Thực trạng các di tích lịch sửvăn hóa trên địa bànThành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 49 - 51)

2.2.1. Số lượng và loại hình các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố

Vài năm trở lại đây Thủ đô Hà Nội đã được mệnh danh là Thành phố di sản văn hóa. Quyết định số 5745/QĐ-UBND, ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành danh mục kiểm kê di tích, trên địa bàn thành phố.

Hà Nội hiện có 5.922 di tích lịch sử-văn hóa. Trong đó: + Di tích xếp hạng Di sản thế giới: 01 di tích

+ Di tích xếp hạng cấp Quốc gia 1.160 di tích + Di tích xếp hạng cấp Thành phố: 1.335 di tích + Di tích chưa xếp hạng: 3.359 di tích

Trong các di tích đó, gồm các loại hình: Di tích lịch sử, di tích kiến trúc - nghệ thuật, di tích khảo cổ, di tích danh lam thắng cảnh và gồm nhiều loại như: đình, đền, chùa, miếu, am, phủ, quán, hội quán, nhà thờ họ, thành quách, phố cổ, làng nghề... Hệ thống di tích nhiều về số lượng, phong phú đa dạng về loại hình; niên đại trải dài từ thời từ thời kỳ Bắc thuộc, Lý, Trần, Lê đến thời kỳ cách mạng kháng chiến sau này. Trong số đó có các di tích nổi tiếng như: Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Khu di tích Cổ Loa, đền Ngọc Sơn-Hồ Hoàn Kiếm, các di tích Tứ trấn, chùa Kim Liên, chùa Trấn Quốc, chùa Hương, chùa Tây Phương, chùa Thầy, chùa Đậu, đình Tây Đằng, đình Chu Quyến, Phố cổ Hà Nội, Làng cổ ở Đường Lâm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Thành cổ Sơn Tây, Ô Quan Chưởng và nhiều di tích quan trọng khác.

Trong số các di sản văn hóa Thế giới, di sản văn hóa phi vật thể đại điện của nhân loại, 01 Di sản văn hóa của thế giới- là di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long- Hà Nội (Vào lúc 20h30 ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương tại Brasil, tức 06h30 ngày 01/8/2010 theo giờ Việt Nam, Ủy ban di sản Thế giới đã thông qua Nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long- Hà Nội là Di sản Văn hóa thế giới. Đây là niềm tự hào của không chỉ riêng Hà Nội mà còn cúa cả đất nước Việt Nam), có 02 Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 01 Di sản văn hóa phi vật thể cần phải được bảo vệ khẩn cấp, 01 Di sản tư liệu thế giới theo Công ước của UNESCO năm 1972 về bảo tồn di sản văn hóa và di sản thiên nhiên Thế giới. Hà Nội là địa bàn được chọn là địa điểm của hầu hết các bảo tàng quốc gia. Cả nước hiện có 35 bảo tàng ngoài công lập thì trên địa bàn Hà Nội có 12, chiếm hơn 1/3 tổng số của bảo tàng ngoài công lập. Hà Nội có 12 hiện vật được Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia.

2.2.2. Về phân bố và thực trạng bảo quản

Các di tích được phân bố ở khắp 30 quận, huyện, thị xã, nhiều ít khác nhau, 02 địa phương trên 400 di tích (huyện Thường Tín 440 di tích, Ứng Hòa 433 di tích); huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Đông Anh, Phú Xuyên, Sóc Sơn hơn 300 di tích; Thị xã Sơn Tây, Thanh Oai, Gia Lâm, Hoài Đức, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thạch Thất trên 200 di tích; Quận Hà Đông, huyện Đan Phượng, Mê Linh, Phúc Thọ, Thanh Trì trên 100 di tích; Quận Ba Đình, Bắc-Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn

Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân dưới 100 di tích. Phạm vi, quy mô kiến trúc của các di tích cũng khác nhau.

Về thực trạng bảo quản: Theo phân loại sơ bộ ban đầu, trong số 5.922 di tích thì số lượng di tích có hạng mục chính xuống cấp được ghi nhận trong quá trình kiểm kê năm 2013-2015 (bao gồm di tích xếp hạng Quốc gia đặc biệt, cấp Quốc Gia, cấp tỉnh/thành phố và chưa xếp hạng) gồm: 727 di tích; trong đó di tích xuống cấp (Quốc gia đặc biệt, cấp Quốc Gia, cấp tỉnh/thành phố) là 448 di tích; di tích xuống cấp nặng, nghiêm trọng: 253 di tích.

Việc xuống cấp của di tích có nhiều nguyên nhân do yếu tố tự nhiên và xã hội, ngoài ra việc sử dụng di tích trong những năm 1960-1970 có một số ngôi đình làm kho, lớp học, nơi ở…, bên cạnh đó là ý thức của con người cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng của di tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 49 - 51)