Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 28 - 31)

1.4. Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sửvăn hóa

1.4.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di tích

hội quan tâm, trong đó ghi nhận những đóng góp rất lớn của cộng đồng. Với sự tham gia của cộng đồng, nhiều di tích đã được trùng tu, tu bổ tránh được sự hủy hoại của thiên nhiên, môi trường, đồng thời đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì cũng xuất hiện những hạn chế như: một bộ phận khác cũng vì không nhận thức được ý nghĩa và vai trò của các di tích văn hóa mà đã vô tình hay cố ý xâm phạm, làm hư hỏng hoặc thất truyền những di tích cha ông để lại xây dựng, tu bổ sai nguyên tắc, làm sai lệch giá trị của di tích. Điều này đã đặt ra cho các cơ quan quản lý nhiệm vụ định hướng, giám sát khi huy động các nguồn lực từ cộng đồng trong bảo vệ di tích lịch sử văn hóa.

Ý thức, trách nhiệm và sự tham gia tích cực của cộng đồng có vai trò quan trọng, hỗ trợ cho hoạt động QLNN về DTLSVH hiệu quả.

1.4. Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa

1.4.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di tích lịch sử văn hóa lịch sử văn hóa

Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật là chức năng rất quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước. Ban hành các văn bản pháp luật để tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan chức năng tiến hành các hoạt động quản lý DTLSVH, nhằm thực hiện hóa các yêu cầu, nhiệm vụ và mục tiêu đề ra trước đó, đưa các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển di tích lịch sử văn hóa vào đời sống.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao các giá trị di sản văn hóa dân tộc. Ngày 23 tháng 11 năm 1945, sau khi đất nước giành được độc lập, Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 65/SL “Ấn định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ Học viện” – Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc và cũng là tiền đề của ngày Di sản Văn hóa Việt Nam được tổ chức hàng năm.

Các văn kiện Đại hội Đảng III, IV, V xác định cách mạng tư tưởng văn hóa là một trong ba cuộc cách mạng phải tiến hành đồng thời (cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hóa). Hội nghị trung ương 5 khóa VIII cũng thông qua nghị quyết về “Xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trở thành tư tưởng chỉ đạo cơ bản trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam.

Năm 2001, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Di sản Văn hóa ngày 29/06/2001, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam. Ngày 11/11/2002, Chính phủ ban hành Nghị định 92/2002/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa 2001.

Luật Di sản Văn hóa đã được sửa đổi năm 2009 cho phù hợp với sự phát triển chung của đất nước. Ngày 21/09/2010, Chính phủ ban hành Nghị định 98/2010/NĐ- CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.

Ngoài ra, Chính phủ, Bộ VHTT&DL cũng đã ban hành nhiều văn bản QPPL khác như:

- Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sửvăn hóa, danh lam thắng cảnh.

- Nghị định số 61/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

- Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21/9/2017 quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên Thế giới ở Việt Nam

- Thông tư liên tịch 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy các giá trị di tích.

- Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Quảng cáo...

- Quyết định số 3456/QĐ-BVHTTDL ngày 13/10/2015 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

- Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ban hành quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ; Thông tư số 04/2010/TT- BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;

- Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia;

-Thông tư số 18/2010/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức và hoạt động của bảo tàng;

- Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh;

- Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật;

- Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;

- Thông tư số 19/2012/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định loại di vật, cổ vật không được mang ra nước ngoài;

- Thông tư số 20/2012/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về hồ sơ và thủ tục gửi, nhận gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

- Thông tư số 11/2013/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về sưu tầm hiện vật của bảo tàng công lập;

- Thông tư số 17/2013/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

- Quyết định số 6269/QĐ-UBND của UBND Thành phố ngày 16/11/2018, về việc “bổ sung kinh phí cho các huyện, thị xã để thực hiện tu sửa cấp thiết, chống xuống cấp di tích xếp hạng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018 (kèm theo danh mục 50 di tích được hỗ trợ trên địa bàn thành phố). Trong đó, giao:“Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm phối hợp với UBND các huyện, thị xã hướng dẫn tổ chức thực hiện tu sửa cấp thiết các di tích theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước”;

- Quyết định số 6269/QĐ-UBND ngày 16/11/2018 hướng dẫn các huyện, thị xã thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố về việc bổ sung kinh phí cho các huyện, thị xã để thực hiện tu sửa cấp thiết, chống xuống cấp di tích xếp hạng cấp Quốc gia, cách mạng kháng chiến trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018”. Trong đó: “Đề nghị UBND các huyện, thị xã có di tích được hỗ trợ tổ chức triển khai, thực hiện Quyết định số 6269/QĐ-UBND ngày 16/11/2018 của UBND thành phố Hà Nội theo đúng Luật Di sản văn hóa và Nghị định; Thông tư hiện hành”;

Các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành là căn cứ để các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về DTLSVH ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý cụ thể trên từng địa bàn.

Như vậy, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa là hoạt động quan trọng và cấp thiết để quản lý nhà nước về DTLSVH đạt được kết quả như mong đợi.

1.4.2. Ban hành và chỉ đạo thực hiện các chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)