận diện qua nhiều dạng vẻ, tên gọi nhƣ: ngƣời

dàn trang, ngƣời làm layout, họa sĩ trình bày, ngƣời trình bày báo, ngƣời design, designer, ngƣời thiết kế, … Để thống nhất cách gọi tên không phải là điều dễ dàng và có thể làm trong ngày một ngày hai. Nhƣng nếu căn cứ vào một số hoạt động cụ thể trong việc làm ma-két tại tòa soạn báo chí hiện nay thì có thể thấy, để có một ma- két báo, thƣờng phải có 2 bộ phận thực hiện. Đó là bộ phận thiết kế (design) và bộ phận trình bày (layout).

Theo Wikipedia, thiết kế báo thuộc lĩnh vực thiết kế đồ họa, là cụm từ để chỉ một chuyên ngành thuộc về mỹ thuật. Trong đó danh từ "đồ họa" để chỉ những bản vẽ đƣợc hiển thị trên một mặt phẳng, và động từ "thiết kế" bao hàm ý nghĩa kiến thiết, sáng tạo. Từ đó có thể hiểu, "thiết kế đồ họa" là kiến tạo một hình ảnh, một tác phẩm lên một bề mặt chất liệu nào đó, mang ý nghĩa nghệ thuật nhằm mục đích trang trí, làm đẹp, phục vụ nhu cầu con ngƣời.

Ý nghĩa của khái niệm thiết kế đồ họa giờ đây thƣờng đƣợc hiểu là tạo ra những hình ảnh nhƣ logo, quảng cáo; trang trí trên đồ vật, sách báo, brochure... dƣới sự trợ giúp của máy vi tính.

Đối với thuật ngữ Design, Wikipedia định nghĩa: Design là phác hoạ, vẽ phác (tranh ảnh, sơ đồ...), vẽ kiểu (quần áo, xe ô tô...), thiết kế, làm đồ án (nhà cửa), làm đề cƣơng, phác thảo cách trình bày (sách, tranh ảnh nghệ thuật).

Nhƣ vậy, trong lĩnh vực báo in có thể thấy thiết kế có nội hàm tƣơng tự design. Bộ phận thiết kế của một tờ báo, đặc biệt là thiết kế tạp chí, phụ trƣơng, đặc san… đƣợc coi là bộ phận quan trọng trong tòa soạn báo in. Bộ phận này có nhiệm vụ sáng tạo ra những nét chính, cơ bản của một trang báo nhƣ bố cục chung của trang, màu sắc chủ đạo, vị trí và kích thƣớc ảnh (photo), kích thƣớc trang, khoảng cách lề, các thông số của chữ (text) nhƣ: tiêu đề (titre, head line), lời dẫn (chapeau, motto), chú thích (legend, caption),…Những phần thiết kế cơ bản này đƣợc giữ cố định qua nhiều số báo và đƣợc coi nhƣ những định dạng mẫu (style, templates) góp phần tạo ra phong cách

riêng của từng tờ báo. Tạp chí Time của Mỹ là điển hình của việc này. Với bố cục cố định ở bìa 1 (bao gồm măng sét đơn giản, bố trí ảnh chân dung lớn trong viền khung và các tiêu đề ở vị trí nhất định…) đến nay đã giữ ổn định hàng trăm năm, tờ Time đã tạo ra hình ảnh quen mắt của riêng mình và tạo ra ấn tƣợng thị giác đặc biệt khiến chỉ nhìn thoáng qua đã biết ngay đó là phong cách “Time”. Ở Việt Nam, các phụ trƣơng, tạp chí giải trí cũng có những style riêng (mặc dù chƣa rõ nét) về màu sắc, về cách cắt cúp ảnh, về cách sử dụng khoảng trắng…

Bản thiết kế mẫu (style) của nhóm làm ma-két báo có nhiệm vụ giữ chỗ cho các hình ảnh đồ họa và văn bản phục vụ ý đồ thông tin và thẩm mỹ của báo. Trong chừng mực nhất định, họa sĩ trình bày sẽ cùng với các biên tập viên đứng trang tính toán cách nào đó để các hình ảnh và văn bản chiếm đúng các vị trí đã định sẵn. Đây là công việc của nhóm thứ hai: trình bày (layout).

Một phần của tài liệu Ma két phụ trương báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn lý luận và thực tiễn (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)