1.4. Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sửvăn hóa
1.4.2. Ban hành và chỉ đạo thực hiện các chính sách bảo vệ và phát huy giá trị
Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá. Chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Nhà nước đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá. Luật Di sản văn hóa công khai thừa nhận và đặt hình thức sở hữu tư nhân về di sản văn hóa dưới sự bảo hộ của pháp luật. Đây là cơ sở quan trọng cho việc hình thành nhiều bộ sưu tập cổ vật có giá trị của tư nhân và hơn 30 bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam (Điều 5 và khoản 2, Điều 9 Luật Di sản văn hóa).
Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ các nghệ nhân có tài năng và đóng góp trong việc bảo trợ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể (Điều 26 Luật Di sản văn hóa) và đã được cụ thể hóa trong Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 về xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú.
Việt Nam trước đây đã triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về di sản văn hóa. Giai đoạn I từ 1994-2010 (Chương trình chống xuống cấp và tu bổ, tôn tạo di tích). Giai đoạn II từ 2011-2015 (Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa) trong đó có mục tiêu hỗ trợ, tu bổ, tôn tạo di tích và bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Với chương trình mục tiêu quốc gia nêu trên, chúng ta đã huy động được ba nguồn lực chính vào mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước, vốn huy động từ nguồn lực của cộng đồng và vốn hỗ trợ từ UNESCO và các tổ chức quốc tế. Đặc biệt, phải nhấn mạnh đến nguồn lực có chất lượng trí tuệ cao của các nhà khoa học trong nước tâm huyết với di sản văn hóa và các chuyên gia quốc tế có uy tín cao về chuyên ngành bảo tồn di sản văn hóa. Và Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất có ngày lễ tôn vinh di sản văn hóa với tên gọi “Ngày Di sản văn hóa dân tộc”, tổ chức vào ngày 23 tháng 11 hàng
năm. Đây là sự kiện văn hóa lớn của ngành di sản Việt Nam, được tổ c hức không chỉ ở Hà Nội mà còn diễn ra ở nhiều địa phương theo sáng kiến của các