Bố cục trang báo

Một phần của tài liệu Ma két phụ trương báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn lý luận và thực tiễn (Trang 47 - 62)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MAKÉT BÁO IN

2.3.3.Bố cục trang báo

2.3. Sử dụng các yếu tố hình thức của ma-két trong phụ trƣơng và những yếu tố

2.3.3.Bố cục trang báo

* Bố cục bìa 1:

Khảo sát bìa 1 SGGP thứ bảy trong 3 năm (2008-2010) cho thấy, bìa 1 SGGP thứ bảy có phong cách khá giống kiểu dạng tạp chí chỉ dẫn, giải trí. Hình thức thƣờng thấy của bìa 1 bao gồm gồm 1 ảnh lớn chiếm toàn bộ diện tích bìa. Ảnh này nêu bật đƣợc chủ đề bên trong của báo, ngoài ra còn có các tít tựa bố trí rải rác quanh “nhân vật chính” của ảnh bìa. Nhân vật chính của ảnh bìa 1 thƣờng là ảnh chân dung các nghệ sĩ nổi tiếng trong các lĩnh vực nhƣ: ca nhạc, điện ảnh, sân khấu…(chiếm tỉ lệ khoảng 65% các ảnh). Ảnh bìa có chủ đề thời sự, xã hội nổi bật chỉ chiếm khoảng 17% [Phụ lục 12 – Phân tích cách sử dụng ảnh bìa trên phụ trƣơng SGTB].

Bìa 1 của Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần thƣờng sử dụng ảnh của doanh nhân hoặc nhân vật nổi tiếng trong xã hội. Phụ trƣơng PNCN trung thành nhân vật chính của bìa 1 là ảnh các ngƣời đẹp, hoa hậu… Phụ trƣơng SGTB chú ý lăng xê các ngƣời đẹp “tuổi teen”. Tờ TTCT, DNSGCT có ảnh bìa đa dạng hơn, bao gồm các hình ảnh thời sự đáng quan tâm trong tuần hoặc các ảnh đồ họa nêu bật nội dung chính của kỳ xuất bản báo.

Từ năm 2010, TTCT có xu hƣớng mới trong thiết kế bìa 1. Theo đó, thay vì bố trí rải rác các tít tựa xung quanh nhân vật chính trong ảnh nền nhƣ thƣờng thấy trƣớc đây, thì nay các tít tựa này lại đƣợc tập trung thành 3 mảng có dạng mũi tên nằm sát phía dƣới của bìa 1. Việc quy hoạch, khoanh vùng tít tựa nhƣ vậy tạo ra một hình ảnh có vẻ thống nhất hơn so với cách bố trí ngẫu nhiên. Với thời gian, khi độc giả đã quen

mắt với cách bố trí bìa 1 nhƣ vậy thì hình ảnh này dễ trở thành nét độc đáo, tạo phong cách riêng cho tờ phụ trƣơng sử dụng nó.

Các phụ trƣơng thƣờng sử dụng một ảnh chân dung lớn cho bìa 1 với cách thể hiện ảnh khá đa dạng. Cách thứ nhất là sử dụng ảnh nguyên gốc không chỉnh sửa hoặc nếu có thì chỉ xử lý ở mức độ tinh chỉnh nhƣ can thiệp vào độ sáng tối (brightness), độ tƣơng phản (contrast), độ phân giải (dpi)… Cách thứ hai là giữ lại ảnh nhân vật chính còn phông nền (background) thì “cắt” bỏ và thay bằng một nền mới hoặc một ảnh đã cắt phông khác ghép thêm cho phù hợp với chủ đề. Cách thứ ba là sáng tạo một ảnh đồ họa thể hiện chủ đề bằng cách vẽ tay. Những ảnh đồ họa tạo nét mới cho phong cách chung của phụ trƣơng thƣờng đƣợc dùng vào những dịp lễ tết, hoặc kỷ niệm quan trọng trong xã hội và chiếm số lƣợng không đáng kể [Phụ lục 12 – Phân tích cách sử dụng ảnh bìa trên phụ trƣơng SGTB].

* Bố cục bìa lót:

Do bìa một thƣờng chỉ giới thiệu đƣợc một số nội dung nhất định đáng chú ý của báo, nên trang đầu tiên phía trong của phụ trƣơng thƣờng đƣợc dùng để giới thiệu thêm các đề mục còn lại. Trang này thƣờng đƣợc gọi là bìa lót hoặc trang mục lục. Bìa lót thƣờng ghi rõ nội dung cần quản lý của Nhà nƣớc nhƣ tên tổng biên tập, phó TBT, thƣ ký tòa soạn, họa sĩ trình bày, địa chỉ nhà in, giấy phép xuất bản v.v…Bìa lót thƣờng ƣu tiên diện tích (khoảng 2/3) cho phần chữ giới thiệu tin bài bên trong và phần diện tích nhỏ hơn cho các ảnh “đinh” của một vài bài quan trọng. Bìa lót đôi khi cũng đƣợc dùng nhƣ trang quảng cáo thay cho bìa 1 (vốn không đƣợc phép quảng cáo), giúp tòa soạn có thêm nguồn thu đáng kể [Phụ lục 25].

Về mặt thẩm mỹ, bìa lót đƣợc coi nhƣ bộ mặt thứ hai của phụ trƣơng nên các phụ trƣơng đều cố gắng tạo ra phong cách riêng của bìa lót bằng nhiều hình thức khác nhau. Bìa lót TTCT và PNCN chừa khoảng một phần tƣ trang theo chiều ngang để làm khung quản lý, phần còn lại sử dụng một ảnh lớn chiếm gần phân nửa phía trên của trang báo, phía dƣới trang là tóm tắt các tựa bài và số trang. Bìa lót kiểu này tập trung

giới thiệu thêm đƣợc một chủ đề khác quan trọng mà bìa 1 không có chỗ giới thiệu hết. Chủ đề thể hiện bằng ảnh và thƣờng đƣợc tuyển chọn khá kỹ, có bố cục, màu sắc đẹp đồng thời chiếm diện tích khá lớn nên thu hút mạnh ánh nhìn ngƣời đọc.

Bìa lót SGGP thứ bảy cũng dành khoảng một phần tƣ trang theo chiều ngang cho khung quản lý, phần lớn diện tích còn lại là dành cho chữ giới thiệu tựa bài. Chỉ có một vài ảnh nhỏ phía trên. Bìa lót kiểu này có bố cục kiểu liệt kê, rời rạc ít gây ấn tƣợng.

Phụ trƣơng DNSGCT vì có nhiều trang (khoảng 100 trang) nên dành cho bìa lót đến 2 trang. Trang thứ nhất dành khoảng hơn phân nửa phía trên cho 6,7 ảnh nhỏ, phía dƣới mỗi ảnh là một đoạn văn bản tóm tắt, giới thiệu bài. Phần nửa trang bên dƣới chỉ toàn chữ gồm tên các chuyên trang, chuyên mục và chữ tựa bài. Trang thứ hai có bố cục tƣơng tự nhƣng phía dƣới cùng dành khoảng một phần năm trang cho khung quản lý. Do có diện tích lớn nên kiểu trình bày này cũng khá sinh động, bắt mắt.

Phụ trƣơng LBVMVT cùng với phụ trƣơng Echip của báo Vietnamnet là 2 trƣờng hợp khá hiếm của phụ trƣơng hiện nay lấy ruột làm bìa và bố cục bìa theo kiểu nhật báo, trên đó giới thiệu khá nhiều nội dung trang trong nên không có bìa lót.

* Bố cục trang trong:

Trong quyển The newspaper designer’s Handbook (Nxb. MacGraw-Hill, 8,1997) tác giả Tim Harrower cho rằng, trong việc thiết kế, trình bày báo, muốn đạt kết quả tốt cần phải chú ý những yếu tố nhƣ: cách trình bày tít tựa (tên bài báo); lời dẫn (quote, còn gọi là chapeau); ảnh, minh họa (photo); chú thích ảnh (cutline hay còn gọi là caption, legend); văn bản chính (body, paragraph text). Ngoài ra, thực tế cho thấy, những yếu tố nhƣ cách tổ chức chuyên trang, tỉ lệ giữa hình và chữ, màu sắc, khoảng trắng hay giấy cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến hình thức trình bày của báo [Phụ lục 26].

Các phụ trƣơng ở TP.HCM đều định hình một hệ thống chuyên trang mang tính chuyên nghiệp. Hệ thống này có mục đích tách các nội dung ra nhiều phần, nhiều cửa ở những trang khác nhau nhằm phục vụ cho nhiều đối tƣợng quan tâm tới những vấn đề khác biệt có thể tìm đến nội dung mình yêu thích một cách nhanh nhất. Mỗi chuyên trang có một “tít trang” tức tiêu đề riêng của trang. Trong chuyên trang có nhiều chuyên mục có nội dung mang tính chất chung của chuyên trang [Phụ lục 16 – Chuyên trang TTCT và DNSGCT].

b. Cách trình bày tít tựa, tiêu đề (title, headline)

Tít tựa là phần đóng vai trò rất quan trọng trong thiết kế trang báo. Nếu độc giả bỏ qua không đọc tít tựa thì cũng có nghĩa là họ sẽ không đọc trang báo. Vì vậy xu hƣớng báo chí hiện đại thƣờng đòi hỏi nhà thiết kế, trình bày báo có kỹ năng và nghiệp vụ về báo chí để có thể xử lý thêm về nội dung và hình thức tít tựa sao cho ấn tƣợng, thu hút bạn đọc. Đồng thời, tít tựa cũng phải phù hợp với không gian và màu sắc của trang thiết kế. “Hiệp hội thiết kế báo Quốc tế (địa chỉ web: www.sdn.com), đã nghiên cứu thói quen của độc giả khi họ đọc báo bằng cách cho độc giả đeo camera vào mắt và ghi lại mọi hình ảnh của mắt khi đọc báo. Kết quả họ thu đƣợc là có khoảng 75% độc giả nhìn vào trang báo theo thứ tự: ảnh - chú thích ảnh - tiêu đề - đoạn mở đầu - nội dung bài. Khoảng 56% độc giả nhìn theo thứ tự: tiêu đề - ảnh - chú thích ảnh - đoạn mở đầu - nội dung bài” [10, tr.55]. Kết quả này tạm gọi là “chu trình đọc” có tính chất phổ biến của một quy luật thị giác[Phụ lục 27].

Nhƣ vậy, có thể thấy trong chu trình đọc, tít tựa của bài viết là yếu tố rất quan trọng, chiếm sự chú ý khá đặc biệt của độc giả. Với sự chú ý của ngƣời đọc nhƣ vậy, việc trình bày tít tựa sao cho thu hút trở nên vô cùng quan trọng. Về nội dung, tít tựa phải thể hiện đƣợc nội dung cốt lõi của bài một cách cô đọng, ngắn gọn. Hình thức tít tựa phải tạo đƣợc điểm nhấn tƣơng phản với chữ chính văn để làm thế nào nổi bật, thu hút ánh nhìn của độc giả ngay từ giây phút đầu tiên.

Nội dung tít tựa các phụ trƣơng tiêu biểu ở thành phố Hồ Chí Minh thƣờng đƣợc cô đọng trong khoảng chỉ 7 đến 9 từ. Đây là lƣợng từ ngắn rất thích hợp cho họa sĩ trình bày tít tựa một cách chuyên nghiệp đồng thời ngƣời đọc dễ tiếp nhận thông tin cốt lõi trong thời gian vài giây ngắn ngủi.

Số lƣợng loại font chữ trong một tít tựa cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Theo phong cách trình bày báo truyền thống trƣớc đây, trong một tít tựa thƣờng có nhiều loại font chữ và đƣợc “tô” nhiều màu sắc khác nhau. Điều này tạo ra một kiểu cách sinh động nếu nhìn cục bộ trong từng bài viết, nhƣng lại tạo ra sự lộn xộn, thiếu nhất quán khi nhìn tổng thể, toàn cục. Theo cách trình bày hiện đại ngày nay ở các phụ trƣơng của thành phố Hồ Chí Minh, số lƣợng font chữ dùng trong tít tựa đƣợc hạn chế tối đa, chỉ trong khoảng 1 đến 2 loại. Màu sắc tít tựa thƣờng là màu đen trên nền giấy trắng (loại màu/nền có độ tƣơng phản cao nhất). Điển hình nhƣ TTCT ra ngày 29/5/2011 sử dụng đến 73% một loại font chữ không chân kiểu in hoa cho các tít tựa. Hoặc nhƣ DNSGCT sử dụng đến 71% loại chữ có chân (nét mảnh) cho các tít tựa dùng trong kỳ báo.

Để gây ấn tƣợng thị giác trực tiếp một cách mạnh mẽ và thu hút ngƣời đọc khi nhìn vào tít tựa, thủ pháp dùng sự tƣơng phản giữa 2 dạng chữ: Ba- tông (Sans serif - chữ không có chân) và Rô-manh (Serif - chữ có chân) để làm nổi bật tít tựa rất đƣợc ƣa chuộng [Phụ lục 15].

Trong thực tế, các phụ trƣơng ở thành phố Hồ Chí Minh đều dùng cả 2 dạng chữ có chân và không chân cho các tít tựa. TTCT có khuynh hƣớng dùng thống nhất một kiểu chữ không chân loại in hoa cho gần nhƣ tất cả các tựa. Theo khảo sát của chúng tôi, trong 30 bài viết của số báo ra ngày 29/5/2011, có tất cả 23 tựa bài (77%) dùng kiểu chữ không chân in hoa. Các chữ này gần nhƣ dùng một cỡ (size) font duy nhất có độ lớn 35. Cách dùng tít tựa kiểu này tạo ra hình ảnh chuyên nghiệp mang tính thống nhất cao trong toàn bộ số báo Tuy nhiên theo chúng tôi, việc dùng toàn chữ in hoa trong các tít tựa làm tốn diện tích trang báo, đồng thời cũng làm giảm đi ít nhiều tính

thẩm mỹ. Vì đặc tính của chữ in hoa là có các mảng khối dạng vuông vức, tạo cảm giác đơn điệu. Nếu dùng chữ in thƣờng, dạng mảng khối của tít tựa sẽ đa dạng hơn, chứa đựng yếu tố thẩm mỹ nhiều hơn, dễ nhận dạng hơn và chiếm ít diện tích trang giấy hơn (chứa đƣợc nhiều chữ hơn trên cùng một diện tích trang).

c. Lời dẫn (chapeau, quote)

Trong chu trình đọc chúng tôi đã đề cập, sau ảnh - chú thích ảnh và tít tựa thì thành phần quan trọng kế tiếp đƣợc ngƣời đọc chú ý trƣớc tiên chính là lời dẫn. Nếu bài viết không có lời dẫn, nhiều khả năng ngƣời đọc sẽ không xem nội dung của bài đó. Vì vậy, hầu hết các bài viết quan trọng thƣờng có lời dẫn đƣợc chọn lọc kỹ, trình bày nổi bật để gây chú ý với ngƣời đọc. Phụ trƣơng TTCT số ra ngày 12/6/2011 có 15 bài quan trọng. Các bài này đều có dung lƣợng 1 trang trở lên và đều có lời dẫn. Lời dẫn mang tính chất mời gọi ngƣời đọc trong thời gian một cái liếc mắt nên rất cần sự cô đọng. Số lƣợng từ trung bình của lời dẫn trong các bài viết quan trọng của TTCT ngày 12/6/2011 mà chúng tôi đếm đƣợc ở khoảng 87 từ, tƣơng đƣơng với 5 dòng văn bản. Đặc biệt chuyên mục Vấn đề và sự kiện của TTCT (trang 5 và trang 7) thƣờng xuyên có cột trích đoạn chiếm khoảng 1/3 trang theo chiều ngang. Trong cột này, TTCT đăng các trích đoạn gồm lời tuyên bố gây chú ý trong tuần của nhiều nhân vật có ảnh hƣởng trong xã hội. Điều thú vị là các trích đoạn này không phải của TTCT mà là của các báo khác, trong đó có cả báo in lẫn báo mạng, cả báo trong nƣớc và ngoài nƣớc, nhƣ: Tiền phong, Đất việt, VNExpress.net, Foreign Policy, Time, Telegraph… Trong các trích đoạn này thì lời dẫn gần nhƣ là nội dung chính, phần nội dung kèm theo chỉ có tác dụng nhƣ một chú giải thêm cho lời dẫn mà thôi. Trong thời buổi eo hẹp thời gian nhƣ hiện nay, các lời dẫn theo dạng này trở thành một loại thức ăn nhanh thật sự phù hợp với xã hội hiện đại.

d. Ảnh, chú thích ảnh

Trong việc thông tin, ảnh tĩnh có lợi thế truyền đạt tốt hơn văn bản vì ảnh tĩnh có thông điệp rõ ràng dễ nắm bắt, bố cục chặt chẽ, màu sắc trung thực. Ngƣời xem chỉ

cần một thời gian rất ngắn đã có thể nắm bắt đƣợc thông tin cốt lõi đƣợc chuyển tải trong ảnh thay vì mất thời gian đọc khá lâu để nắm bắt đƣợc những gì văn bản muốn thể hiện. Đặc biệt, với bạn đọc bình dân thì xu hƣớng xem ảnh thay vì đọc lại trở thành một tiện ích không thể thiếu. Gần đây, xu hƣớng tăng số lƣợng ảnh trong báo chí càng ngày càng thịnh hành. Trong “Phụ lục 2.6 – Tỉ lệ giữa chữ và hình” đã trình bày bên trên, chúng tôi nhận thấy trung bình phần ảnh so với chữ trên phụ trƣơng báo chí có thể chiếm tới 50% hoặc hơn nữa. Phụ trƣơng TTCT gần đây đã dành hẵn một chuyên trang cho phóng sự ảnh. Với kết cấu gồm một ảnh “đinh” mang thông điệp chính, một đoạn văn bản ngắn chú giải thêm về các chi tiết chung quanh đề tài, cách chụp ngƣời thật việc thật, đƣợc các phóng viên ảnh dày dạn kinh nghiệm “đứng trang”, các phóng sự ảnh luôn đƣợc ngƣời đọc đánh giá cao.

Trong thiết kế báo, ảnh là công cụ điều tiết diện tích trang rất hiệu quả. Nếu dƣ “đất”, chỉ việc kéo ảnh lớn ra. Nếu thiếu “đất” thì thu nhỏ ảnh lại. Nhƣng việc kéo ra, thu lại phải tiến hành tỉ lệ thuận đối với cả 2 cạnh của ảnh, nghĩa là nếu tăng/giảm kích thƣớc của cạnh ngang thì cũng phải tăng/giảm kích thƣớc của cạnh dọc, nếu chỉ tăng/giảm 1 cạnh đơn lẻ còn cạnh kia giữ nguyên thì sẽ làm cho ảnh bị méo mó, biến dạng. Trƣờng hợp 1 cạnh của ảnh đã chiếm hết một chiều của chỗ còn trống trên trang báo, nay muốn tăng/giảm kích thƣớc của cạnh còn lại thì chỉ còn cách cắt cúp bớt kích thƣớc của cạnh còn lại này. Hệ quả là, tuy ảnh không biến dạng nhƣng ảnh không thể giữ lại “tỉ lệ vàng” mặc định của khung hình mà máy ảnh đã ghi. Cách thức này dù khá “bất ổn” về mặt thẩm mỹ nhƣng lại tạo điều kiện tiện lợi, dễ dàng cho ngƣời thiết kế, dàn trang. Vì vậy, các phụ trƣơng khá thoải mái trong việc cắt cúp theo kiểu “tự phát” này. Trong một thống kê nhỏ thực hiện trên TTCT số ra ngày 12/6/2011, chúng tôi nhận thấy có tất cả 28 ảnh đƣợc sử dụng trong bố cục trang. Trong số này chỉ có 7 ảnh là còn giữ đƣợc tỉ lệ vàng theo mặc định, 21 ảnh còn lại (75%) đã bị xén bớt hoặc cạnh ngang hoặc cạnh dọc. Đặc biệt, trong phóng sự ảnh Ngọt đường thốt nốt trang 22 và 23, có tất cả 7 ảnh thì có đến 5 ảnh (71%) không còn giữ đƣợc tỉ lệ vàng .

Những “biến tấu” thƣờng thấy của ảnh là: ảnh nguyên gốc, ảnh cắt bỏ phông nền toàn bộ, ảnh cắt bỏ phông nền một phần, ảnh ghép, ảnh xoay, ảnh chuyển hệ (từ nhiều màu thành hệ màu trắng đen hoặc hệ màu Duotone)… Vì yêu cầu “làm đẹp”, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ma két phụ trương báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn lý luận và thực tiễn (Trang 47 - 62)