Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về di tích lịch sửvăn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 34 - 36)

1.4. Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sửvăn hóa

1.4.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về di tích lịch sửvăn hóa

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về di sản văn hóa tương đối hoàn thiện, được quy định rõ ràng trong luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và các văn bản quy phạm pháp luật khác đã quy định:

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa.

Nghị định 79/2017/NĐ-CP ban hành ngày 17 tháng 7 năm 2017 quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Văn hóa, Thể thao, và Du lịch

Trình cấp có thẩm quyền thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Trình Thủ tướng Chính phủ việc xếp hạng và điều chỉnh khu vực bảo vệ đối với di tích quốc gia đặc biệt; việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận Di sản văn hóa và thiên nhiên tiêu biểu của Việt Nam là Di sản thế giới; việc công nhận bảo vật quốc gia và cho phép đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản và phương án xử lý đối với tài sản là di sản văn hóa theo quy định của pháp luật;

Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa sau khi được phê duyệt;

Thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch tổng thể di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có quy mô đầu tư lớn; Thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích quốc gia; thẩm định dự án tu bổ di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia; thẩm định dự án cải tạo, xây dựng công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt theo quy định của pháp luật;

Xếp hạng di tích quốc gia, bảo tàng hạng I, điều chỉnh khu vực bảo vệ đối với di tích quốc gia; đưa di sản văn hóa phi vật thể vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; giao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho bảo tàng nhà nước theo quy định của pháp luật; xác nhận điều kiện đối với việc thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành; thỏa thuận xếp hạng bảo tàng hạng II, hạng III theo quy định của pháp luật;

Cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ; cấp phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản; cấp phép cho người Việt Nam

định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam theo quy định của pháp luật;

Hướng dẫn thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật

Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa theo phân công của Chính phủ.

Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ trong việc phối hợp với Bộ VHTTDL để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa.

Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

Đối với cấp tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện QLNN về văn hóa nói chung, di tích lịch sử văn hóa nói riêng trên địa bàn.

Ở cấp huyện/quận, Phòng Văn hóa - Thông tin: Có chức năng tham mưu giúp UBND quận/huyện quản lý nhà nước về văn hóa, thông tin.

Phòng Văn hóa và Thông tin quận/huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện/ thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Thông tin và Truyền thông.

Ở cấp xã phường có công chức về văn hóa, xã hội, tham mưu cho UBND xã quản lý nhà nước đối với các di tích văn hóa trên địa bàn.Về tổ chức bộ máy QLNN về di sản văn hóa có thể khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa

QLNN về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội do Sở Văn hóa - Thể Thao tham mưu cho UBND TP. Hà Nội quản lý.

1.4.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di tích lịch sử văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)