Kinh nghiệm một số nước:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 37 - 40)

1.5. Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý nhà nước về di tích lịch sửvăn hóa

1.5.1. Kinh nghiệm một số nước:

1.5.1.1. Nước Anh

Nước Anh có bề dày kinh nghiệm bảo tồn các loại di sản, đặc biệt là di sản văn hóa lịch sử. Những thành quả lao động tiêu biểu của con người qua các thời kỳ đã được gìn giữ, bảo tồn, phát huy với tinh thần tự hào, trân trọng quá khứ và làm cho nó trở nên sống động trong cuộc sống hiện tại. Nước Anh đã đúc rút kinh nghiệm quý báu trong chính sách bảo tồn, phát huy di sản văn hóa. Cách quản lý di sản khá chặt chẽ, được phân cấp, phát huy tốt vai trò của Trung ương- địa phương. Nhà nước đóng vai trò hoạch định chính sách. Bộ Văn hóa, Truyền thông và Thể thao giữ vai trò chủ đạo trong xây dựng và phát triển văn hóa. [13,tr21]

Các cơ quan thực hiện hoạt động của chính quyền trung ương trong việc bảo vệ các di sản bao gồm: Cơ quan di sản ở Anh, cơ quan di sản Xcotlen, cơ quan công trình lịch sử xứ Wales và Cơ quan môi trường và di sản ở Bắc Aixolen. Các cơ quan này có trách nhiệm liên quan đến việc gìn giữ, bảo vệ và tu bổ, tòa nhà có tính lịch sử và khu vực bảo tồn. [12,tr73]

Năm 1998, ở Vương quốc Anh có khoảng 29.000 công trình tưởng niệm và 10.000 khu vực bảo tồn. Chính quyền địa phương ở Bắc Aixolen có trách nhiệm thành lập “các khu bảo tồn” tại địa điểm có các công trình đó.

Tháng 7/2003, Chính phủ công bố tài liệu Bảo vệ các giá trị lịch sử: Làm cho hệ thống làm việc tốt hơn. Tài liệu này xem xét lại hệ thống bảo vệ các giá trị lịch sử hiện có ở Anh và đề xuất thành lập một hệ thứ bậc thống nhất thay cho các chương trình bảo vệ có tính bắt buộc hoặc không mang tính bắt buộc [12,tr73]

Quỹ Di sản tưởng niệm quốc gia hỗ trợ tài chính cho việc mua, tu bổ và giữ gìn các tòa nhà, đất đai, các tác phẩm nghệ thuật và những vật phẩm khác có ý nghĩa quan trọng đối với di sản quốc gia. Một cơ quan độc lập, National Trust, có trách nhiệm quản lý hơn 240 tòa nhà lịch sử ở Anh để mở cửa cho công chúng tham quan. Cơ quan này có ngân sách hoạt động từ lệ phí của thành viên và thu nhập từ việc bán các sản phẩm, quà lưu niệm...Hiện tại ở Anh rất nhiều các tòa nhà lịch sử và công trình kiến trúc thuộc sở hữu tư nhân [12,tr74]

Bên cạnh việc đẩy mạnh xã hội hóa, có 400 tổ chức phi chính phủ ở lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa, khảo cổ...hoạt động khá sôi động, đồng hành cùng nhà nước. Cơ quan quản lý nhà nước thành lập hội đồng vùng và sẽ chuyển giao trách nhiệm của chính phủ trung ương cho các cơ quan; giao cho các địa phương và các gia đình quản lý các di sản văn hóa thế giới tại Anh quản lý. Với cách quản lý đó, chính phủ đã huy động sự tham gia của các địa phương, các doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng nhân đân trong việc bảo tồn di sản văn hóa.

1.5.1.2. Hàn Quốc

Hàn Quốc luôn nhận thức được tầm quan trọng của các di sản trên đất nước mình và không ngừng nỗ lực bảo vệ, nâng cao nhận thức về giá trị các di sản này. Mỗi di sản đều được Chính phủ xác định là tài sản và báu vật của quốc gia và địa phương. Chính phủ Hàn Quốc hiện đã và đang rất nỗ lực nâng cao vị thế và hình ảnh của Hàn Quốc như một phần của “Sáng kiến Xây dựng Thương hiệu Quốc gia” thông qua việc phát huy các di sản vật thể và phi vật thể.

Một trong những trách nhiệm chính của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch là bảo tồn di sản văn hoá quốc gia, chịu trách nhiệm về quản lý các tài sản văn hoá hiện có tại các công viên quốc gia của Hàn Quốc như đền, chùa, các công trình lớn về tự nhiên, các loài động vật đang gặp nguy hiểm…trong khi Bộ Quản lý Nhà nước và Tự trị địa phương chịu trách nhiệm về công tác bảo tồn các công viên này.

Chức năng bảo tồn di sản văn hóa như tu bổ các cung điện lịch sử được thực hiện bởi Cục Quản lý Tài sản Văn hoá. Các bộ phận bảo tàng trực thuộc cũng được thành lập tại các bảo tàng lớn của Hàn Quốc ở nước ngoài như Anh, Pháp, Nhật Bản, Mỹ..vv. Các tổ chức trực thuộc này do Hiệp hội Văn hoá và Nghệ thuật Hàn Quốc và Hội Bảo trợ ngành kinh tế tư nhân hỗ trợ về tài chính.

Bộ đã tiến hành sửa đổi Luật Công viên quốc gia vào năm 1996 để bảo vệ các công viên quốc gia khỏi những tác động từ các phương tiện giải trí và hoạt động thể thao.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giao Cục Quản lý Tài sản Văn hoá có nhiệm vụ chính trong việc thực hiện công tác bảo tồn di sản văn hoá và các hoạt động khác nhau như quản lý, nghiên cứu, khai quật, trùng tu các khu di tích văn hoá, hợp tác quốc tế về văn hóa. Đồng thời Cục Quản lý Tài sản Văn hóa cũng thực hiện chức năng công nhận các di sản văn hóa quốc gia.

Ở Hàn Quốc, mỗi vùng, miền đều có nét văn hóa riêng và thể hiện rõ nhất ở trong các lễ hội truyền thống. Vì thế, Hàn Quốc luôn có những gói du lịch đến với lễ hội truyền thống tùy theo từng vùng, từng mùa trong năm.

Ngoài ra, người Hàn Quốc còn giới thiệu các phong tục tập quán rất đặc trưng đến với du khách nước ngoài. Những phong tục tập quán này được giới thiệu đến du khách bằng một cách rất tự nhiên và thực tế, chẳng hạn khi giới thiệu về Phật giáo, về những ngôi chùa cổ, mời du khách đến thăm ngôi chùa đó, được nghe giảng đạo và ngủ đêm ở chùa. Cùng với đó, du khách sẽ tham gia các công việc của nhà chùa như quét sân, đi thăm quan những nơi ở, nơi ăn của sư sãi trong chùa, được xem những không gian tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt của người Hàn Quốc xưa… Qua những hoạt động này, du khách nước ngoài, đặc biệt là các bạn trẻ cảm nhận được rõ nét truyền thống của Hàn Quốc.

Hàn Quốc tổ chức định kỳ các sự kiện ở từng địa phương nhằm xúc tiến chương trình nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp xã hội, tạo điều kiện cho toàn dân hiểu về giá trị của đất nước mình để người dân thấm nhuần những gì mình đang có, tôn vinh và nghiêm khắc trong ứng xử với di sản của quốc gia. Các cuộc thi sáng tác, thi viết phóng sự các hoạt động liên quan đến công tác bảo tồn di sản được tổ chức thường xuyên... Nhiều hoạt động thực tế cũng như các bài giảng, đào tạo được đưa đến thanh niên, giúp cho họ hiểu được sự tuyệt vời và tầm quan trọng của di sản vật thể và phi vật thể của quốc gia và từ đó có ý thức tuyên truyền cho cộng đồng quốc

tế. Hầu như bất kỳ đại sứ quán nào của Hàn quốc trên thế giới cũng mang đậm tinh thần “Hàn Quốc và di sản Hàn Quốc”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)