Khái quát về tình hình phát triển kinh tế-xã hội văn hóacủa Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 46 - 49)

phố Hà Nội.

2.1.1. Vị trí địa lý.

Thành phố Hà Nội hiện có 30 đơn vị hành chính, gồm 12 quận, 01 thị xã và 17 huyện, tổng diện tích là 3.358,9 km2. Dân số 8.2.15.000 người (năm 2018).

Hà Nội được hình thành từ châu thổ sông Hồng, địa hình khá đa dạng với núi thấp, đồi và đồng bằng. Trong đó phần lớn diện tích của thành phố là vùng đồng bằng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng dòng chảy của song Hồng. Hà Nội có mạng lưới dòng chảy tự nhiên khá dày đặc, mật độ đạt song Đuống, sông Cà Lồ, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét, sông Cầu Bây. Đặc biệt, Hà Nội còn có rất nhiều hồ, đầm tự nhiên vừa nhân tạo với tổng diện tích mặt nước hồ khoảng 3600ha.

Với đặc điểm địa hình vị, vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi, đây là vùng đất hội tụ của các cư dân cổ từ khá sớm. Đặc biệt sau thời kỳ biển tiến Flandrian, Hà Nội ngày càng là vùng đất màu mỡ, thích hợp cho các hoạt động kiếm sống, các cộng đồng cư dân đã dần chuyển xuống chiếm lĩnh, làm chủ vùng đất này. Họ lập làng xóm ngày một đông đúc và sau này thành các trung tâm văn hóa-chính trị lớn và thành kinh đô/thủ đô của chúng ta.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố Hà Nội.

Sau 10 năm thực hiện mở rộng địa giới hành chính, diện mạo đô thị Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực, kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định. Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí đầu tầu, là động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế cả nước.

Tăng trưởng kinh tế gấp 1,9 lần, FDI dẫn đầu. Trong 10 năm 2008 - 2018, kinh tế Hà Nội tăng trưởng bình quân 7,41%/năm, gấp gần 1,3 lần mức tăng bình quân chung cả nước là 6%; Quy mô GRDP năm 2017 đạt 519.568 tỷ đồng, gấp 1,9 lần so với năm 2008; GRDP bình quân đầu người theo đó tăng lên, năm 2017 đạt 86 triệu đồng (khoảng 3.910 USD/người), gấp 2,3 lần so với 1.697 USD/người vào năm 2008.

Đặc biệt, thu nhập của người nông dân đã tăng từ 13 triệu lên 38 triệu đồng/người/năm (khoảng 2,92 lần)...

Tổng mức bán lẻ tăng từ 132.837 tỷ lên 288.955 tỷ đồng (2,18 lần); Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 6,9 tỷ USD lên 11,78 tỷ USD (1,7 lần). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm. Các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao tiếp tục được phát triển.

Khách quốc tế từ 1,3 triệu lượt năm 2008 tăng lên 4,95 triệu lượt năm 2017 (tăng xấp xỉ 4 lần). Thị phần khách quốc tế tăng lên chiếm xấp xỉ 40% lượng khách cả nước. Hà Nội tiếp tục khẳng định là trung tâm du lịch, là nguồn phân phối du khách lớn của khu vực phía Bắc, cầu nối đưa khách du lịch trong ASEAN và các nước trong khu vực.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khả quan, đặc biệt nhờ cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, 7 tháng đầu năm 2018, Hà Nội vươn lên dẫn đầu cả nước về FDI. Số DN trên địa bàn không ngừng tăng lên. Tín dụng tăng trưởng tốt, bình quân hàng năm đạt khoảng 21,7%. Thu ngân sách giai đoạn 2008 - 2017 liên tục đạt và vượt dự toán, bình quân hàng năm tăng 12,69%/năm. Năm 2017, thu ngân sách ước thực hiện 212.276 tỷ đồng, gấp 2,93 lần năm 2008. Cân đối ngân sách luôn đảm bảo theo dự toán T.Ư và HĐND TP giao, góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Các chính sách, an sinh xã hội được đảm bảo. Tỷ lệ hộ nghèo của Hà Nội đã giảm từ 8,43% đầu năm 2009 xuống còn 1,69% cuối năm 2017; hiện nay trên địa bàn không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn. GD&ĐT được chú trọng đầu tư, chất lượng được giữ vững.

Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc gắn với phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có kinh tế du lịch là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Đây là nguồn lực tiềm năng của di sản văn hóa Việt Nam trong phát triển du lịch và một số định hướng để xử lý hợp lý, hài hòa mối quan hệ giữa di sản văn hóa với kinh tế du lịch nhằm khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa trong phát triển kinh tế du lịch tại các khu du lịch quốc gia.

Là quốc gia có hàng nghìn năm lịch sử dựng nước gắn với giữ nước, Việt Nam có hệ thống di sản văn hóa phong phú nổi tiếng. Giá trị văn hóa của các di tích lịch sử - văn hóa và lễ hội là nguồn lực sản phẩm văn hóa đặc thù - nguồn lực để khai thác phát triển du lịch. Từ nguồn lực di sản văn hóa này đã hình thành nên những khu du lịch quốc gia nổi tiếng.

Thời gian qua, một số tour với điểm đến là di tích và lễ hội đã góp phần nâng cao uy tín của các thương hiệu du lịch và sức hấp dẫn của địa phương, thu hút số lượng lớn du khách trong nước và quốc tế tham dự như: Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ), Lễ hội Tây Thiên (Vĩnh Phúc), Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh), Lễ hội Phủ Dày - Đền Trần (Nam Định), Lễ hội chùa Bái Đính - danh thắng Tràng An (Ninh Bình), Lễ hội bà Chúa Xứ (An Giang)… Thông qua các tour đã thu hút được đông đảo du khách các tỉnh, thành phố trong cả nước và nước ngoài đến giao lưu nghiên cứu, tìm hiểu mở ra triển vọng tích cực phục vụ nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn mỗi địa phương, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng các sản phẩm du lịch của Việt Nam, tạo việc làm, tăng thu nhập cho cư dân địa phương, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của di sản, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việc khai thác thế mạnh của du lịch đã góp phần tôn vinh, quảng bá di sản văn hoá dân tộc, tạo điều kiện để các di sản văn hóa dân tộc được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa thế giới: Quần thể di tích Huế (1993), Khu phố cổ Hội An (1999), Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội (3/7/2010), Thành nhà Hồ (27/6/2011), Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên (15/11/2005), Dân ca

quan họ Bắc Ninh (30/9/2009), Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ (6/12/2012), Di sản hỗn hợp Quần thể danh thắng Tràng An (23/6/2014)...

Phát triển du lịch tại các khu du lịch quốc gia đã góp phần thúc đẩy du lịch Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh và những giá trị của di sản văn hóa tới nhân loại. Bên cạnh đó, du lịch còn tham gia vào hoạt động bảo tồn chính những giá trị văn hóa truyền thống. Trong thực tế, nguồn kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa từ ngân sách nhà nước và hợp tác quốc tế thường rất hạn hẹp. Nguồn kinh phí thu được từ du lịch quay trở lại đầu tư một phần cho di sản như việc tôn tạo, tu bổ, gìn giữ và phát huy thêm những giá trị của di sản văn hóa là rất lớn.

Như vậy, có thể thấy mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa di sản văn hóa với hoạt động phát triển du lịch. Đây là mối quan hệ tương tác rất biện chứng cần được nhìn nhận một cách khách quan và đầy đủ để xây dựng định hướng khai thác có hiệu quả các giá trị di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch và xây dựng các chính sách phù hợp để du lịch có thể có những đóng góp tích cực và trách nhiệm nhất cho hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa.

Trong những năm qua, những di tích khảo cổ được phát hiện rất nhiều.Việc đánh giá và xác định giá trị của từng di tích khảo cổ trong không gian văn hóa Hà Nội là một công việc có tầm quan trọng đặc biệt.Trước hết, đó là cơ sở để hệ thống hóa các tư liệu khảo cổ học.Thứ hai, đó là cơ sở để gìn giữ và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc trên địa bàn.Đánh giá đúng giá trị của từng di tích là cơ sở kết hợp văn hóa với du lịch, xây dựng các trọng điểm du lịch nhằm thực hiện mục tiêu kết hợp văn hóa với phát triển kinh tế-xã hội. Nghiên cứu, đánh giá giá trị của toàn bộ hệ thống các di tích này cũng nhằm, xây dựng cơ sở dữ liệu để bổ sung cho di sản văn hóa thủ đô Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)