Một số đặc điểm của ma-két phụ trƣơng báo in ở thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Ma két phụ trương báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn lý luận và thực tiễn (Trang 62 - 68)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MAKÉT BÁO IN

2.4. Một số đặc điểm của ma-két phụ trƣơng báo in ở thành phố Hồ Chí Minh

Trong 5 phụ trƣơng tiêu biểu mà chúng tôi đã đề cập, có thể thấy mỗi phụ trƣơng đều xây dựng cho mình một lối thiết kế, trình bày riêng biệt, phù hợp với đối tƣợng độc giả của báo. Chính sự khác biệt trong các yếu tố hình thức này đã tạo ra phong cách chung của từng phụ trƣơng.

Phụ trƣơng PNCN có đối tƣợng chính là phụ nữ nên rất chú ý đến cách dùng màu sắc nhẹ nhàng, các font chữ nhỏ nhắn, mềm mại, uyển chuyển và hƣớng tới sự phá cách. Các minh họa mang tính chất trang trí cao cũng là đặc điểm nổi bật của PNCN. Các minh họa này đa phần đƣợc vẽ bởi các họa sĩ chuyên nghiệp đồng thời lấy từ các trang mạng nổi tiếng nhƣ GettyImages nên bố cục, màu sắc đẹp, bắt mắt.

Phụ trƣơng TTCT có đối tƣợng chính là các bạn trẻ, nhƣng với các bài “đinh” thƣờng mang nội dung phân tích sâu về nhiều vấn đề thời sự đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Phong cách chung của TTCT là thiết kế, trình bày theo lối chân phƣơng. TTCT sử dụng ít font chữ, các tít tựa trong TTCT gần nhƣ chỉ dùng một loại font chữ và kiểu chữ in hoa. Các hình ảnh của TTCT thƣờng có bố cục rất chặt chẽ và xếp ngay ngắn

theo các cột văn bản. Những đặc điểm này là yếu tố quan trọng giúp cho TTCT trở nên “dễ đọc” – là đặc tính quan trọng nhất của báo chí nói chung.

LBVMVT có dáng vẻ hoàn toàn khác với các phụ trƣơng nhiều màu khác. Hƣớng tới đối tƣợng công chúng là những ngƣời đam mê công nghệ và kỹ thuật tin học - là những thứ luôn đổi mới, có vẻ LBVMVT thấy không cần thiết phải đầu tƣ vào một ấn phẩm màu mè gây tốn kém ngân sách cho độc giả. Mặc dù vậy, cách thiết kế trình bày của LBVMVT cũng có sức hấp dẫn đặc biệt. Hình thức của LBVMVT có sự phân tầng thông tin khá rõ, nên mặc dù có rất nhiều tin bài trong một số báo, nhƣng sự sắp xếp và đặt để vị trí của các tin bài này rất hợp lý khiến cho trang báo nhìn không bị rối. Đặc biệt, loại hình in ấn 2 màu của báo mặc dù không đẹp về màu sắc nhƣng về mặt nào đó lại giúp ích cho việc đọc. Nó làm ngƣời đọc chú tâm đến việc “đọc” hơn là việc “xem” hình ảnh hoặc trang trí không cần thiết.

SGGPTB mặc dù số lƣợng phát hành còn khiêm tốn, nhƣng cũng cố gắng tiếp cận độc giả offline qua chủ đề Blog và mạng xã hội (Social Network). Hình thức trình bày của SGGPTB khá thoáng với nhiều khoảng trắng có chủ định, một số chuyên trang có định dạng độc đáo dễ nhận ra. Màu sắc cũng thuộc loại trang nhã, bố cục thay đổi nhiều sáng tạo nhƣng nghiêng về cách trang trí truyền thống với cách bố cục khá tùy hứng, nhiều chi tiết tỉ mỉ.

DNSGCT nhƣ tên gọi của nó, hƣớng tới lớp độc giả là doanh nhân nên nội dung có chủ đề rõ rệt là phục vụ cho việc làm ăn kinh tế. Chính nội dung này cộng với đối tƣợng độc giả là những ngƣời tính toán công việc theo cách thiết thực nên cách trình bày báo cũng nghiêng về khuynh hƣớng chân phƣơng, bố cục cân xứng, cách sử dụng font chữ cũng hƣớng tới sự nghiêm túc. Các lời dẫn đều dùng cùng một loại font chữ cũng nhƣ kiểu loại chữ in hoa. Mặc dù DNSGCT dùng khổ báo loại vừa (A3) nhƣng lại sử dụng cỡ chữ chính văn hơi nhỏ (cỡ 10). Cỡ chữ nhỏ hơi khó đọc nhƣng bù lại nó tạo mảng khối rõ rệt giúp cho họa sĩ thiết kế trình bày dễ phân tầng thông tin, giúp độc giả dễ dàng tìm kiếm thông tin cần thiết [Phụ lục 31].

Nội dung và hình thức của 5 phụ trƣơng vừa nêu đều có một phong cách riêng khó trộn lẫn, tuy nhiên chúng vẫn có nét chung ở chỗ phải luôn đổi mới, sáng tạo để tồn tại trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt. Nhà báo Nguyễn Duy Hiên, Thƣ ký tòa soạn tạp chí Sài Gòn đầu tƣ và xây dựng cho rằng, có khá nhiều báo chí phía Nam phải tự cân đối thu chi, không dùng đến tiền ngân sách nên phải cạnh tranh rất cao để tồn tại. Hình thức cạnh tranh tập trung ở việc thực hiện ma-két hình thức thật bắt mắt, nội dung thông tin đi sát với cuộc sống năng động, luôn đổi mới. Vì vậy, báo chí phía Nam có lƣợng phát hành lớn và địa bàn phát hành càng lúc càng vƣơn xa. Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó ban Tuần san SGGPTB nhận xét, SGGPTB tiêu thụ tốt ở thị trƣờng thành phố và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, còn báo Phụ nữ, Tuổi trẻ vƣơn xa đến miền Trung và tận Hà Nội. Ông Quốc Anh cho biết thêm, ngoài nội dung tốt, ma- két hình thức của báo phía Nam có sự cân bằng hợp lý giữa hình ảnh và chữ, phong cách thoáng, bố trí khoa học, mang dáng dấp hiện đại. Ma-két báo khu vực miền Trung không có dấu ấn đáng kể. Báo phía Bắc ít đổi mới, ma-két hình thức còn theo kiểu cổ điển: chữ nhiều hình ít, màu sắc đơn điệu, cách bố cục hơi khô khan và ít thay đổi. Tuy nhiên, báo phía Bắc lại sống tốt ở thành phố Hồ Chí Minh theo cách “nhƣợng quyền”. Đó là, mặc dù cơ quan chủ quản ở Hà Nội, nhƣng mảng nhân sự thực hiện ma-két nhƣ giám đốc sáng tạo, nhân viên thiết kế, trình bày hay mảng tiếp thị quảng cáo, phát hành... thƣờng giao cho ngƣời ở thành phố Hồ Chí Minh đảm nhiệm. Nhờ nhắm vào ƣu thế thị trƣờng lớn tại thành phố Hồ Chí Minh cộng với “gu” thẩm mỹ phù hợp với con ngƣời ở đây, báo phía Bắc đã có chiều hƣớng phát triển trong thời điểm hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ƣu điểm của ma-két báo thành phố Hồ Chí Minh là có nhiều hình ảnh và tranh minh họa, trong đó có biếm họa. Phụ trƣơng Tuổi trẻ cƣời là tờ báo duy nhất của thành

phố Hồ Chí Minh và cũng là của cả nƣớc có rất nhiều biếm họa đặc sắc, góp phần phê phán cái xấu, định hƣớng dƣ luận và có tiếng vang quốc tế (1).

Nhìn chung, nội dung của các bài viết cộng với đặc thù của đối tƣợng độc giả chính là yếu tố ảnh hƣởng mạnh đến phong cách trình bày chung của các phụ trƣơng ở thành phố Hồ Chí Minh. Những bài viết có tính nghiên cứu, phân tích khoa học thƣờng đƣợc thể hiện bằng lối trình bày chân phƣơng, đơn giản nhƣng có tính liên kết hệ thống cao. Những bài viết có tính chỉ dẫn, giải trí thƣờng thể hiện bằng lối trình bày nhiều màu sắc, font chữ bay bƣớm, hình ảnh trang trí đẹp mắt. Tuy nhiên tất cả đều có điểm tƣơng đồng là việc thiết kế rất khoa học và chuyên nghiệp. Sự chuyên nghiệp này thể hiện ở chỗ hình thức các chuyên trang đƣợc bố cục hợp lý, có sự nghiên cứu tỉ mỉ để hình thành các định dạng mẫu (style) nhƣ đã đề cập ở phần trên. Các định dạng mẫu này sẽ đƣợc duy trì trong thời gian đủ dài để độc giả quen với vị trí cũng nhƣ hình thức mà những tín hiệu thị giác trong chuyên trang mang lại. Điều này góp phần tạo ra phong cách riêng của chuyên trang cũng nhƣ góp phần vào phong cách chung của toàn bộ phụ trƣơng. Trong thực tế, việc áp dụng các định dạng mẫu (style) trong các chuyên trang khiến cho ở đây hình thức định dạng trở thành yếu tố quy định lại cho nội dung. Các định dạng trang trong chừng mực nhất định trở thành một thứ khuôn đúc mà ở đó chỉ chứa đựng đƣợc một số từ hoặc hình ảnh nằm trong diện tích nhất định. Các bài viết vì thế phải áp dụng chế độ “gọt chân cho vừa giày”, nghĩa là phải thêm bớt thế nào đó sao cho số lƣợng từ hoặc hình ảnh đƣa vào sẽ vừa vặn với chỗ trống đã quy định sẵn, không hơn, không kém. Vấn đề cần suy xét chính là ở chỗ chất lƣợng của các định dạng mẫu của trang thiết kế. Nếu họa sĩ thiết kế tạo đƣợc định dạng mẫu tốt, ngƣời trình bày sẽ dựa vào đó để thể hiện sự sáng tạo trong chừng mực có thể nhƣ thay

(1) Mới đây (tháng6/2010), nữ sinh viên Việt Nam Đặng Nguyễn Đoan Thục đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ quốc gia ngôn ngữ học (le diplome national de doctor en linguistique) của Đại học Rouen, Pháp với đề tài Tranh biếm họa trong báo chí Pháp và Việt Nam. Phƣơng pháp so sánh giữa hai tờ báo tiêu biểu Canard Enchaine (Con Vịt Buộc) và Tuổi Trẻ Cười (Le dessin de presse en France et au VietNam. Approche comparative du Canard

đổi font chữ, màu sắc, chọn hình ảnh và cắt cúp cho phù hợp… để tạo ra đƣợc ấn phẩm có phong cách độc đáo, mang tính thẩm mỹ cao.

Ma-két phụ trƣơng ở thành phố Hồ Chí Minh tuy có nhiều ƣu điểm nhƣng những ma-két báo chí tốt chỉ tập trung ở một số báo lớn, có thƣơng hiệu nhƣ phụ trƣơng của báo Tuổi trẻ, Phụ nữ, Doanh nhân Sài Gòn, Khoa học phổ thông…Ở các báo nhỏ, tòa soạn thƣờng chƣa có quan điểm đúng mực về cách thiết kế dàn trang. Trong các tòa soạn này, ngƣời thiết kế dàn trang ma-két báo đƣợc gọi là họa sĩ trình bày. Có vẻ nhƣ ở đây, tên gọi này hàm ý công việc của ngƣời thiết kế chỉ nhằm làm đẹp tờ báo mà thôi vì trên thực tế, các tòa soạn đều tuyển chọn những ngƣời tốt nghiệp mỹ thuật, kiến trúc hay chế bản – in ấn và cả ở ngành công nghệ thông tin (không am tƣờng nghiệp vụ báo chí) vào làm ma-két tại tòa soạn. Những ngƣời này thƣờng không có vai trò gì đối với nội dung. Bằng chứng là qua khảo sát thực tế [phụ lục 1-4, phỏng vấn] hầu nhƣ các họa sĩ trình bày báo không đọc nội dung thông tin mà chỉ đơn thuần chú ý làm đẹp tờ báo mà thôi. Thực tế cũng cho thấy, chính những quan điểm của tòa soạn cho rằng họa sĩ trình bày báo chỉ cần đơn thuần làm đẹp ma-két đã dẫn đến phong cách chung của khá nhiều tờ báo, nhất là các báo địa phƣơng là chƣa đi vào trọng tâm

“đảm bảo được mục đích chuyển tải thông tin đến với độc giả và thu hút sự quan tâm của họ bằng những nguyên tắc cơ bản của cách trình bày những tầng lớp thông tin, ảnh minh họa và tông màu chủ đạo” [10]. Thời gian gần đây, qua các lớp học nâng cao nghiệp vụ thiết kế và trình bày báo do Thụy Điển tài trợ, các quan điểm hiện đại về thiết kế, trình bày báo đã đƣợc nhiều tòa soạn báo chí lớn ở thành phố Hồ Chí Minh tiếp thu và vận dụng hiệu quả vào việc làm ma-két. Tuy nhiên, ở nhiều báo nhỏ, số lƣợng ma-két báo làm theo quan điểm mới vẫn còn rất hạn chế và tình trạng “thiếu hiểu biết” về thiết kế ma-két báo theo quan điểm hiện đại chƣa biết khi nào mới đƣợc khắc phục triệt để.

Trong góc nhìn khác, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh, qua thống kê toàn bộ nhân sự của báo chí thành phố [Phụ lục 6] đã không có lấy một

dòng nhắc đến “họa sĩ trình bày”. Điều này cho thấy, trong con mắt của nhà quản lý, vị trí của họa sĩ trình bày còn chƣa đƣợc nhìn nhận đúng mức.

Tiểu kết chƣơng 2.

Trong chƣơng 2, chúng tôi đã chú ý nêu lên thực trạng quản lý nhà nƣớc về báo chí để có thể thấy rõ sự phân cấp và mô hình hoạt động của báo chí nói chung và phụ trƣơng nói riêng. Chính cơ chế quản lý trong đó có cơ chế cấp giấy phép hoạt động cho phụ trƣơng đã tạo ra “độ chênh” giữa 2 loại hình báo và tạp chí mà chúng tôi đã đề cập. Chúng tôi cũng đã xét đến khía cạnh nội dung thông tin của phụ trƣơng với khuynh hƣớng thiên về nội dung chỉ dẫn giải trí. Khuynh hƣớng này đã quy định cách thức thiết kế trình bày phụ trƣơng phù hợp với quy luật nội dung nào hình thức đó,

đồng thời cũng quyết định xu hƣớng phát triển của phụ trƣơng là khá giống với mô hình của các tạp chí chỉ dẫn giải trí.

Nội dung chủ yếu ở chƣơng 2 chúng tôi dành cho việc phân tích cụ thể các yếu tố hình thức của những phụ trƣơng tiêu biểu ở thành phố Hồ Chí Minh. Từ khổ báo, măng sét cho đến bố cục bìa và bố cục các trang trong bao gồm nhiều yếu tố nhƣ hệ thống chuyên trang, tít tựa, lời dẫn, ảnh, chú thích… Đặc biệt chúng tôi cũng chú ý đến yếu tố “khoảng trắng” là yếu tố ít thấy các tài liệu nghiệp vụ báo chí đề cập đến. Tất cả các yếu tố hình thức của ma-két mà chúng tôi đề cập đến không ngoài mục đích nhằm nhận diện đƣợc một số đặc điểm chung của phụ trƣơng ở thành phố Hồ Chí Minh, làm cơ sở cho việc đƣa ra những kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng phụ trƣơng ở thành phố này.

Chƣơng 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THIẾT KẾ MAKÉT PHỤ TRƢƠNG BÁO IN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Ma két phụ trương báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn lý luận và thực tiễn (Trang 62 - 68)