Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MAKÉT BÁO IN
3.1. Những vấn đề đặt ra hiện nay:
Nhƣ đã đề cập ở phần mở đầu, hiện nay môi trƣờng truyền thông ở nƣớc ta đã hòa vào dòng chảy thông tin thế giới đầy sôi động. Nƣớc ta đã dung nạp nhiều loại hình truyền thông mới ra đời và liên tục đƣợc cải tiến. Từ các báo mạng chính quy và nghiệp dƣ trong nƣớc đến những trang thông tin điện tử, blog, báo mạng nƣớc ngoài; từ mạng lƣới phát thanh truyền hình truyền thống đến các hình thức phát thanh-truyền hình tích hợp với mạng internet; từ việc nghe nhìn theo công nghệ phẳng 2D chuyển sang mô hình 3D... Tất cả các loại hình báo chí và truyền thông vừa nêu đã tham gia vào cuộc cạnh tranh thị phần một cách khốc liệt. Trong bối cảnh đó, báo in cùng lúc phải đƣơng đầu với nhiều thách thức mà một trong những thách thức lớn nhất là sự phát triển nhanh chóng của báo điện tử.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, các báo điện tử với ƣu thế hội tụ truyền thông đã dần thay đổi cách đọc báo của lớp ngƣời trẻ. Chỉ cần vào mạng trong thời gian ngắn, họ đã có thể lƣớt qua rất nhiều tờ báo để đọc tin và xem các clip video/audio với những thông tin mới nhất, đƣợc cập nhật liên tục đến từng phút – điều mà báo in không bao giờ có thể làm đƣợc. Thậm chí, có nhiều website đã trích xuất và phân loại sẵn thông tin rồi gửi đến điện thoại di động của từng cá nhân. Những tiện ích vừa nêu lại đƣợc “khuyến mãi” miễn phí, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin trên mạng.
Vì vậy, thời gian gần đây Internet đã chiếm ngôi đầu bảng so với báo giấy và phát thanh. Trong một khảo sát thị trƣờng về xu hƣớng ngƣời sử dụng Internet tại Việt Nam (Net Index 2011) do Yahoo! và Hãng nghiên cứu thị trƣờng Kantar Media công bố ngày 3-8-2011. Kết quả cho thấy, việc lựa chọn sử dụng Internet hằng ngày đã vƣợt
qua radio (23%) và báo giấy (40%) để trở thành phƣơng tiện thông tin đƣợc sử dụng phổ biến tại Việt Nam với tỉ lệ là 42% (1).
Trong một góc nhìn khác, ở Việt Nam các cơ quan báo chí đều đƣợc quản lý bởi cơ quan chủ quản là cơ quan nhà nƣớc. Chính vì vậy, nhiều thông tin mang tính chất nhạy cảm đối với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội,… của đất nƣớc không thể đăng tải một cách tùy tiện mà phải cân nhắc, lựa chọn, sao cho khi thông tin phải mang lại lợi ích tối đa cho đất nƣớc. Đôi khi sự cẩn trọng quá mức dẫn đến việc làm chậm thông tin, làm các báo Việt Nam phần nào mất đi độ nóng của tin tức và sự hấp dẫn trong chiều sâu truyền thông. Trong cuộc họp tổng kết hoạt động báo chí năm 2009 tại Cần Thơ do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, với thành phần tham dự gồm lãnh đạo các cơ quan báo chí cả nƣớc, Tổng biên tập báo Tuổi trẻ đã thẳng thắn có ý kiến về vấn đề này. Ông cho biết, Báo Tuổi trẻ đã làm một cuộc điều tra xã hội học trên hàng trăm ngƣời về sự quan tâm của độc giả đối với những chủ đề thƣờng gặp trên báo hiện nay. Kết quả cho thấy, hầu hết những ngƣời đƣợc phỏng vấn đều cho rằng: “Hiện nay báo chí không có gì để đọc!? Có chăng chỉ là những tin tức liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu vật chất thông thƣờng của con ngƣời nhƣ ăn gì ngon? mặc gì là đẹp, là thời trang, là sành điệu… và chấm hết!”.
Việc ngƣời đọc bị “đói thông tin” và ngành báo chí bỏ trống một phần diễn đàn nhƣ vậy tạo ra một “độ trễ” khá lớn trong thông tin. Độ trễ thông tin “hấp dẫn” này thƣờng bị các báo mạng nƣớc ngoài có ngôn ngữ tiếng Việt khai thác, chiếm lĩnh, “định hƣớng” thông tin theo hƣớng có lợi cho họ. Mặt khác, do có truyền thống làm báo hàng trăm năm, các hãng truyền thông nƣớc ngoài có đầy đủ “chiêu” để dẫn dụ, lôi kéo ngƣời đọc vào cuộc chơi truyền thông. Các màn phỏng vấn nhân vật đối lập, các
(1)Khảo sát đƣợc thực hiện trực tiếp từ 1.500 ngƣời sử dụng Internet ở độ tuổi từ 15-54 tại khu vực nội thành của bốn thành phố chính gồm Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ. Nguồn: tuoitreonline ngày 4/8/2011.
nhà bất đồng chính kiến, các hé lộ bí mật trên Wikileaks…là những câu chuyện luôn hấp dẫn công chúng. Cuộc chơi này không chỉ có ở các báo điện tử mà còn có ở mảng báo in. Trên thị trƣờng báo chí thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thật dễ dàng tìm mua những tạp chí chỉ dẫn, giải trí nổi tiếng quốc tế có ngôn ngữ tiếng Việt nhƣ Elle, Cosmopolitan, Herworld, Yatch…Đây là những tờ báo hoạt động theo kiểu nhƣợng quyền thƣơng hiệu và núp bóng các cơ quan báo chí trong nƣớc để kinh doanh. Với kinh nghiệm làm việc dày dạn trong môi trƣờng cạnh tranh cao ở các nƣớc phát triển, các tờ báo này có ma-két thiết kế và dàn trang rất ấn tƣợng và bắt mắt. Nó còn đƣợc hỗ trợ bằng các chiến thuật marketing, các chiêu khuyến mãi trong phân phối, phát hành... tạo ra vật cản sừng sững trƣớc mắt các cơ quan báo chí trong nƣớc.
Trong bối cảnh khó khăn nhƣ vậy, một số báo in Việt Nam đã tỏ ra đuối sức. Theo Sở thông tin và Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh, trong 6 tháng đầu năm 2011, đã có 2 tạp chí ở đây xin đình bản chính thức và vài tạp chí đang đứng trên bờ vực giải tán. Một số báo in trong đó có các phụ trƣơng có thƣơng hiệu cũng giảm số phát hành.
Vì vậy, đã có nhiều ý kiến cho rằng báo in sắp hết thời. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, các báo in ở các nƣớc có nền báo chí phát triển nhƣ Mỹ, Anh, Pháp... liên tục phá sản, đóng cửa hoặc chuyển sang hình thức truyền thông mới.
Tuy nhiên, nhìn vào lịch sử phát triển báo chí nói chung, chúng ta nhận thấy rằng báo chí vẫn tồn tại theo quá trình lịch sử tự nhiên. Báo in có truyền thống lâu đời và đã trải qua nhiều khủng hoảng. Từ lúc xuất hiện truyền hình, nhiều ngƣời cũng cho rằng báo in đã đến lúc cáo chung, nhƣng đến nay báo in vẫn cứ tồn tại. Về mặt khoa học có thể thấy rằng, mỗi loại hình báo chí có bản sắc riêng, không làm thay nhau đƣợc. Báo in sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển theo nhiều cách thức khác nhau.Vấn đề là để vƣợt qua khủng hoảng hiện nay, báo in sẽ làm gì để đối diện với những thách thức đã nêu?
Theo chúng tôi, việc đầu tiên báo in cần làm là đổi mới, cải tiến, đẩy mạnh ƣu thế của mình trong hình thức ma-két, dàn trang, in ấn. Cạnh đó, cần đầu tƣ cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về nghiệp vụ thiết kế, dàn trang theo đúng quan điểm báo chí.
Ngoài ra, lãnh đạo ngành báo chí nƣớc ta cần tạo điều kiện “cởi mở” hơn trong việc cung cấp nội dung thông tin cho sát hợp với thời đại, làm thế nào để trám bít những khoảng trống thông tin, cung cấp đầy đủ hơn cho độc giả những thông tin họ quan tâm kịp lúc, kịp thời. Về mặt kinh tế báo chí, nhà nƣớc cũng cần thông thoáng hơn trong việc cho báo chí tăng cƣờng lƣợng quảng cáo, giảm bớt các loại thuế…để các cơ quan báo chí có điều kiện cạnh tranh tốt hơn khi tham gia nền kinh tế thị trƣờng.